Phát triển các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính tiền tệ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 47)

IV. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam

2. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý:

2.4 Phát triển các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), kết thúc năm 2010, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng mạnh với tổng số trên một triệu tài khoản, tăng 1,2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ áp đảo của số tài khoản nói trên vẫn là của các NĐT cá nhân. Bởi vậy, không lạ khi tỷ trọng giá trị giao dịch hằng ngày của NĐT tổ chức chỉ chiếm khoảng 20%, toàn thị trường, còn lại 80% thuộc về NĐT cá nhân. Đây là điều gần như đối nghịch với TTCK các nước phát triển.

Dù đã có những kinh nghiệm và kỹ năng nhất định nhưng phần lớn NĐT cá nhân hiện nay vẫn thiếu kiến thức tài chính - chứng khoán, thời gian thu thập, nghiên cứu thông tin, không am hiểu thị trường, vốn đầu tư ít... Hành vi mua bán của NĐT cá nhân chủ yếu theo đám đông, thích "lướt sóng" ngắn hạn, bất chấp cảnh báo thua lỗ là hệ quả điển hình khiến thị trường khi tăng thì lên quá nóng, khi xuống thì rớt quá mạnh khiến không ít người thành "vật tế thần", thậm chí khuynh gia, bại sản.

Mặc dù tại Việt Nam, lực lượng NĐT tổ chức đã không ngừng tăng lên, hiện có 102 công ty chứng khoán (phần lớn đều có mảng tự doanh), khoảng 50 công ty quản lý quỹ trong nước, trên 60 ngân hàng thương mại cổ phần, vài chục công ty tài chính, bảo hiểm và hàng trăm tổ chức đầu tư nước ngoài tham gia, nhưng lực lượng nói trên vẫn là thiểu số. Các định chế này trở nên quá nhỏ bé so với các NĐT cá nhân và đây là nhược điểm khiến thị trường Việt Nam vận động "không giống ai", phá vỡ nhiều quy luật và luôn tạo ra những biến số thái quá. Đơn cử như nửa đầu và cuối của năm 2009, thị trường đã đi từ suy sụp sang hưng phấn cao độ hay nửa đầu năm 2010, vĩ

mô tốt nhưng thị trường lại không thể lên nổi, bất chấp các thị trường thế giới đều tăng mạnh.

Bởi vậy, việc phát triển các NĐT tổ chức chính là phát triển lực lượng đầu tư chuyên nghiệp, có chiến lược mua, bán rõ ràng, có điều kiện phân tích và đánh giá thông tin, đồng thời tham gia sâu vào các DN niêm yết. Các tổ chức này sẽ phát hành các chứng chỉ quỹ huy động sự tham gia của các NĐT cá nhân. Mặc dù tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 và những biến động vĩ mô thiếu thuận lợi năm 2010 khiến không ít NĐT tổ chức trên TTCK Việt Nam thua lỗ, nhưng đó đều là những thất bại được dự báo trước. Và mức thâm hụt giá trị tài sản ròng của các NĐT tổ chức vẫn thấp hơn nhiều sự mất mát của các NĐT cá nhân trên thị trường đầy rủi ro này. Tương lai TTCK Việt Nam là sáng sủa - hiển nhiên thế vì kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển tốt, quy mô thị trường còn nhỏ bé thì việc phát triển đội ngũ NĐT tổ chức vững mạnh là then chốt để tạo sự lành mạnh cho thị trường giai đoạn 2011 - 2020.

Tăng cường tuyên truyền.

