Sử dụng các mẫu điện liên quan đến chứng từ xuất trình có bất đồng

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 56)

SỬ DỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BID

3.3.3 Sử dụng các mẫu điện liên quan đến chứng từ xuất trình có bất đồng

Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trong

L/C hoặc do chính người thụ hưởng lựa chọn. Bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có thể rơi vào 1 trong 2 tình huống sau.

- Thứ nhất: bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp. Trong trường hợp này Ngân hàng

chiết khấu/thương lượng tiến hành đòi tiền ngân hàng phát hành/xác nhận bằng cách gửi bộ chứng từ đã được xuất trình phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng kèm theo chỉ dẫn thanh toán (Payment Instruction) đến ngân hàng phát hành/xác nhận.

- Thứ hai: bộ chứng từ có bất đồng. Ngân hàng chiết khấu/thương lượng đề

nghị nhà xuất khẩu tu chỉnh chứng từ (nếu có thể được) và còn trong thời hạn xuất trình và hiệu lực của thư tín dụng.

Nếu bộ chứng từ được tu chỉnh phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng và còn trong thời hạn xuất trình thì ngân hàng chiết khấu/thương lượng có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ, tiến hành đòi hoàn trả bằng cách gửi bộ chứng từ hoàn hảo đến ngân hàng phát hành/xác nhận.

Nếu bộ chứng từ xuất trình không thể sữa chữa những bất đồng thì nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng chiết khấu/thương lượng hỏi ý kiến ngân hàng phát hành có chấp nhận bất đồng hay không. Ngay khi nhận được yêu cầu của nhà xuất khẩu ngân hàng chiết khấu/thương lượng có trách nhiệm tiến hành liên hệ với ngân hàng phát hành. Trước tiên ngân hàng chiết khấu/thương lượng kiểm tra xem nếu không có quan hệ SWIFTCODE với ngân hàng phát hành thì tiến hành tính ký hiệu mật testkey thông qua ngân hàng đại lý sau đó tiến hành giao dịch bằng khoá testkey đã được thiết lập trong các điện tự do hoặc telex, phương pháp này mất khá nhiều thời gian và giao dịch rất phức tạp. Đối với các ngân hàng lớn có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thì mọi giao dịch đều được thực hiện nhanh chóng thông qua hệ thống SWIFT. Trong trường hợp này, ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể lựa chọn ngay mẫu điện SWIFT- thông báo bộ chứng từ xuất trình có bất đồng yêu cầu chấp nhận hay từ chối bất đồng bằng điện MT750 (Advice of Discrepancy) và gửi trực tiếp đến ngân hàng phát hành. Khi nhận được điện thông báo bộ chứng từ xuất trình xuất trình có bất đồng MT750 từ ngân hàng chiết khấu/thương lượng, ngân hàng phát hành có trách nhiệm liên hệ nhà nhập khẩu hỏi ý kiến của họ có chấp nhận bất đồng hay không?. Nếu nhà nhập khẩu từ chối bộ chứng từ có bất đồng, ngân hàng

phát hành tiến hành lập điện SWIFT từ chối bất đồng MT734 (Advice of Refusal) đến ngân hàng chiết khấu/thương lượng, nếu nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ có bất đồng ngân hàng phát hành tiến hành lập điện SWIFT thông báo bất đồng đã được chấp nhận MT732(Advice of Discharge)/MT799 đến ngân hàng chiết khấu/thương lượng.

Trong trường hợp ngân hàng chiết khấu/thương lượng nhận được điện MT732 (Advice of Discharge - chấp nhận bất đồng từ ngân hàng phát hành) thì tiến hành gửi bộ chứng từ đòi hoàn trả. Ngược lại, nếu nhận được MT734 (từ chối bất đồng) thì ngân hàng chiết khấu/thương lượng thông báo ngay cho người thụ hưởng biết để tiến hành đàm phán với nhà nhập khẩu, có thể chuyển sang hình thức nhờ thu để đòi tiền.

Đối với những điện SWIFT trên, ta chỉ cần nhìn vào đầu điện (loại điện) là có thể biết ý nghĩa và nội dung bức điện. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn thể sử dụng mẫu điện MT799 trong các giao dịch liên quan đến thư tín dụng, đối với mẫu điện này ngân hàng nhận điện chỉ có thể biết được nội dung bức điện khi đọc nội dung của nó, nhưng các ngân hàng có thể sử dụng MT799 trong việc giải thích chi tiết lập trường quan điểm của mình đối với giao dịch liên quan. Ví dụ: nếu điện MT 799 có nội dung từ chối bất đồng nó cũng tương đương điện MT734…

Ta nhận thấy các giao dịch liên quan đến việc xử lý các bất đồng được thực hiện qua hệ thống SWIFT giữa các ngân hàng có liên quan rất an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, nếu không có hệ thống này thì việc trao đổi thông tin rất khó khăn và không có chứng cứ pháp lý hoặc chứng cứ không rõ ràng khi xảy ra tranh chấp. Việc xác lập các điện giao dịch được hệ thống ghi nhận và mã hoá và xác định trạng thái của từng bức điện được giao dịch. Các ngân hàng phải chịu trách nhiệm về nội dung bức điện mà mình lập ra và được hệ thống SWIFT xác nhận là đã được xác lập.

Applicant (3) (4) Reply (Issuing Bank) (5) MT732/734/799 (MT750/799) (2) Advising bank/ Negotiating Bank

(1) Docs. with disrepancies

Beneficiary

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)