Để phát triển kinh tế và đưa đất nước tiến vào thời đại kinh tế tri thức thì một trong những vai trò quan trọng của nhà nước Việt Nam là phải giải quyết vấn đề công bằng. Nhà nước cần cải thiện cung cách cung ứng một số loại dịch vụ công như giáo dục, y tế. Ví dụ, bảo hiểm y tế “tự nguyện” ở Việt Nam không hấp dẫn
115
với người tham gia bảo hiểm, vì luôn có sự phân biệt giữa những người dùng bảo hiểm và những người tự chi trả chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời, ở Việt Nam, người ta chủ yếu mua bảo hiểm khi biết chắc sức khỏe của mình có vấn đề nên sẽ tạo ra tính không bền vững về mặt tài chính đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
Mặt khác, nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng có giải pháp cho tình trạng giá nhà đất quá cao ở các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội... Giá nhà đất cao sẽ khiến dân di cư đổ dồn về các khu nhà ổ chuột, chấp nhận chịu cảnh lụt lội, mất vệ sinh, ô nhiễm, và kém an ninh. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách hợp lý trong cung ứng nhà ở xã hội.
Thông qua việc cung cấp hàng hóa công hợp lý, nhà nước sẽ thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc đảm bảo công bằng xã hội.
Trên thực tế, Việt Nam đang lãng phí rất nhiều tiền của vào các hạng mục đầu tư công kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình ra quyết định đầu tư công (của chính quyền địa phương và các bộ ngành chủ quản và chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích) không được đánh giá một cách thực sự khách quan. Hệ quả là các nhà lãnh đạo quốc gia không thể tin tưởng hoàn toàn vào tính chính xác của các lý do biện hộ cho các dự án đầu tư. Vì vậy, nhà nước cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung ứng các hàng hóa công thông qua hình thức đấu thầu, hoặc nhà nước có thể thuê các doanh nghiệp tư nhân thực hiện một số khâu trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng
3.2.2.5.Về xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia
Quá trình đổi mới là quá trình sử dụng tri thức mới, biến tri thức thành giá trị. Không đổi mới không biến tri thức thành công nghệ mới, sản phẩm mới, không có sự phát triển. Do đó, để thực hiện bước chuyển thành công sang thời đại kinh tế tri thức thì nhà nước Việt Nam cần quan tâm đến việc xây dựng Hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các thiết chế, các hệ thống tổ chức ở tầm quốc gia nhằm gắn bó
116
hữu cơ khoa học với sản xuất, thúc đẩy việc tạo ra và ứng dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu sáng tạo để đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế. Các chủ thể của hệ thống đổi mới là nhà nước, các doanh nghiệp, các trường đại học, các tổ chức khoa học và các cộng đồng dân cư. Các chủ thể này liên kết chặt chẽ , phối hợp nhịp nhàng với nhau để cùng thúc đẩy việc tạo ra các tri thức mới, vận dụng tri thức vào thực tiễn, biến tri thức thành giá trị. Việt Nam cần xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia theo cách tạo ra sự tương tác giữa các yếu tố nghiên cứu triển khai, nỗ lực đổi mới, phân tích thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao kỹ năng lao động…
Để thiết lập một hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu, nhà nước Việt Nam cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
+ Đổi mới cơ chế chính sách và hệ thống quản lý.
Trong thời đại chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức, công nghệ, cách sản xuất kinh doanh,phong cách làm việc, quan hệ xã hội, cho đến nhận thức, tư duy, các khái niệm đều có những thayđổi to lớn, sâu sắc. Mọi người có thể tiếp cận đầy đủ thông tin, hiểu biết công việc mình đang làm, phải làm. Mô hình quản lý theo kiểu chỉ huy tập trung, công việc được điều khiển từ các trung tâm, và mọi người chỉ răm rắp thực hiện đã không còn phù hợp nữa, mà cần phải chuyển sang mô hình mạng, trong đó mọi người trong tổ chức là những người luôn luôn chủ sở hữu tư liệu sản xuất –vốn trí tuệ - của mình, có thể quan hệ trực tiếp với nhau, hợp tác với nhau, hiểu biết nhau, cộng đồng làm việc cho công viẹc chung tốt hơn, phát huy sáng kiến, thúc đẩy đổi mới. Nhà nước Việt Nam không thể đặt ra các khuôn mẫu mà chỉ đề ra phương hướng, mục tiêu và tạo môi trường, khơi dậy các khả năng sáng tạo. Nhà nước cần thay đổi tư duy về tổ chức quản lý, cần chuyển hướng sang kinh tế thị trường, tạo lập môi trường kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền, chống bao cấp, từ bỏ tư duy kinh tế hiện vật, kinh tế chỉ huy tập trung, tiếp cận với các cách quản lý mới của thế giới.