Không thể phủ nhận việc phát triển NĐT tổ chức, đưa họ trở thành lực lượng chủ lực trên TTCK Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng với thị trường và góp phần hữu hiệu bảo vệ các NĐT cá nhân. Tuy nhiên, do tâm lý, đặc thù tại một thị trường mới nổi, hầu hết các NĐT cá nhân không muốn người khác quản lý túi tiền của mình và cũng không muốn mức lợi nhuận khiêm tốn nếu góp vốn hoặc uỷ thác đầu tư cho các tổ chức. Vấn đề này cần phải được tháo gỡ qua tuyên truyền rộng rãi và minh chứng bằng những ví dụ sinh động, cụ thể bắt đầu từ các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư phải chứng minh khả năng đầu tư hiệu quả của mình trên thị trường cũng như tăng trưởng lợi nhuận của cổ đông góp vốn, uỷ thác vốn (lợi nhuận ổn định và cao hơn gửi ngân hàng, NĐT cá nhân đỡ mất công sức theo dõi và nghiên cứu thị trường, hạn chế rủi ro ở mức cao nhất). Năm 2009, 2010, đã có những quỹ, công ty đầu tư ra đời và tăng cường truyền thông kiểu này như Công ty Cổ phần Đầu tư LaNga (LaNga Corp) tại Tp.HCM, đã thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng đầu tư trong Nam, ngoài Bắc. Qua diễn đàn mạng và website của Công ty, nhiều thành viên đã uỷ thác vốn cũng như trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm đầu tư và tránh được rủi ro trong năm 2010. Như vậy, vấn đề đặt không phải là nguồn tiền mà là cách thông tin, khả năng thuyết phục của NĐT tổ chức mà thôi.

Về phía UBCKNN, trước hết cần tạo điều kiện pháp lý cao nhất cho các tổ chức đầu tư lớn ra đời, kể cả các loại hình quỹ mở, quỹ năng động hoặc quỹ đầu tư chỉ số. Để phát triển mạnh các NĐT tổ chức, chúng ta cần những nhóm giải pháp cơ bản sau:

• Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập và hoạt động các tổ chức đầu tư chứng khoán

• Loại bỏ những rào cản và bất bình đẳng đang tồn tại hiện nay đối với các tổ chức đầu tư tài chính

• Ban hành cơ chế khuyến khích của Nhà nước trong việc phát triển NĐT tổ chức trong nước

• Tăng cường khuyến khích nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào công ty đại chúng • Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động các loại hình Quỹ hưu trí và Quỹ từ thiện trong hoạt động đầu tư chứng khoán...

Hiện nay, nhìn chung, thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ ở nước ta còn khá khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, các thủ tục này lại chưa thể hiện được chất lượng của công ty quản lý quỹ. Thủ tục thành lập quỹ đầu tư chứng khoán lại càng khó khăn và phức tạp hơn, trong nhiều trường hợp xin được giấy phép thành lập quỹ thì DN mất cơ hội huy động vốn hoặc làm cho các NĐT nản lòng, nhất là các NĐT nước ngoài. Bởi vậy, tháo gỡ vấn đề pháp lý trước hết thủ tục thành lập quỹ đầu tư chứng khoán cần được cải cách theo hướng:

• Đối với quỹ thành viên, cho phép công ty quản lý quỹ huy động vốn từ các thành viên, sau đó chỉ làm thủ tục đăng ký với UBCKNN và thời gian nhận giấy đăng ký không quá 2 tuần... Việc huy động vốn từ các thành viên không khác gì huy động vốn từ một số tổ chức và cá nhân để thành lập DN mới, vì vậy thủ tục thành lập quỹ thành viên cần phải đơn giản như thành lập DN.

• Đối với quỹ công chúng: cần cắt giảm 80% thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép trong vòng 1 tháng.

• Bên cạnh việc loại bỏ nhiều thủ tục hành chính phức tạp, cũng cần có thêm những biện pháp để bảo vệ công chúng đầu tư từ việc chỉ cho phép công ty quản lý quỹ có uy tín được thành lập quỹ công chúng. Để thực hiện việc này thì nên qui định: chỉ pháp nhân nắm giữ 25% tổng số chứng chỉ quỹ hoặc có tổ chức tài chính đứng ra bảo lãnh 30% tổng số chứng chỉ quỹ được phát hành.

Tóm lại, nếu nhìn nhận một cách bao quát sẽ thấy NĐT tổ chức là những chủ thể quan trọng tạo lập thị trường, đồng thời là những lực lượng nền tảng giúp thị trường

vận hành chuyên nghiệp, đúng quy luật và hạn chế rủi ro, hướng tới sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, ở Việt Nam, để thị trường TTCK phát triển bền vững, trong chiến lược phát triển dài hạn, việc phát triển mạnh nhà đầu tư tổ chức là một việc có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính tiền tệ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w