Phương thức chuyển tiền:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 66)

SỬ DỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BID

3.4.1 Phương thức chuyển tiền:

Khi muốn tra soát hỏi về tình trạng một giao dịch mà mình đã thực hiện trước đó, hay các vướng mắc phát sinh, ngân hàng có thể lập các điện tra soát hỏi MT195/199, MT295/299 hoặc MT999/telex với mã khoá. Yêu cầu đối với điện tra soát hỏi này là phải tham chiếu đến số giao dịch trước đó và nội dung tra soát rõ ràng để ngân hàng nhận lệnh có thể tham chiếu đến giao dịch trước đó mà lập tra soát trả lời.

Khi nhận được các điện tra soát hỏi thì ngân hàng nhận lệnh có trách nhiệm trả lời các yêu cầu thắc mắc với chỉ dẫn rõ ràng thông qua các điện SWIFT MT196/199, MT296/299 hoặc MT999/telex với mã khoá trong đó chỉ rõ số giao dịch tham chiếu của ngân hàng lập điện tra soát hỏi, đồng thời cũng tham chiếu đến số giao dịch mà của mình để thuận tiện trong tra soát.

Tất cả các số tham chiếu của giao dịch trong các điện tra soát hỏi và tra soát trả lời đều thực hiện theo nguyên tắc: trường 20 của điện tra soát ghi số giao dịch tham chiếu của ngân hàng gửi điện, trường 21 của ghi số giao dịch tham chiếu của ngân hàng nhận điện. Theo quy định, đối với điện MT195/295 khi nhận được điện này thì ngân hàng nhận điện nhận biết ngay là điện tra soát hỏi và ngược lại đối với điện MT196/296 khi nhận được điện này thì ngân hàng nhận điện nhận biết ngay là điện tra soát trả lời. Riêng với điện MT199, MT999/telex thì phải đọc nội dung của bức điện thì ngân hàng nhận điện mới biết được nó là điện tra soát hỏi hay tra soát trả lời.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)