Sự hình thành và các đặc điểm của kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức ở Singapore và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 29)

1.2.1. Sự hình thành kinh tế tri thức

Thế giới ngày nay đang định hình và tiến triển nhanh vào một thời đại kinh tế mới. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ năng lượng…, nền kinh tế thế giới đang diễn ra những biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Những biến đổi đó sẽ tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra sự chuyển biến từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, đưa nền văn minh loài người từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đã có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ về giai đoạn này kinh tế này, như: kinh tế thông tin”, kinh tế số hóa”, “kinh tế dựa trên tri thức”, “kinh tế học hỏi”, kinh tế tri thức”…trong đó, cụm từ “kinh tế tri thức” là cụm từ được dụng nhiều nhất. Dù cho gọi dưới cái tên nào thì cũng không thể phủ định đây là một vấn đề mới, một cách tiếp cận mới đối với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Khái niệm kinh tế tri thức ra đời đã phản ánh một quan điểm phát triển mới về chất của nền kinh tế thế giới, khi tri thức vừa là nội dung vừa là động lực của sản xuất. Cho đến nay, kinh tế tri thức vẫn còn là vấn đề mới mẻ và có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra định nghĩa về kinh tế tri thức. Năm 1996, khái niệm “kinh tế tri thức”được các nhà nghiên cứu của Liên hợp quốc đưa ra và được hầu hết các quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận, theo đó, kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin, là một nền kinh tế mà trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế [42].

Đã có không ít các nhà phân tích cho rằng kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước phát triển và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một hoặc hai thập kỷ tới. Tuy nhiên, bao giờ thì nền kinh tế tri thức sẽ định hình một cách hoàn

23

chỉnh và lan tỏa ra toàn thế giới thì vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau. Những nhà nghiên cứu lạc quan nhất thì cho rằng điều đó sẽ xảy ra vào khoảng nửa cuối thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21; trong khi Liên Hợp Quốc lại dự báo vào thập kỷ thứ 3; một số nhà nghiên cứu khác khác lại khẳng định giai đoạn quá độ sang kinh tế tri thức sẽ kéo dài suốt thế kỷ 21. Dù thời gian dự báo của các nhà nghiên cứu có thể không giống nhau, nhưng thực tế đã cho thấy trên thế giới đang diễn ra quá trình quá độ sang một nền kinh tế khác với nền kinh tế đã từng tồn tại cho tới ngày nay. Quá trình chuyển giao này đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ, Canađa, Tây Âu, Nhật, Úc... Trong những năm gần đây, các nước công nghiệp mới như Singapore, Hồng Kông...cũng đang hướng mạnh vào nền kinh tế tri thức. Quá trình quá độ sang kinh tế tri thức với tính chất toàn cầu hóa sẽ không hoàn toàn loại bỏ các nước đang phát triển. Đã có không ít quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…đang tập trung nỗ lực phát triển một số ngành kinh tế tri thức để chuẩn bị tiến vào thời đại kinh tế tri thức. Do tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế sẽ có sự đan xen giữa các nhân tố của nền kinh tế cũ và những nhân tố của nền kinh tế mới. Ngay trong từng lĩnh vực sản xuất cụ thể, dù là nông nghiệp hay công nghiệp, mặc dù những yếu tố truyền thống để tạo nên các sản phẩm vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất như sức người, tài nguyên…, nhưng giá trị của chúng trong cấu thành sản phẩm sẽ ngày càng giảm đi, và ngược lại, giá trị của phần chất xám (vốn con người, công nghệ cao và thông tin) sẽ ngày càng chiếm vị trí áp đảo để làm nên giá trị của sản phẩm. Công nghệ thông tin, Internet, công nghệ viễn thông, công nghệ gen... sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và kỹ nghệ mới. Sự thay đổi này dần dần sẽ làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội. Trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, ví dụ như công trình nghiên cứu của Nhóm đặc trách thuộc APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương) về kinh tế tri thức công bố năm 2000, đã cho thấy, ở hầu hết các nước thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), đặc biệt là ở

24

một số nền kinh tế phát triển trong APEC như Mỹ, Canada, Nhật, Singapore, Úc… các yếu tố của kinh tế tri thức đã phát triển ở mức khá cao. Ở những nước này, cơ sở hạ tầng thông tin được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển mạnh, đảm bảo tốt các nhu cầu thông tin với giá cả ngày càng giảm. Thương mại điện tử - một lĩnh vực quan trọng của kinh tế tri thức đang phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Úc. Mức tăng trong lĩnh vực này trong vài năm qua đạt tới vài trăm % /năm. Nhiều nước phát triển đã thay đổi rõ rệt chính sách, chuyển hẳn ưu tiên cho việc tăng đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục. Tính từ giữa thập niên 80 trở lại đây, mức tăng bình quân đầu tư vào lĩnh vực này của các nước phát triển đã đạt 2,8 %/năm. Việc phát triển các ngành kinh tế tri thức đã kéo theo nhu cầu cần có một đội ngũ công nhân tri thức (những người lao động được đào tạo có kiến thức và trình độ nghề nghiệp cao) tăng lên nhanh chóng.

