TK 152 Tất cả các kho Từ ngày 1/01/2011 đến ngày 31/01/2011 STT Tên vật tư Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ Nhập trongkỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Cộng Lập biểu ngày…tháng…năm
Người lập biểu kế toán trưởng thủ trưởng đơn vị Đồng thời căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để phản ánh tổng trị giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho và phân bổ trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng thuận tiện cho việc theo dõi, theo mẫu biểu sau:
Trị giá NVL tồn đầu kỳ + trị giá NVL nhập trong kỳ Đơn giá bình quân =
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + số lượng NVL nhập trong kỳ Giá thực tế NVL xuất kho = Đơn giá bình quân * số lượng NVL xuất kho trong kỳ
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤTháng…năm… Tháng…năm… ST T Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK152 TK153 TK142 TK242 1 TK 621- chi phí NVLTT - phân xưởng (sản phẩm) …. 2 TK 627- chi phí sxc …. 3 TK 142- chi phí trả trước ngắn hạn ….. Cộng
Từ bảng phân bổ kế toán có thể xác định được tổng trị giá NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm là bao nhiêu.
4.3.3. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Mặc dù theo xu thế hiện nay các nhà kế toán thường không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất tuy nhiên hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương
Trong khi đó tiền lương của công nhân TTSX là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, nếu trong tháng công nhân nghỉ phép nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm sản xuất ra, tiền lương phải trả cho công nhân lại không thay đổi chính vì vậy nó sẽ làm tăng giá thành sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở đó theo em công ty vẫn nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân TTSX để tránh biến động giá thành sản phẩm.
Tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép.
Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Cách xác định như sau:
Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch của CNTTSX = tiền lương chính thực tế phải trả CNTT trong tháng * tỷ lệ trích trước.
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân:
Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sx =
Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm
x 100% Tổng tiền lương chính phải trả cho cnsx
theo kế hoạch trong năm Trong đó:
Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm = Số cnsx trong doanh nghiệp * mức lương bình quân 1 cnsx * Số ngày nghỉ phép thường niên 1 cnsx
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả. Để phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán sử dụng TK 335 – “chi phí phải trả”
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương cho CNTTSX” Nợ TK 622:
Có TK 335:
Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 335
Có TK 334
Đối với tiền lương của công nhân trong danh sách và ngoài danh sách thì kế toán nên hạch toán chi tiết cụ thể: đối với tiền lương công nhân trong danh sách kế toán sẽ phản ánh vào TK 3341 “phải trả công nhân viên trong danh sách”, TK 3348 “phải trả công nhân viên ngoài danh sách”.
Đối với cột tiền lương ở trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh của TK 622 kế toán nên tách riêng thành cột lương chính và lương phụ để thuận tiện cho việc theo
Chi phí khấu hao TSCĐ nằm trong chi phí sản xuất chung, là một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, vì vậy lựa chọn phương pháp khấu hao phản ánh đúng trị giá hao mòn của TSCĐ nhưng phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác tính giá thành được chính xác.
Để sản xuất ra bê tông thương phẩm thì cần phải có trạm trộn bê tông. Đây là loại TSCĐ có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, xác định được công suất thiết kế và tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra theo công suất thiết kế của nó, Trên cơ sở đó và dựa theo thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, theo em công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng cho loại TSCĐ này, phương pháp này phản ánh tương đối chính xác mức độ hao mòn TSCĐ do khai thác sử dụng…
Công thức tính như sau:
Mt = St * mo mo = NG/So
Trong đó:
NG: Nguyên giá của TSCĐ.
Mt: Mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ thứ t.
So: Tổng sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ.
St: Sản lượng thực tế mà TSCĐ sản xuất được trong kỳ thứ t. mo: mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm. t: số thứ tự kỳ khai thác sử dụng.
Ở đây, So biểu hiện thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, còn St phản ánh mức độ khai thác, sử dụng TSCĐ trong kỳ thứ t.
Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế, sau đó căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất,
doanh nghiệp xác định được số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
Ví dụ tính khấu hao của trạm trộn bê tông công suất thiết kế 60m3/h, với nguyên giá 3300 trđ. Tổng sản lượng theo công suất thực tế của TSCĐ này do phòng kinh tế xác định 600 000m3.
Căn cứ vào bảng khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 1 kế toán xác định được khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong tháng 1 là 5,363,6 m3
Cách tính như sau:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3 bê tông: mo = 3300 trđ / 600 000 m3 = 5500đ/m3
Từ đó ta xác định được mức trích khấu hao của trạm trộn bê tông trong tháng 1 như sau:
Mt = 5,363,6 * 5,500 = 29,461,300đ Tương tự đối với các tháng sau,
Khi công ty áp dụng phương pháp này thì việc lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ không theo phương pháp như khấu hao đường thẳng. Công ty phải thực hiện tính khấu hao từng tài sản sau đó tổng hợp chung cho toàn doanh nghiệp.
Đối với các khoản tiền điện, nước kế toán nên phản ánh vào chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài) theo đúng quyết định 15 để dễ theo dõi khoản mục này.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất bê tông thương phẩm tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội, em càng nhận thấy tầm quan trọng của nội dung công tác kế toán này. Đây là một trong những phần hành quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc quản lý
chặt chẽ những khoản chi, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Thời gian thực tập tại công ty tuy không nhiều nhưng đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với bản thân em nói riêng và đối với những sinh viên nói chung, giúp em nắm vững và hiểu sâu hơn những kiến thức đã học trên ghế nhà trường đồng thời vận dụng chúng vào thực tế, phục vụ tốt hơn cho công tác nghiệp vụ kế toán của bản thân sau này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như thời gian thực tập không dài nên bài viết mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.