SINGAPORE CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
3.2.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Singapore trong bƣớc chuyển sang thời đại kinh tế tri thức
Mục tiêu tổng quát của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam là xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược phát triển phù hợp. Hiện nay, so với các nước Đông Nam Á khác thì Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, sự phát triển kinh tế Việt Nam mới chỉ bắt đầu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, đánh dấu bởi quá trình đổi mới được thực hiện năm 1986. Bên cạnh nhiệm vụ phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì việc từng bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức đối với Việt Nam là một xu thế không thể đảo ngược. Để có thể thích ứng với xu thế này, đòi hỏi Việt Nam cần phải có tư duy kinh tế tri thức ngay trong giai đoạn phát triển kinh tế công nghiệp, qua đó có thể tiếp nhận có hiệu quả các hiệu ứng của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Là nước đi sau, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước đi trước. Những nước thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa và đang có bước chuyển thành công sang thời đại kinh tế tri thức như Singapore đã cho thấy một thực tế rằng: nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của các quốc gia đó, và để đạt được thành công đó, vai trò của nhà nước phải có những chuyển biến để thích nghi với bối cảnh thời đại. Việc Việt Nam có thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các quyết sách của nhà nước. Việc phân tích các kinh nghiệm của nhà nước
100
Singapore, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với nhà nước Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
3.2.1.1.Bài học chung về lựa chọn mô hình và chiến lược phát triển
- Thứ nhất, về cách ứng xử với khu vực tư nhân trong nước : Nhà nước Singapore đã tạo mọi điều kiện cho khu vực tư nhân trong nước phát triển bằng nhiều cách. Trong giai đoạn đầu, khi khu vực tư nhân còn quá non trẻ, nhà nước đã thực hiện các biện pháp bảo hộ, trợ cấp để nuôi dưỡng các doanh nghiệp này. Nhưng ngay khi nền kinh tế khởi sắc, nhà nước Singapore đã dần dần tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp bảo hộ và sẵn sàng cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Để nâng cấp và nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân, nhà nước Singapore đã khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Nhà nước Singapore coi khu vực tư nhân là nguồn quan trọng của sự đổi mới và tìm mọi cách để kích thích tinh thần kinh doanh, khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân trong nước. - Thứ hai, về cách ứng xử với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Nhà nước
Singapore luôn coi việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tạo môi trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp này. Bên cạnh những biện pháp như dỡ bỏ dần các rào cản thương mại, dỡ bỏ giới hạn về sở hữu của người nước ngoài trong những lĩnh vực quan trọng như bảo hiểm, ngân hàng, thực hiện tự do hóa hoàn toàn trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, nhà nước Singapore sẵn sàng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài từ những hành động nhỏ nhất. Trong khi nhiều quốc gia lo sợ trước việc thu hút các công ty đa quốc gia nước ngoài sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước thách thức cạnh tranh và có thể tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp nội địa, thì tại Singapore, người ta lại hướng các ngành công nghiệp nội địa sang phục vụ cho các công ty đa
101
quốc gia. Đối với Singapore, quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chủ yếu là quan hệ hợp tác chứ không phải quan hệ cạnh tranh. Nếu những doanh nghiệp tư nhân trong nước quá nhỏ để thực hiện liên doanh với các công ty đa quốc gia thì nhà nước sẽ thành lập các doanh nghiệp có đủ tiềm lực để việc liên doanh đạt hiệu quả. Ví dụ, việc Singapore Technologies liên doanh với các MNC hàng đầu để thành lập các nhà máy sản xuất bánh xốp.
- Thứ ba, về kích thước của khu vực kinh tế nhà nước: Trong tiến trình công nghiệp hóa, nhà nước Singapore đã tạo ra nhiều doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp này phần lớn đều có quy mô lớn và thực hiện các dự án đầu tư lớn trong nước hoặc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhà nước Singapore không chủ trương biến những doanh nghiệp này trở thành trụ cột của nền kinh tế. Nhà nước khuyến khích thành lập liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nước cũng như liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với các công ty đa quốc gia nước ngoài, và tiến hành bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả là, kích thước của khu vực nhà nước trong nền kinh tế Singapore đang nhỏ đi.
