Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất bê tông thương phẩm tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội (Trang 33)

Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ

Do đặc điểm sản phẩm là lớn, một cá nhân không thể hoàn thành được mà phải có sự hợp tác của một nhóm người. Vì vậy tại xí nghiệp lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp theo từng tổ sản xuất. Mỗi tổ lại đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Chính vì vậy mà công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp là hình thức lương khoán theo sản phẩm hình thức này phù hợp với loại hình sản xuất của công ty. Theo hình thức trả lương này xí nghiệp sẽ căn cứ vào công thực tế của từng công nhân và hệ số quy đổi của từng người, đồng thời căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành của từng tháng để tính ra đơn giá tiền lương, mỗi tổ sẽ có một đơn giá tiền lương riêng, từ đó kế toán sẽ tính được lương sản phẩm của từng người.

Lương sp = công quy đổi * đơn giá tiền công

Đơn giá tiền công sẽ phụ thuộc vào khối lượng của từng tháng, với mỗi mức khối lượng nhất định sẽ có một đơn giá riêng cho từng tổ.

Tổ chức chứng từ kế toán:

Hàng ngày tổ trưởng sản xuất sẽ chấm công cho công nhân viên tại tổ đội của mình vào bảng chấm công (phụ lục 3.9), báo cáo công việc hoàn thành và số lượng sản phẩm hoàn thành trên các phiếu báo cáo công việc. Tại các tổ đội sản xuất của công ty đều có bảng chấm công để theo dõi số ngày nghỉ việc có lý do số ngày nghỉ không lý do, số ngày nghỉ phép và số ngày làm việc của công nhân viên…

Định kỳ các báo cáo này sẽ chuyển lên cho kế toán tiền lương để làm căn cứ lập bảng tính lương cho nhân viên từng tổ đội sản xuất, kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công lập bảng thanh toán tiền lương, thưởng, và các khoản phải nộp, các khoản trích theo lương sau đó đưa cho kế toán trưởng xem xét, nếu duyệt kế toán trưởng lại đưa cho giám đốc kiểm tra và ký duyệt. Sau khi lập bảng thanh toán lương của từng tổ đội (phụ lục 3.10) kế toán sẽ tổng hợp tiền lương sau đó lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (phụ lục 3.11)

Tài khoản sử dụng: Theo quyết định 15 tại công ty để hạch toán chi phí nhân

công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 334, 3383, 3382…

Quy trình nhập dữ liệu:

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (phụ lục

3.11), kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán.

Từ màn hình giao diện, kế toán kick chuột vào mục “nhập chứng từ” chọn “chứng từ tiền lương” và điền đầy đủ vào các ô tương ứng trên máy với định khoản:

Phản ánh tổng tiền lương phải trả cho công nhân TTSX: Nợ TK 622

Có TK 334

Tại ô “số phát sinh” nhập số liệu 123,362,800 Sau đónhấn “ghi” để hoàn tất thao tác ghi số liệu vào máy.

Tiếp tục đối với Đối với các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thực hiện tương tự, định khoản trên máy như sau:

Phản ánh các khoản BHXH cho công nhân TTSX, định khoản trên máy ở ô tương ứng: TK nợ 622, TK có 3383 với số phát sinh kế toán nhập số liệu đã được tổng hợp trên bảng phân bổ tiền lương: 8,563,116.

Phản ánh các khoản BHYT cho công nhân TTSX, định khoản trên máy ở ô tương ứng: TK nợ 622, TK có 3384 với số phát sinh kế toán nhập số liệu đã được tổng hợp trên bảng phân bổ tiền lương: 1,605,584.

Phản ánh khoản BHTN cho công nhân TTSX, định khoản trên máy bằng cách nhập vào ô tương ứng TK nợ 622 và TK có 3389 với số phát sinh kế toán nhập số liệu: 535,195

Kinh phí công đoàn T1/2011, thực hiện tương tự định khoản Nợ TK 622,

Có TK 3382

với số phát sinh kế toán nhập số liệu 2,467,300

Sổ kế toán: Sau khi nhấn nút “ghi” hoàn thành quá trình nhập dữ liệu với phần

mềm kế toán đã được lập trình sẵn sẽ tự động chạy chương trình thực hiện các thao tác vào sổ nhật ký chung (phụ lục 3.6), sổ chi phí sản xuất kinh doanh – TK 622 (phụ lục 3.12) và sổ cái tài khoản 622 (phụ lục 3.13).

Nếu muốn xem sổ cái TK 622, từ màn hình giao diện trên, kế toán kick vào sổ sách kế toán, chọn sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung, sau đó chọn sổ cái tài khoản và thực hiện như xem sổ cái TK 621

Qua nghiên cứu em thấy công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNTTSX. Tuy nhiên ngày nay không chỉ có công ty mà thông thường xu thế của các nhà kế toán hiện nay là không trích trước tiền lương phép cho CNTTSX.

3.2.4.. Kế toán chi phí sản xuất chung:

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản

dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chính vì vậy để phản ánh đầy đủ và chi tiết hơn các nghiệp vụ phát sinh, thuận tiện cho việc quản lý chi phí, giúp cho việc theo dõi các đối tượng này được rõ ràng hơn nên tại xí nghiệp TK 627 được mở chi tiết như sau:

TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: chi phí vật liệu phân xưởng. TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất TK 6278: chi phí bằng tiền khác.

Do những TK này được hạch toán chi tiết nên xí nghiệp mở sổ cái cho những tài khoản chi tiết trên để dễ theo dõi.

3.2.4.1. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng:

Chi phí nhân viên phân xưởng ở xí nghiệp bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên sửa chữa máy… Công ty trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng theo công thời gian, dựa trên mức lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng sản xuất và hệ số lương. Cách tính lương này góp phần nâng cao trách nhiệm của người quản lý.

