Giải pháp chuyển sang chu kỳ giao dịch thanh toán T+1.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính tiền tệ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 44)

IV. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam

2. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý:

2.2 Giải pháp chuyển sang chu kỳ giao dịch thanh toán T+1.

Mặc dù quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn hạn chế để đạt được những lợi ích tương đương như các thị trường có quy mô lớn, nhưng xu hướng tăng trưởng nhanh về quy mô vốn hóa, khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường thì việc chuyển qua T+1 cũng sẽ tạo nhiều lợi ích cho thị trường. Chu kỳ T+1 cũng sẽ góp phần làm tăng thanh khoản cho thị trường, giảm đáng kể rủi ro tín dụng có thể xảy ra do rút ngắn chu kỳ thanh toán. Hơn nữa môi trường xử lý tự động hóa trong quy trình T+1 sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro hoạt động cho ngành chứng khoán. Từ những lợi ích đó thị trường Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút các nhà đầu tư đang thực hiện cấu trúc lại danh mục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó những yêu cầu để đáp ứng chuyển sang giao dịch T+1 đòi hỏi ngành chứng khoán phải nâng cấp hệ thống lưu ký từ 2 cấp như hiện này thành hệ thống lưu ký 1 cấp, qua đó giúp cơ quan giám sát thị trường giám sát chặt chẽ từng giao dịch của từng nhà đầu tư để sớm phát hiện các giao dịch bất thường, từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận trong giao dịch. Để giải pháp này thành hiện thực cần phải tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Ở đây tác giả xin đề xuất 3 giai đoạn để chuyển đổi sang chu kỳ giao dịch – thanh toán T+1.

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án.

Giai đoạn này, Ủy ban chứng khoán nhà nước kết hợp với Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký và các thành viên tiến hành các công việc sau:

• Khảo sát công nghệ giao dịch – thanh toán hiện tại của Sở giao dịch, trung tâm lưu ký, ngân hàng thanh toán, các thành viên

• Ước tính cụ thể về chi phí, lợi ích.

• Tính toán hiệu quả kinh tế mang lại cho ngành.

Giai đoạn 2: Triển khai đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trung tâm (hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ) để đáp ứng việc rút ngắn thời gian giao dịch xuống còn T+1.

• Trong giai đoạn này các thành viên trong ngành (công ty chứng khoán, ngân hàng thanh toán) phải chuẩn bị về mặt công nghệ để đảm bảo sẵn sàng cho việc kết nối với hệ thống trung tâm.

• Bộ tài chính xây dựng, bổ sung và sửa đổi các văn bản pháp luật đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán - giao dịch từ T+3 xuống T+1. Trên cơ sở đó Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của mình để hướng dẫn hoạt động giao dịch, lưu ký, và thanh toán bù trừ.

• Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán tổ chức các buổi thảo luận để đảm bảo các thành viên trong ngành am hiểu nhất quán về cơ chế T+1 và các quy định đối với chu kỳ giao dịch – thanh toán T+1.

Giai đoạn 3: Thử nghiệm hệ thống.

Trong giai đoạn này ngành sẽ ổn định hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ mới, trong khi đó vẫn duy trì chu kỳ T+3. Sau một thời gian thử nghiệm, hệ thống đi vào vận hành tốt và ổn định, lúc này Ủy ban chứng khoán sẽ quyết định để Sở giao dịch chính thức chuyển qua T+1. Điều quan trọng nhất để rút ngắn thời gian giao dịch – thanh toán xuống T+1 là cần một sự đột phá thực sự về mặt công nghệ, cần thiết phải đầu tư công nghệ mới. Nếu duy trì hệ thống giao dịch và thanh toán hiện hành thì khó có thể đạt sự cải thiện vượt bậc trong việc rút ngắn chu kỳ giao dịch – thanh toán trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính tiền tệ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w