- Thứ 4, về mô hình phát triển khoa học, công nghệ: Thực chất của vấn đề trong lựa chọn mô hình phát triển khoa học – công nghệ là lựa chọn giữa mô hình nghiêng về tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hay chủ động tạo lập, sáng tạo khoa học riêng để phát triển khoa học công nghệ. Nhà nước Singapore coi trọng việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ từ nước ngoài. Các nhà lãnh đạo Singapore coi việc phát triển khả năng hấp thụ và xử lý tri thức quốc tế, đặc biệt là thành quả nghiên cứu, phát triển của các công ty đa quốc gia nước ngoài là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình đổi mới. Tuy nhiên, nhà nước Singapore vẫn luôn chú trọng đầu tư phát triển khoa học, công nghệ. Nhà nước khuyến khích mọi khu vực
102
kinh tế tham gia nghiên cứu và sáng tạo, dỡ bỏ những chính sách có thể kìm hãm sự sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển, hoàn lại chi phí cho các dự án nghiên cứu thành công.
- Thứ năm, về các biện pháp thúc đẩy tự do hóa thị trường: Singapore luôn sẵn sàng để cho khu vực tư nhân phát huy hết năng lực của mình và để thị trường quyết định những vấn đề căn bản của hoạt động kinh tế như giá cả và sản lượng. Các biện pháp can thiệp của nhà nước được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Nhà nước tích cực thực hiện các biện pháp tự do hóa để giảm mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường như dỡ bỏ các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong nước; tiến hành bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước; dỡ bỏ mọi rào cản cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực tài chính, viễn thông; dỡ bỏ giới hạn nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng địa phương; nâng cao tỷ lệ sở hữu cho phép ở các công ty bảo hiểm trong nước; dỡ bỏ các rào cản để khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, nước…Nhà nước thiên về chức năng tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận; xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và cung cấp các dịch vụ xã hội…
3.2.1.2.Một số bài học cụ thể
- Về chính sách phát triển vốn nhân lực
Để đạt được bước phát triển thần kỳ trong thời gian qua, một trong những chính sách mà nhà nước Singapore đặc biệt quan tâm là phát triển vốn nhân lực. Trọng tâm của chính sách này là xây dựng một chính sách giáo dục phù hợp và hiệu quả. Nhà nước Singapore đã thực hiện các chương trình đổi mới giáo dục thường xuyên và liên tục nhằm đi đến kết quả cuối cùng là sẽ tạo ra những sản phẩm có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Singapore để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Những kinh nghiệm trong phát triển giáo dục ở Singapore có thể khái quát ở những nội dung cụ thể sau:
103
+ Về xây dựng chương trình cải cách: Nhà nước Singapore nhấn mạnh, để thành
công trong đổi mới giáo dục thì ngay từ đầu nhà nước phải có chính sách nhất quán, và ổn định để tạo thành một dòng chảy thông suốt. “Nếu nói mà không thực hiện thì dòng chảy này sẽ ngắt quãng”. Vì vậy nhà nước Singapore đã xây dựng lộ trình đổi mới giáo dục một cách thường xuyên, liên tục. Từ khi bắt đầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa đến nay, nhà nước Singapore đã thực hiện 4 giai đoạn cải cách giáo dục liên tiếp và đạt được những thành tựu đáng kể.
+ Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực giáo dục: Nhà
nước Singapore đặc biệt chú trọng đến tính “thân thiện với thị trường”, tạo ra sự liên kết giữa giáo dục và sự phát triển kinh tế. Việc phát triển giáo dục phải dựa vào nguyên tắc thỏa mãn được nhu cầu của thị trường, khuyến khích các hoạt động đào tạo theo đơn đặt hàng hoặc nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Nhà nước Singapore yêu cầu các trường đại học phải liên tục kiểm tra lại chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo những gì họ cung cấp là cần thiết và hữu ích để lĩnh vực giáo dục có thể trang bị những kiến thức hữu ích cho các học viên khi tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.
Để tăng hiệu quả của giáo dục, nhà nước Singapore coi việc khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này là một giải pháp quan trọng. Bên cạnh các trường công, đến năm 2009 Singapore đã có trên 300 trường tư ở tất cả các cấp học. Quan tâm đến phát triển giáo dục nhưng nhà nước Singapore yêu cầu người dân phải đóng góp ít nhiều cho công cuộc này , ít nhất là ở bậc đại học. Không có gì ở Singapore là miễn phí hoàn toàn, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục.
