Uy tín của BIDV ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 34)

Trong nước, với bề dày truyền thống 48 năm phục vụ đầu tư và phát triển, BIDV đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho các khách hàng trong lĩnh vực đầu tư và phát triển trong nước.

Chỉ đến khi hoạt động TTQT được triển khai từ năm 1993 và ngày càng lớn mạnh, thương hiệu BIDV mới thực sự được biết đến trên thị trường quốc tế. Trải qua quá trình phát triển, trình độ xử lý nghiệp vụ ngày càng cao của cán bộ TTQT cùng với sự tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế đảm bảo an toàn trong giao dịch đã góp phần tạo niềm tin cho các ngân hàng đối tác nước ngoài cũng như các khách hàng trong và ngoài nước. BIDV đã được các khách hàng và ngân hàng tin tưởng chọn làm đối tác và đầu mối trong một số dự án đồng tài trợ trị giá lớn, được chỉ định làm ngân hàng phát hành thư tín dụng, thông báo thư tín dụng, thương lượng và chiết khấu chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu… Hiện nay, BIDV đã thiết lập được quan hệ đại lý với gần 800 ngân hàng trên thế giới ở hầu khắp các quốc gia.

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động TTQT của BIDV đã tạo được một chỗ đứng cho mình trên thị trường TTQT Việt nam, tuy rằng còn rất khiêm tốn. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn hệ thống bởi BIDV mới tham gia hoạt động TTQT trong khi các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đã ổn định và phát triển hoạt động TTQT của mình. Do vậy BIDV thua kém cả về kinh nghiệm hoạt động, quan hệ với khách hàng và cơ hội phát triển. Với điều kiện như vậy, nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro TTQT của BIDV là một vấn đề đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, hầu hết tất cả các giao dịch TTQT tại BIDV đều được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (xem phụ lục 3) dựa vào mạng lưới đại lý rộng khắp trên

toàn thế giới (gần 800 đại lý). Trước yêu cầu sử dụng điện SWIFT chính xác và hiệu quả trong từng phương thức TTQT đòi hỏi phải nghiên cơ chế hoạt động của từng nhóm điện và từng mẫu điện cụ thể phù hợp tình huống thực tế phát sinh, ở phần này sẽ trình bày chi tiết các loại điện được sử dụng trong từng phương thức TTQT.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)