Hiện nay, kinh tế Việt Nam so với trình độ phát triển chung của thế giới vẫn còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Chúng ta vẫn chưa vượt qua giai đoạn của kinh tế nông nghiệp, hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” chưa biến mất trên đồng ruộng, phương thức canh tác chủ yếu vẫn dựa trên lao động thủ công, khai thác sức bắp là chủ yếu. Mặc dù đã tiến hành công nghiệp hóa sau khi thống nhất đất nước không lâu, nhưng cho đến nay, Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình này. Trong khi đó, xu hướng chuyển sang thời đại kinh tế tri thức đang
107
trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận những dấu hiệu của thời đại kinh tế tri thức đang từng bước được hình thành rõ nét ở nhiều quốc gia, trong đó, có thể thấy thông qua phân tích thực tiễn nền kinh tế Singapore. Vì vậy, nếu Việt Nam không tự mình sớm tiếp cận và xây dựng nền kinh tế tri thức thì Việt Nam có thể trở thành nạn nhân của xu hướng không thể đảo ngược này.
Tuy nhiên việc chuyển sang thời đại kinh tế tri thức không phải là vấn đề dễ dàng mà là một quá trình khó khăn, phức tạp. Thách thức lớn đặt ra đối với một quốc gia đang phát triển, còn lạc hậu như Việt Nam là phải chuyển sang thời đại kinh tế tri thức theo cách như thế nào để có thể bắt kịp với nhịp độ của thời đại, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với nền kinh tế thế giới. Mặc dù đứng trước nhiều thách thức, nhưng đây cũng chính là cơ may do thời đại đem lại và nếu biết tận dụng thì Việt Nam có thể tạo được sự bứt phá trong phát triển kinh tế. Để thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế tri thức thì ngay trong quá trình công nghiệp hóa nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: (1) chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp;(2) từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, để tiệm cận dần đến nền kinh tế tri thức, và tri thức hóa dần các quá trình phát triển thì nhà nước Việt Nam cần và có thể đóng một vai trò tích cực. Bài học của Singapore gợi ý rằng, nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề sau:
3.2.2.1.Về chính sách phát triển nguồn nhân lực
Mặc dù Việt Nam là quốc gia có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục, nhưng cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế về chi phí lao động thấp. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay phải đáp ứng yêu cầu của hai nhiệm vụ: chuyển
108
biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Đặc biệt, trước bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hình thành nền kinh tế tri thức, khi mà sự phồn vinh và khả năng cạnh tranh của một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào tri thức và công nghệ thì để hoàn thành các mục tiêu trong phát triển kinh tế, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục đào tạo. Vì, nếu như khoa học và công nghệ là động lực trực tiếp của công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì giáo dục đào tạo sẽ tạo nguồn lực trực tiếp cho sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là nguồn nhân lực có trí tuệ cao. Việc đầu tư vào nguồn lực con người để phát triển kinh tế xã hội đang là một vấn đề sống còn của Việt Nam hiện nay. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, nhà nước Việt Nam cần có những chính sách để xây dựng được đội ngũ nhân lực có tri thức, có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và hiệu quả những vấn đề mà nền kinh tế - xã hội đặt ra.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay đang khủng hoảng về chất lượng. Mặc dù tỷ lệ đi học trong các cấp học phổ thông tương đối cao nhưng chất lượng lại không đồng đều, rất nhiều học sinh khi hoàn thành chương trình phổ thông vẫn chưa nắm được hết các kiến thức cơ bản.. Giảng viên các trường đại học Việt Nam có rất ít bài đăng trên các tạp chí quốc tế…