Từ năm 2006, trường ĐH công lập lâu đời nhất Singapore là ĐH Quốc Gia Singapore “thoát dần” bàn tay nhà nước. Hệ thống giáo dục phổ thông cũng có những chuyển đổi mạnh mẽ để phù hợp với “chương trình linh hoạt”. Nhà nước đã dần trao quyền tự chủ cho các trường công lập ở tất cả các bậc học, ví dụ như trường trung học Raffles, hệ thống các trường cao đẳng kỹ thuật, và đại học công
104
lập hàng đầu NUS… Tuy nhiên, dù tạo điều kiện mở rộng các trường tư và để tư nhân đầu tư vào giáo dục, nhưng điều đó không đồng nghĩa là nhà nước Singapore buông lỏng chất lượng đào tạo. Sau một thời gian mở rộng trường tư để thu hút lợi nhuận, nhà nước Singapore đã nhận ra rằng: nếu muốn biến Singapore thành một trung tâm giáo dục của khu vực, phải chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng. Vì vậy, chất lượng của hệ thống giáo dục đại học tư nhân đang được xiết chặt dần dần sau thời gian “thả” để thu hút lợi nhuận. Những đại học tư nhân không đảm bảo chất lượng như học viện AIT sẵn sàng bị đóng cửa…Điều đó cho thấy quan điểm của nhà nước Singapore là cần thiết phải mở rộng để khu vực tư nhân đầu tư vào giáo dục, nhưng cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng đào tạo của khu vực này.
Nhà nước Singapore cũng đặc biệt chú trọng thu hút các trường đại học nước ngoài đến thành lập các cơ sở đào tạo tại Singapore, khuyến khích sinh viên Singapore đi du học tại các nước phát triển và tích cực xuất khẩu các chương trình giáo dục của Singapore sang các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á để phục vụ cho phát triển kinh tế.
+ Chính sách giáo dục để tạo đà cho phát triển kinh tế tri thức:
Chương trình giáo dục trong nền kinh tế mang bản chất toàn cầu đòi hỏi một phương pháp tổng thể: tập trung đổi mới giáo dục để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế.Điều này đòi hỏi các chương trình giáo dục phải bồi dưỡng tư duy toàn cầu cho người học để xây dựng một đội ngũ nhân lực có tính sáng tạo, linh hoạt, và khả năng thích ứng với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế mới. Một mặt, nhà nước Singapore chú trọng phát triển các kỹ năng mềm, như: văn hóa giao tiếp, kỹ năng đàm phán; một mặt nhà nước chú trọng nâng cao các kỹ năng kỹ thuật, bao gồm cả kỹ năng sắp xếp, trình bày, và phương thức điều tra... Vì, nếu kỹ năng chuyên môn là yếu tố quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trong công việc thì
105
các kỹ năng mềm như quản lý và giao tiếp rất quan trọng cho việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Một trong những kinh nghiệm thành công của chính sách giáo dục mà nhà nước Singapore đã áp dụng là việc lựa chọn Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong các trường học. Do tính phổ biến của Tiếng Anh nên chính sách này góp phần giúp Singapore dễ dàng hội nhập hơn với nền kinh tế thế giới.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách giáo dục của Singapore cho thấy Nhà nước Singapore đã thực sự có một tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người, trong đó có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục ở tất cả các cấp. Hiện nay Singapore là nước Đông Nam Á duy nhất có trường đại học nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, sự thành công trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Singapore còn xuất phát từ chủ trương “tiêm đầu óc kinh doanh và khả năng phát minh - sáng tạo vào ADN của dân tộc Singapore”, “cổ vũ những ai thất bại và biết gượng dậy để tiếp tục phấn đấu”. Nhà nước khuyến khích nam giới trình độ cao cưới vợ cùng trình độ, khuyến khích phụ nữ trình độ cao sinh từ hai con trở lên, hạn chế phụ nữ trình độ thấp sinh nhiều con. Những việc làm đó không ngoài mục đích cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhằm tiêm khả năng phát minh, sáng tạo vào ADN của dân tộc Singapore. Mặt khác, nhà nước Singapore coi việc cổ vũ những ai thất bại và biết gượng dậy để tiếp tục phấn đấu là một việc làm cần thiết.
- Kinh nghiệm nâng cao hiệu năng của bộ máy nhà nƣớc:
Nhà nước Singapore đã đề ra các biện pháp quyết liệt chống tham nhũng để giúp cho bộ máy nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả. Lý Quang Diệu - cựu thủ tướng Singapore cho rằng “Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi nào những con người lương thiện và đầy năng lực sẵn sàng tham gia ứng cử và nắm giữ chức vụ. Họ phải được trả mức lương thỏa đáng” [2]. Vì vậy, nhà
106
nước Singapore chú trọng tuyển chọn nhân tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước bằng cách trả cho họ mức lương cạnh tranh so với các doanh nghiệp, đề ra và thực hiện nghiêm ngặt luật chống tham nhũng để các viên chức nhà nước cống hiến hết mình cho công việc. Bên cạnh đó, nhà nước Singapore còn tích cực đẩy mạnh mở rộng và hoàn thiện chính phủ điện tử để người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ của nhà nước cung cấp như giải quyết thủ tục hành chính…đồng