Như vậy, việc phát triển kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Nó phản ánh quan điểm phát triển kinh tế theo chiều sâu mới của nền kinh tế thế giới. Động lực chủ yếu của xu hướng này là do sự bùng nổ của tiến bộ khoa học – công nghệ trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin - tin học, quản lý và sinh học, và xu thế toàn cầu hoá.

1.2.2. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức

Thời đại kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm khác biệt so với các thời đại kinh tế trước đó. Hiện nay, những đặc điểm của thời đại kinh tế này vẫn còn đang định hình và tiếp tục được phát hiện chứ chưa phải đã bộc lộ đầy đủ. Tuy nhiên, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản của nền kinh tế tri thức trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất,Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mang bản chất toàn cầu

“Toàn cầu hóa” (globalization) là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày

25

càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng tạo ra các dòng chảy tư bản trên quy mô toàn cầu, kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá [27]

Về mặt lý thuyết, kinh tế tri thức chủ yếu dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức. Vì vậy, nó mang bản chất năng động và lan tỏa không biên giới. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin khiến cho lực lượng sản xuất thế giới và các hoạt động kinh tế của con người ngày càng được đa phương hóa, quốc tế hóa. Điều đó đã làm cho nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, được thúc đẩy bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, các nền kinh tế được liên kết với nhau nhiều hơn, các rào chắn thương mại và mọi ranh giới ngăn cách khác giữa các quốc gia đang dần biến mất. Quá trình toàn cầu hóa phản ánh xu thế hội nhập ngày càng nhanh và gắn bó giữa các nền kinh tế thông qua những dòng chảy ngày càng mạnh của vốn, thương mại và đầu tư, suy rộng hơn, những dòng chảy này còn bao gồm cả công nghệ, kỹ thuật, tin tức, thông tin và con người. Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy sự phối hợp ngày càng tăng về các chính sách thương mại, tài chính và tiền tệ giữa các quốc gia. Trong bối cảnh này, biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia dần bị xóa nhòa, việc sản xuất được tiến hành đồng thời ở nhiều châu lục và hoạt động sản xuất trong nước dần hướng tới thị trường toàn cầu. Tất cả điều đó sẽ dẫn tới một nền kinh tế thế giới hội nhập cao, mọi hoạt động kinh tế ngày càng được liên kết thành mạng lưới xuyên biên giới. Trong gần một thập kỷ qua, tổng giá trị thương mại thế giới đã tăng lên gấp 2 lần.

Nền kinh tế thế giới hiện đại đang được cấu trúc thành một mạng lưới toàn cầu và hệ thống phân công quốc tế - toàn cầu đang thay thế cho hệ thống phân

26

công lao động quốc tế - quốc gia. Nó vận động theo những nguyên tắc sản xuất, thương mại và tài chính mới trong không gian toàn cầu hóa. Quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra theo những xu hướng và nguyên tắc mới, trong đó các đô thị khổng lồ không còn là sự lựa chọn chủ yếu. Khái niệm văn phòng, chỗ làm việc tập trung hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con người kiểu công xưởng đã biến đổi mạnh mẽ khi công việc chủ yếu của xã hội là sản xuất tri thức, được tiến hành trong môi trường tự động hóa trên cơ sở mạng thông tin với công cụ chủ yếu là máy vi tính nối mạng.

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc đã cho thấy khả năng vượt bỏ hay tụt hậu của mỗi quốc gia (hay của bất cứ yếu tố cấu trúc nào) trong phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vị trí – vị thế của nó trong mạng kinh tế toàn cầu và khả năng nắm bắt, tận dụng các điều kiện, lợi thế phát triển do thời đại tạo ra. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới buộc các quốc gia không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa, mà phải trở thành thành viên trong mạng toàn cầu. Tuy nhiên các quốc gia phải nhận thức được rằng, bên cạnh cơ hội thì xu thế toàn cầu hóa cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Sự rủi ro này xuất phát từ sự chênh lệch phát triển của mỗi thành viên trong mạng lưới toàn cầu và cách thức các quốc gia tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Nếu khoảng cách về trình độ phát triển càng thấp xa so với trình độ phát triển chung của thế giới thì mức sự rủi ro càng cao, nhưng những rủi ro khi tham gia vào quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế bao giờ cũng ít và thấp hơn những rủi ro mà các quốc gia có thể đối mặt nếu đứng ngoài xu thế này.