Với rất nhiều hạn chế như vậy, để đưa đất nước tiến vào thời đại kinh tế tri thức thì Việt Nam cần phải thực hiện một cuộc cách mạng trong giáo dục. Phải cải cách về căn bản hệ thống giáo dục và cần có những chính sách để tạo cơ hội cho người dân được học tập thường xuyên, học ở trường và học trên mạng để không ngừng trau đồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo. Bên cạnh đó, những yếu tố của nền kinh tế tri thức sẽ tạo ra những biến đổi rất sâu sắc và nhanh chóng nên giáo dục đào tạo phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người một cách bền vững. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, nhà nước Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của Singapore trong việc tăng cường trang bị các kỹ năng mềm cho học
109
sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc theo nhóm…, kể cả năng lực giao tiếp với người nước ngoài. Đồng thời, để tạo nền tảng cho quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới dễ dàng hơn, nhà nước cần có chính sách để đảm bảo mỗi học sinh, sinh viên phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và học tập hiểu nền văn hóa của các nước trên thế giới. Để làm điều này, có thể nhà nước nên thiết lập cuộc thi “vượt rào” về ngoại ngữ ở bậc đại học: Sau năm thứ hai, sinh viên phải thành thạo một ngoại ngữ và vượt qua kỳ thi vượt rào ngoại ngữ, nếu không đảm bảo điều này, sinh viên phải dừng học 1 năm để trau dồi khả năng ngoại ngữ…
Nhà nước Việt Nam cần trao quyền tự chủ nhiều hơn nữa cho các trường ở các cấp học, đặc biệt là các trường đại học, giảm các biện pháp quản lý về hành chính để tập trung hoàn thiện các biện pháp để quản lý chất lượng. Điều này sẽ giúp các trường đại học có tính cạnh tranh hơn và buộc phải chủ động nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong thời gian vừa qua, nhà nước Việt Nam đã nới lỏng chính sách để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào giáo dục dẫn tới một loạt các trường dân lập, tư thục, bán công được thành lập. Nhưng Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của Singapore khi thu hút đầu tư của tư nhân vào giáo dục bằng cách siết chặt chất lượng giáo dục. Nhà nước Việt Nam cần tạo “tính thân thiện với thị trường” trong lĩnh vực giáo dục để nơi đây không chỉ tạo ra những sản phẩm về con người để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường mà còn tạo ra các sản phẩm nghiên cứu khoa học có giá trị trên thị trường.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc thu hút các trường đại học ở nước ngoài đến thành lập các cơ sở đào tạo tại Việt Nam. Trên thực tế, đã có một số trường quốc tế tham gia vào thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam ở tất cả các bậc học như RMIT, TROY, Sunderland…Các trường này đã thổi một luồng sinh khi mới cho nền giáo dục Việt Nam, góp phần tạo động lực để các
110
trường trong nước thay đổi cách thức quản lý, chương trình và phương pháp giảng dạy, giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới với chi phí rẻ hơn đi du học rất nhiều. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, nhà nước Việt Nam cần tích cực quảng bá về thị trường dịch vụ giáo dục tiềm năng tại Việt Nam đến các trường danh tiếng trên thế giới; cải thiện môi trường đầu tư; đơn giản hóa thủ tục hành chính; có những ưu đãi thiết thực về thuế, cơ sở vật chất…
Mặc dù trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng những vấn đề bất cập về chất lượng thực sự đã trở thành trở ngại cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vì vậy, việc tháo gỡ những trở ngại này cần phải được giải quyết một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt. Thực tế, nhà nước Việt Nam đã nhận thức được điều đó và đã kêu gọi một cuộc “cải cách toàn diện” đối với hệ thống giáo dục, trong đó bao gồm những cải cách then chốt cần thiết để thổi một luồng sinh khí mới vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện cải cách thực hiện quá chậm chạp, thiếu nhất quán và chưa tìm ra được những bước đi cụ thể và hiệu quả. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp thu bài học của các nước có nền giáo dục phát triển như Singapore để hoàn thiện chiến lược cải cách giáo dục của mình. Có như vậy, thì giáo dục mới thực sự tạo ra được nguồn nhân lực phù hợp cho bước tiến vào nền kinh tế tri thức.
