7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Quy định về nguyên tắc và chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản
3.1.1.1. Quy định về nguyên tắc của hợp đồng mua bán tài sản
Khi các chủ thể tham gia vào HĐMBTS với mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; nhƣng tại một số điều luật việc sử dung thuật ngữ không thống nhất làm cho ngƣời đọc nhầm lẫn và không rõ vấn đề, làm cho nguyên tắc của HĐ không đƣợc bảo đảm. Ví dụ: Khoản 1 Điều 389 BLDS năm 2005 quy định “Tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội” và Khoản 1 Điều 652 BLDS năm 2005 quy định “Nội dung di chúc không trái pháp luật…”.
Để khắc phục điều này, theo chúng tôi nên sử dụng thống nhất thuật ngữ “không vi phạm quy định bắt buộc” trong các điều khoản nói trên. Cụ thể Khoản 2 Điều 122 BLDS năm 2005 nên đƣợc sửa lại là: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm quy định bắt buộc của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”.
Vi phạm các điều kiện tự nguyện trong xác lập HĐMBTS theo quy định tại các Điều 129, Điều 131, Điều 132 và Điều 133 của BLDS năm 2005 bao gồm các trƣờng hợp sau đây: HĐ giả tạo; HĐ xác lập trên cơ sở nhầm lẫn; HĐ do bị lừa dối, đe dọa và HĐ vô hiệu do ngƣời xác lập không nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình.
thấy BLDS Việt Nam hiện hành chƣa nhấn mạnh vào mức độ nghiêm trọng của sự nhầm lẫn dẫn đến sự vô hiệu của HĐ ở mức độ nào? và tính chất của nó ra sao? lỗi của bên tạo ra sự nhầm lẫn nhƣ thế nào?
Vì vậy, theo tác giả đoạn 1 Điều 131 BLDS năm 2005 nên đƣợc sửa là “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu trừ trƣờng hợp bên bị nhầm lẫn cẩu thả nghiêm trọng”.
Thứ hai, Điều 132 BLDS quy định về HĐ vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. Về vấn đề đe dọa không nên quy định quá chi tiết đối với ngƣời thân thích, làm thu hẹp đi những ngƣời đƣợc bảo vệ, đáng nhẽ ra đƣợc bảo vệ. Đồng thời trái với tính tự nguyên đƣợc quy định tai Điều 122 BLDS năm 2005. Theo chúng tôi sữa đoạn 3 Điều 122 BLDS năm 2005 thành: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc ngƣời thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của ngƣời khác”.
3.1.1.2. Quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản
Theo nguyên tắc tự do giao kết HĐ, chủ thể của HĐMBTS là ngƣời có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Ngƣời bán, ngƣời mua tự do chọn đối tác của mình để giao kết HĐ. Việc xác định năng lực của các chủ thể trong HĐMBTS là rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng tới hiệu lực của HĐ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn những điểm bất cập sau:
Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005, ngƣời xác lập, thực hiện HĐ dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trƣờng hợp cá nhân là ngƣời xác lập HĐ thì cá nhân đó phải là ngƣời có năng lực hành vi. Vì thế những HĐ dân sự do ngƣời mất năng lực hành vi, ngƣời không có năng lực hành vi xác lập, những HĐ dân sự do ngƣời chƣa thành niên, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi xác lập vƣợt quá khả năng của mình thì vô hiệu, việc pháp luật quy định nhƣ vậy là hết sức cần thiết. Đồng thời, để bảo vệ lợi ích của những ngƣời này trong các trƣờng hợp nêu trên, pháp luật quy định HĐMBTS của họ phải do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Ngoài ra pháp luật cũng quy định cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ có thể ủy quyền cho ngƣời khác xác lập, thực hiện HĐ vì lợi ích của mình (đại diện theo ủy quyền). Pháp nhân và các chủ thể còn lại của pháp luật dân sự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải thông qua vai trò của ngƣời đại diện.
Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 chỉ đề cập đến điều kiện về năng lực hành vi mà không đề cập đến điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể xác lập, thực hiện HĐ. Điều này dƣờng nhƣ mâu thuẫn với các quy định đƣợc ghi nhận tại chế định đại diện nói chung và chế định giám hộ nói riêng. Bởi với điều kiện “ngƣời tham gia giao dịch là ngƣời có năng lực hành vi” thì rõ ràng ngƣời đại diện, và ngƣời giám hộ trong hầu hết mọi trƣờng hợp đều đáp ứng đƣợc điều kiện này và vì thế HĐMBTS mà ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá thẩm quyền đại diện hoặc HĐ mà ngƣời giám hộ xác lập, thực hiện có đối tƣợng là tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ phải đƣợc xem là có hiệu lực. Những HĐ do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện sẽ vô hiệu nhƣng không phải vô hiệu do ngƣời đó không có năng lực hành vi mà do ngƣời này không có năng lực pháp luật đối với tài sản hoặc công việc là đối tƣợng của HĐ (không có quyền đối với tài sản hoặc công việc đó).
Để khắc phục điều này theo chúng tôi, Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 cần phải đƣợc sửa lại theo hƣớng: “Ngƣời tham gia giao dịch dân sự phải là ngƣời có năng lực giao kết giao dịch dân sự” bởi có nhƣ vậy thì ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đáp ứng đƣợc không chỉ điều kiện về năng lực hành vi mà còn phải đáp ứng đƣợc cả điều kiện về năng lực pháp luật.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 130 BLDS năm 2005 trong trƣờng hợp ngƣời xác lập giao dịch dân sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện mà theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do ngƣời đại diện của họ xác lập, thực hiện. Nhƣ vậy, điều luật này mới chỉ dừng lại ở quy định mang tính chất một chiều là bảo vệ những ngƣời kể trên nhƣng chƣa tính đến các trƣờng hợp cũng cần phải bảo vệ ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhƣng không biết và không buộc phải biết đối tác là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo chúng tôi, nên bổ sung thêm quy định cho phép bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong trƣờng hợp những ngƣời này không biết và không buộc phải biết đối tác của họ là những ngƣời nêu trên.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005 ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là ngƣời thành niên. Những ngƣời này đƣợc toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự. Vấn đề đặt ra là theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình thì độ tuổi kết hôn của nữ là từ 18 tuổi. Do vậy, trong trƣờng hợp này nếu xét về năng lực hành vi dân sự thì ngƣời vợ chƣa phải là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nhƣ vậy thì liệu vị trí của ngƣời vợ và ngƣời chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý của họ đối với những giao dịch loại này. Hơn nữa quyền và lợi ích của ngƣời tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời vợ trong trƣờng hợp nói trên sẽ đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào nếu sau khi giao kết HĐ do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã tìm mọi cách đƣa giao dịch dân sự đó vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự.
Để giải quyết vấn đề này theo chúng tôi nên bổ sung thêm vào Điều 19 BLDS quy định: “Phụ nữ bƣớc vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng đƣợc xem là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Nhƣ vậy Điều 19 BLDS nên đƣợc quy định theo hƣớng sau: “Ngƣời thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này. Phụ nữ bƣớc vào tuổi 18 sau khi kết hôn cũng đƣợc xem là ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.