117
+Thứ hai là thúc đẩy đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để thành lập và phát triển nhanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này có tính linh hoạt, dễ tiếp nhận công nghệ mới, dễ chuyển đổi công nghệ, sản phẩm, thu hút nhiều lao động. Khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp sáng tạo (doanh nghiệp kinh doanh công nghệ), đây là những người lính xung kích tiến công vào công nghệ.
+Thứ ba là đổi mới mạnh mẽ các tổ chức hoạt động nghiên cứu – phát triển
Xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ bao cấp trong quản lý khoa học. Chuyển từ quản lý quá trình sang quản lý kết quả và hiệu quả; Chuyển mạnh các viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; Phát triển các khu công nghệ nhằm nhanh chóng biến các ý tưởng khoa học, các sáng chế thành công nghệ, sản xuất ra sản phẩm và trở thành những ngành công nghiệp mới.
+Thứ tư là có chính sách ưu đãi mạnh mẽ hơn để phát triển công nghệ cao
Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi mạnh mẽ và thiết thực để thu hút đầu tư nước ngoài về công nghệ cao; đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp trong nước cùng hợp tác liên doanh liên kết để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng lực công nghệ trong nước, sớm có đóng góp rõ rệt vào tăng trưởng. Đồng thời tăng cường các dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ.
3.2.2.6.Về tăng cường hiệu năng của nhà nước
Kinh nghiệm của Singapore đã cung cấp cho Việt Nam một số gợi ý quan trọng trong nỗ lực cải cách hệ thống hành chính nhà nước để nâng cao hiệu năng nhà nước. Mặc dù việc tổ chức lại các cơ quan hành chính (chẳng hạn như giảm số bộ hay thực hiện cơ chế “một cửa một dấu”) có thể có hiệu quả ở một chừng
118
mực nào đó, nhưng suy cho cùng, hiệu quả thực sự chỉ có thể đạt được nếu như nhà nước chủ động giới hạn phạm vi chức năng của mình để có thể tập trung vào một số lĩnh vực then chốt mà chỉ nhà nước mới có thể thực hiện được. Trên thực tế, khi nhà nước tự hạn chế phạm vi chức năng của mình để tập trung vào những chức năng quan trọng mà nhà nước làm tốt thì vai trò và uy tín của nhà nước sẽ được tăng cường chứ không hề suy giảm.Trong nhiều năm trở lại đây, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã đầu tư nhiều cho hoạt động cải cách hành chính của Việt Nam. Sau nhiều năm nhìn lại, những nỗ lực này đã không thành công vì nó chỉ làm mỗi một việc là đổ tiền vào những cơ quan hành chính hiện hữu mà không tìm cách thay đổi một cách cơ bản nội dung và cách thức thực hiện chức năng của các tổ chức này. Hơn nữa, bộ máy nhà nước Việt Nam còn quá cồng kềnh và tình trạng tham nhũng còn là một hiện tượng phổ biến. Để tăng cường hiệu năng của bộ máy nhà nước, cần chú ý đến các giải pháp sau:
- Loại bỏ những chính sách thiếu tính khả thi: Khi xây dựng chính sách, nhà nước Việt Nam chưa thực sự tiến hành phân tích kỹ lưỡng thực trạng của vấn đề mà chính sách định tác động trong thực tiễn, nên khi chính sách ra đời nó sẽ có rất ít tác dụng trên thực tế, thậm chí là phản tác dụng. Ví dụ, chính sách miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Về mặt lý thuyết, đây là một chính sách đáng trân trọng, nhưng trên thực tế nhà nước sẽ không thể đủ tiền để tài trợ cho chính sách này. Kết quả là, các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục phải trả các khoản phụ phí ở phòng khám hay bệnh viện nếu như họ muốn con em mình được khám chữa một cách đầy đủ và kịp thời. Các chính sách như: mỗi người chỉ được sở hữu 1 xe máy, chủ trương yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp internet sau 23 giờ…cũng có tính chất tương tự như vậy.
- Xây dựng một đội ngũ các nhà phân tích và hoạch định chính sách có năng lực và trách nhiệm bằng cách từ bỏ hệ thống nhân sự hiện nay để chuyển sang chế độ trọng dụng hiền tài.