Một vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà nhà nước Việt Nam cần quan tâm, đó là, chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, đề bạt cho người lao động cần phải chuyển từ tiêu chuẩn “dựa trên thâm niên” sang tiêu chuẩn “dựa trên kết quả”. Chỉ có như vậy mới có thể giải phóng được năng lực sáng tạo để người lao động có thể cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
111
3.2.2.2.Về chính sách phát triển khoa học - công nghệ
Hiện nay, giống như hầu hết các nước Đông Á trong 30 năm về trước, sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc nặng nề vào các sản phẩm thâm dụng lao động như giày dép, dệt may, đồ gỗ... Việc dựa vào các sản phẩm thâm dụng lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa là cần thiết vì nó giúp tạo công ăn việc làm để giải quyết vấn đề thất nghiệp, thu về ngoại tệ, và tích luỹ kinh nghiệm để dần tiến vào ngành công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nếu như Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh trên cơ sở lao động rẻ thì sẽ rất khó đưa nền kinh tế vượt qua mức thu nhập trung bình thấp so với trình độ phát triển chung của thế giới.Tiếp thu những bài học của Singapore, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển khoa học, công nghệ phù hợp để từng bước hiện đại hóa nền kinh tế, từng bước chuyển từ sản xuất các mặt hàng dựa trên thâm dụng lao động sang sản xuất các mặt hàng phức tạp và tinh vi hơn, dựa thâm dụng vốn và công nghệ. Học tập kinh nghiệm của Singapore, Việt Nam nên phát triển khoa học công nghệ dựa trên tiếp thu các thành tựu của thế giới là chủ yếu, đồng thời từng bước cải thiện năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo của mình. Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách hợp lý để các doanh nghiệp tiếp cận được với các kỹ năng, công nghệ, và tri thức tiên tiến trên thế giới như tích cực thu hút các công ty đa quốc gia nước ngoài, thực hiện các hình thức liên kết với nước ngoài để thực hiện chuyển giao công nghệ. Nhà nước Việt Nam cần xây dựng “hệ thống sáng tạo” cấp quốc gia để một mặt tiếp thu và nâng cao năng lực công nghệ nội lực, một mặt tạo ra khả năng tiếp cận, điều chỉnh, và hoàn thiện các công nghệ nhập khẩu. Để nâng cao nội lực trong phát triển khoc học công nghệ, nhà nước Việt Nam cần tích cực đổi mới hệ thống giáo dục để có thể cung cấp cho nền kinh tế những kỹ sư, nhà khoa học được đào tạo bài bản; xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới để phát triển các công nghệ tiên phong. Trên thực tế, để thực hiện được các mục tiêu trên là điều không hề dễ dàng, vì năng lực công nghệ nội sinh của Việt Nam trong thời
112
gian qua còn rất yếu kém: trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký được 2 bản quyền với Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) chỉ đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế trong khi cũng trong năm 2006, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của trường Đại học Phúc Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế [42].
Để phát triển khoa học – công nghệ, nhà nước Việt Nam cần nới lỏng kiểm soát đối với các viện nghiên cứu và trường đại học, cho phép các tổ chức này cạnh tranh với nhau để thu hút được những giảng viên, sinh viên xuất sắc cũng như các nguồn tài trợ để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, nhà nước phải tạo được những điều kiện thuận lợi và những ưu đãi thỏa đáng để thu hút được những nhà khoa học hàng đầu trong nước và thế giới đóng góp cho nền khoa học Việt Nam. Nhà nước Việt Nam cần tích cực xâm nhập thị trường chất xám toàn cầu, tích cực mời các nhà khoa học xuất sắc trên thế giới “hiến kế” cho công cuộc phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam với mức đãi ngộ và hỗ trợ nghiên cứu thỏa đáng.
Mặt khác, để phát triển khoa học, công nghệ thì Việt Nam cần phải tích cực hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Mặc dù Việt Nam đã thành công khi thu hút được một số nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Canon, Nidec, và Foxconn...nhưng lượng vốn đầu tư còn ít và tiến độ thực hiện các dự án còn chậm. Việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao vào đầu tư sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển khoa học – công nghệ của thế giới. Để tạo môi trường hấp dẫn các doanh nghiệp công nghệ cao, trước hết Việt Nam cần đào tạo một số lượng lớn lao động có kiến thức, kỹ năng cao.
Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cần thúc đẩy hình thành thị trường công nghệ,
113
công nghệ đòi hỏi một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp lý đảm bảo được quyền lợi của người sáng tạo, đồng thời làm cho lợi ích của sáng tạo được chia sẻ cho mọi người. Điều đó đòi hỏi Việt Nam cần tích cực hoàn thiện luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ dưới cả hai góc độ: xây dựng và thực hiện luật. Nhà nước cần tập trung cho sự phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, tăng cường đầu tư cho phát triển khoa học cơ bản, xây dựng các trung tâm khoa học quốc gia vững mạnh làm điểm tựa cho phát triển công nghệ, đảm bảo luận cứ khoa học cho định hướng phát triển đất nước. Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo khung pháp lý minh bạch, tạo môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở đó phát triển thị trường khoa học công nghệ, thúc đẩy sự ứng dụng khoa học và phát triẻn công nghệ, giải phóng mọi năng lực sáng tạo. Nhà nước cần khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đào tạo nhân lực và giải quyết việc làm, đầu tư nghiên cứu khoa học, gắn khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và tổ chức các hình thức