Trong thời đại kinh tế tri thức, phân công lao động quốc tế sẽ phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, bởi vì các nguồn lực chính cho kiểu sản xuất trước đây như đất đai, tài nguyên… sẽ bị thay thế bởi tri thức và công nghệ trong vai trò tạo nên giá trị trong sản phẩm. Các nước có thế mạnh trong phát triển khoa học – công nghệ đang ra sức đầu tư, phát triển những ngành kinh tế dựa trên tri thức như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu… Ví dụ, Mỹ đặc biệt đầu tư cho phát triển những

27

ngành như thông tin, vũ trụ, sinh học, dịch vụ cao cấp; Nhật nỗ lực nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ, đầu tư sâu vào nghiên cứu công nghệ nano; Singapore tập trung ưu tiên phát triển, công nghệ điện tử, tin học và tự động...Đối lập với xu thế đó, các nước đang và kém phát triển, do trình độ khoa học – công nghệ thấp, thiếu đội ngũ công nhân tri thức,…, đang rơi vào vị thế trở thành nơi sản xuất, cung cấp cho thị trường quốc tế các sản phẩm dịch vụ thấp cấp hơn về công nghệ; ít hàm lượng tri thức hơn và các sản phẩm ở dạng nguyên liệu thô hoặc sơ chế. Nếu các nước đang phát triển có được tham gia vào một số ngành kỹ thuật cao thì cũng khó tiếp cận được những bí mật công nghệ có tính quyết định đối với quá trình sản xuất, quản lý và các quốc gia này thường bị các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia chi phối.

Bên cạnh xu thế trên, sự phân công và chuyên sâu trong hợp tác quốc tế cũng được tăng cường theo hướng ngày càng có nhiều công ty chuyên sâu sản xuất một mặt hàng hay một chi tiết cụ thể nào đó của sản phẩm hoặc chỉ cung cấp một dịch vụ chuyên môn nhất định. Theo đó, các nước phát triển đang chuyển một số công đoạn sản xuất sang các nước đang phát triển (có thể là một số chi tiết hoặc lắp ráp) nhằm tận dụng nhân công rẻ và nguồn tài nguyên của các nước này. Chiều hướng đó đã dẫn tới hiện tượng: vừa có siêu sáp nhập (để có sức mạnh đầu tư công nghệ đòi hỏi lượng vốn lớn), vừa xuất hiện sự ra đời ngày càng nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ. Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một làn sóng mua, bán, sáp nhập khổng lồ giữa các công ty ở nhiều nước trên thế giới với tổng giá trị giao dịch lên tới vài chục nghìn tỷ USD. Ngược lại với xu hướng đó là quá trình hình thành, duy trì nhiều công ty nhỏ, hoạt động rất linh hoạt nhờ hệ thống thông tin thuận lợi (đặc biệt là mạng internet) hoặc chia các công ty lớn thành nhiều công ty nhỏ trong một số lĩnh vực để tăng khả năng thích nghi và hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện toàn cầu hóa. Ở Mỹ, hiện có hơn 20 triệu công ty, trong đó 90% là các công ty vừa và nhỏ. Hàng năm số lượng các công ty nhỏ vẫn đang tăng lên rất nhanh, điều đó vừa là kết quả do thành lập mới vừa là kết

28 quả của quá trình chia nhỏ các công ty lớn.

Thứ hai, Tri thức, khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực lượng sản xuất thứ nhất, là lợi thế quyết định đến sự phát triển.

Hiện nay, vai trò của tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực đang ngày càng giảm, trong khi trình độ khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành lực lượng đóng vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh. Tri thức trở thành sản phẩm có giá trị vật chất cao hơn nhiều sản phẩm vật chất khác, vì nó tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.

Vì vậy, “Các nước đang phát triển không còn có thể mong chờ sự phát triển của mình dựa trên lợi thế so sánh về lao động rẻ, lợi thế so sánh bây giờ là phải ứng dụng kinh tế tri thức”[33].

Dưới tác động của nền kinh tế tri thức, thời gian cần thiết để biến kết quả nghiên cứu khoa học thành công nghệ sản xuất và đưa sản phẩm ra ngoài thị trường ngày càng được rút ngắn. Nếu như ở thế kỷ 19, quá trình này mất khoảng 60 – 70 năm; những năm đầu thế kỷ 20 là 30 năm, thì từ những năm 90 của thế kỷ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức ở Singapore và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)