119
- Nhà nước Việt Nam chỉ có thể đưa ra những chính sách đúng đắn, hợp lý khi được cung cấp những phân tích khách quan và toàn diện về tình hình cũng như những giải pháp lựa chọn. Vì vậy, cần khuyến khích những cuộc thảo luận có tính phê phán, phản biện trên tinh thần xây dựng, đồng thời chấp nhận những ý kiến khác biệt. Mặt khác, để thực hiện chống tham nhũng hiệu quả, nhà nước Việt Nam cần tạo cho truyền thông, báo chí có không gian rộng lớn hơn để có thể tham gia vào các phân tích khách quan đối với các chính sách và công chức của nhà nước.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhanh chóng phát triển chính phủ điện tử, phấn đấu xây dựng xã hội Việt Nam thành xã hội thông tin trước năm 2015
120
KẾT LUẬN
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những khuôn khổ chung thì vai trò của nhà nước còn bị quy định bởi các yếu tố có tính chất lịch sử. Khi bối cảnh phát triển thay đổi, đặc biệt là nếu xuất hiện những biến động sâu sắc, có tính chất thời đại thì vai trò nhà nước chắc chắn sẽ chịu tác động và có những thay đổi quan trọng. Cơ sở cho sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là do các thất bại của thị trường. Hiện nay, trong nền kinh tế thế giới đang diễn ra quá trình hình thành và tiến triển nhanh vào thời đại kinh tế tri thức thì những biến đổi sâu sắc về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội là không tránh khỏi. Điều đó sẽ làm thay đổi tính chất của các thất bại thị trường, do đó vai trò của nhà nước sẽ không còn như trước nữa. Sự thay đổi của vai trò nhà nước được thể hiện rõ nét trong cung cách xử lý mối quan hệ của nhà nước với thị trường. Quy mô và nghĩa vụ của nhà nước trong nền kinh tế nhất định phải giảm xuống, “kỷ nguyên của chính phủ cồng kềnh đã chấm dứt”. Nhà nước cần tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển. Đồng thời, nhà nước cần thay đổi cách ứng xử với thị trường, ví dụ như các biểu thuế, quy định đầu tư và các chính sách kinh tế cần phải thích ứng với các thông số của nền kinh tế toàn cầu. Sự can thiệp của nhà nước cần chuyển dịch theo hướng giảm dần sự can thiệp hành chính để chuyển sang cách thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn. Nhà nước cũng sẽ không còn là chủ thể duy nhất cung ứng các hàng hóa và dịch vụ công mà sẽ đóng vai trò là chủ thể tạo điều kiện thuận lợi và điều phối các hoạt động thị trường. Đồng thời, nhà nước của các quốc gia trên thế giới cần phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa để giải quyết các vấn đề toàn cầu như thiết lập khuôn khổ chung cho thương mại, giải quyết vấn đề môi trường và các xung đột lợi ích khác....
Tác động của nền kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi bản chất của nhà nước và nhà nước Singapore cũng không phải là ngoại lệ. Để thích ứng với bối cảnh của
121
thời đại, vai trò của nhà nước Singapore đã có những biến đổi tương đối rõ nét, đó là sự hình thành chính phủ điện tử, sự giảm dần mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, cung cách đối xử với khu vực tư nhân.v.v…Nhà nước Singapore đang có xu hướng chuyển dần từ các biện pháp can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp và điều này thể hiện rõ nét trong các chính sách mà nhà nước này đang thực thi. Vai trò kinh tế của nhà nước Singapore đã có sự thay đổi đáng kể để phản ứng lại các áp lực ngày càng lớn cả ở bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước. Một mặt, nhà nước Singapore tập trung vào vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế phát huy tối đa năng lực sáng tạo của họ; mặt khác, nhà nước đóng một vai trò rất tích cực trong việc nuôi dưỡng và phát triển các sáng kiến góp phần đưa nền kinh tế nhanh chóng tiến vào thời đại kinh tế tri thức. Thực tiễn đã chứng minh, xã hội Singapore hiện nay là một xã hội sáng tạo, có thể cung cấp cơ hội vô hạn cho các cá nhân phát huy năng lực của mình và Singapore đang trở thành trung tâm thu hút tài năng toàn cầu.
Cũng giống như Singapore, Việt Nam cũng chịu tác động của xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức. Là một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu và mới đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, vai trò của nhà nước Việt Nam hiện nay là phải làm sao để tạo lập được những điều kiện để nước ta sớm bắt kịp được với xu thế của thời đại. Trong quá trình đó, nhà nước cần có những chuyển biến để phù hợp với bối cảnh thời đại kinh tế tri thức. Trong cách ứng xử với khu vực tư nhân, nhà nước Việt Nam cần tạo điều kiện cho khu vực này phát huy tối đa năng lực của mình, như để khu vực này tham gia cung ứng những hàng hóa công nếu có hiệu quả. Đồng thời, cần thống nhất quan điểm lựa chọn mô hình phát triển khoa học công nghệ theo hướng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới; thực hiện cải cách giáo dục toàn diện; tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài; dỡ bỏ dần các biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp, chuyển sang can thiệp vào nền kinh tế thông qua các biện pháp gián tiếp; nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia...
122
Trên cơ sở tiếp thu những bài học kinh nghiệm của các nước đang thực hiện những bước chuyển thành công sang thời đại kinh tế tri thức như Singapore, nhà nước Việt Nam cần thực sự tích cực, chủ động và đưa ra các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để bứt lên trong quá trình phát triển kinh tế, sớm bắt kịp với xu thế của thời đại.
123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ngân hàng thế giới (1997), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb Thống kê.
2. Lý Quang Diệu (2001), Bí quyết hoá rồng : Lịch sử Singapore 1965 - 2000, Nxb Trẻ.
3. Lý Quang Diệu (2001), Singapore và sự bùng nổ kinh tế Châu Á, Nxb Trẻ.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