Quy trình nhập dữ liệu: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 1/2011 (phụ lục 3.11) kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán tương tự như kế toán chi phí NCTT theo nội dung chứng từ và ghi bút toán định khoản trên máy vào các ô tương ứng như sau:

Đối với tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, định khoản Nợ TK 6271, Có TK 334 với số phát sinh: 42,908,800

Đồng thời xác định được khoản trích BHXH cho nhân viên phân xưởng, Nợ TK 6271, Có TK 3383 với số phát sinh: 1,588,480

Phản ánh khoản BHYT cho công nhân TTSX, định khoản trên máy Nợ TK 6271, Có TK 3384 với số phát sinh kế toán nhập 297,840

Phản ánh khoản BHTN cho công nhân TTSX, định khoản trên máy Nợ TK 6271, Có TK 3389 với số phát sinh kế toán nhập 99,280.

Trích Kinh phí công đoàn cho nhân viên phân xưởng, định khoản trên máy Nợ TK 6271, Có TK 3382 với số phát sinh: 858,200

Sổ kế toán:

Sau khi nhập các dữ liệu trên vào máy, kế toán nhấn nút ghi để hoàn thành quá trình nhập dữ liệu, lúc này phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhập các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung (phụ lục 3.6), sổ cái TK 6271 (phụ lục 3.14). 3.2.4.2. Kế toán chi phí vật liệu phân xưởng.

Chi phí vật liệu phân xưởng gồm những chi phí vật liệu xuất dùng cho toàn phân xưởng. Ở xí nghiệp để có thể vận hành được máy móc thiết bị (máy trộn bê tông, xe vận chuyển bê tông) chủ yếu sử dụng nhiên liệu dầu.

Hàng ngày căn cứ vào các phiếu xuất dầu (phụ lục 3.15 và 3.16) kế toán tổng hợp số liệu và gửi lên phòng tài chính kế toán để tập hợp chi phí sản xuất.

Tài khoản sử dụng: Tại công ty để hạch toán chi phí vật liệu phân xưởng kế toán sử

dụng TK 6272 – chi phí vật liệu phân xưởng.

Quy trình nhập dữ liệu: Căn cứ vào phiếu xuất kho nhiên liệu dầu (phụ lục3.15 và 3.16), kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán và ghi các thông tin vào ô tương

ứng với bút toán định khoản:

Nợ TK 6272: 226,262,133

Có TK 1522: 226,262,133

Sổ kế toán: Sau khi hoàn tất thao tác nhập dữ liệu phần mềm kế toán sẽ tự động

chuyển dữ liệu ghi vào sổ nhật ký chung (phụ lục 3.6), sau đó vào sổ cái TK 6272

(phụ lục 3.17).

3.2.4.3. Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất.

Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng bao gồm những chi phí như: xuất kho cáp thép phục vụ cho trạm trộn...

Tại xí nghiệp để hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất, kế toán sử dụng TK 6273.

Quy trình nhập dữ liệu

Có TK 153: 6,495,000

Sổ kế toán:

Sau khi hoàn tất thao tác nhập dữ liệu phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển dữ liệu ghi vào sổ nhật ký chung sau (phụ lục 3.6) sau đó ghi vào sổ cái TK 6273 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(phụ lục 3.19).

3.2.4.4. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ.

Tất cả các TSCĐ trong xí nghiệp được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, mức khấu hao được phân bổ đều qua các năm cho nên tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, mức khấu hao xác định theo phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ trong các thời kỳ sử dụng khác nhau làm cho việc tính toán chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm chưa được chính xác.

Theo phương pháp này:

+ Số trích khấu hao trong một năm = NGTSCĐ/ số năm sử dụng.

+ Số trích khấu hao trong 1 tháng = Số trích khấu hao TSCĐ trong năm/12 tháng.

Tại xí nghiệp để hạch toán chi phí khấu hao dùng cho phân xưởng sản xuất kế toán sử dụng Tk 6274. Hàng tháng căn cứ vào bảng chi tiết khấu hao TSCĐ cho bộ phận sản xuất (phụ lục3.20), kế toán sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán và định khoản như sau:

Nợ TK 6274: 159,457,200 Có TK 214: 159,457,200

Sau khi hoàn tất thao tác nhập dữ liệu, với phần mềm kế toán đã được lập trình sẵn sẽ tự động cập nhập vào sổ nhật ký chung (phụ lục 3.6) và sổ cái của TK 6274 (phụ lục 3.21)

Ở xí nghiệp chi phí bằng tiền khác gồm: tiền khám xe VC, tiền kiểm định cân trạm trộn tiền điện nước, tiền vệ sinh...Để hạch toán chi phí bằng tiền khác, kế toán sử dụng TK 6278.

Sau khi nhận được các chứng từ như phiếu chi,... kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, ví dụ:

Căn cứ vào phiếu chi về thanh toán tiền kiểm định cân trạm trộn (phụ lục 3.22), kế vào phần nhập chứng từ, chọn phân hệ “vốn bằng tiền”/phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi vào các ô tương ứng và định khoản trên máy:

Nợ TK 6278: 3,181,818

Có TK 1111: 3,181,818

Tương tự với các bút toán định khoản khác, cuối tháng kế toán xác định được tổng chi phí bằng tiền khác là 125,498,338 để kết chuyển sang tài khoản 1542. Sau khi hoàn tất thao tác nhập dữ liệu, với phần mềm kế toán đã được lập trình sẵn sẽ tự động cập nhập vào sổ nhật ký chung (phụ lục 3.6) và sổ cái của TK 627.8 (phụ lục 3.23)

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất bê tông thương phẩm tại công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội (Trang 33)