Một số đánh giá, nhận xét từ góc nhìn của CB quản lý và GV trực tiếp phụ trách giảng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của luật hình sự (Trang 86)

10. Cấu trúc luận án

2.5. Một số đánh giá, nhận xét từ góc nhìn của CB quản lý và GV trực tiếp phụ trách giảng

Nội dung đầu tiên cần đề cập đến đó chính là mức độ nắm bắt các nội dung trong hoạt động BD NVSP cho GV ĐH. Hai tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá về nội dung này, đó là: tầm quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GV và hiểu biết đặc trƣng hoạt động BD cho ngƣời lớn, vì khi xác định đƣợc nhƣ̃ng yếu tố ảnh hƣởng đến hoa ̣t đô ̣ng BD của ngƣời lớn thì sẽ xác định đƣợc mong muốn và nhu cầu đƣợc BD của ngƣời lớn . Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Biểu đồ 2.17. Mức độ nắm bắt của các GV tham gia BD

Các trƣờng hợp tham gia đánh giá đều nhìn nhận mức độ nắm bắt của các GV tham gia BD NVSP về hai nội dung ở mức tốt và rất tốt. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi mà những GV đƣợc tham gia các khóa BD NVSP đƣợc các đối tƣợng là GV trực tiếp giảng dạy và CB quản lý đánh giá cao.

Những ngƣời đƣợc tham gia BD hiểu đƣợc tầm quan trọng của NVSP và trùng với kết quả khảo sát ban đầu của đề tài khi có đến 51.9% đối tƣợng tham gia BD đánh giá quan trọng. Khi đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của NVSP, GV sẽ ý thức và nhận ra vai trò của mình khi tham gia giảng dạy cho những đối tƣợng khác. Bên cạnh đó, những sự hiểu biết về đặc trƣng của hoạt động BD cho ngƣời lớn cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình học tập của các học viên đƣợc tham gia BD.

Nội dung tiếp theo đƣợc lựa chọn trong quá trình phỏng vấn các đối tƣợng GV, phục vụ và CB quản lý hoạt động BD NVSP đó là mức độ quan tâm đến các nội dung: GV với nhiệm vụ NCKH; GV tham gia BD thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức mới; bổ sung tài liệu BD; xử lý các thông tin phản hồi từ ngƣời học; đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi khóa BD; cơ sở BD NVSP tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm theo định kỳ và phát triển đội ngũ GV kế cận. Kết quả thu đƣợc cụ thể:

Biểu đồ 2.18. Mức độ quan tâm của các GV tham gia BD

Qua quá trình phỏng vấn, kết quả đã cho thấy không hề có sự đánh giá ở mức không tốt và không tốt lắm dành cho các đối tƣợng tham gia BD. Hầu hết các cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn đều đánh giá cao mức độ quan tâm

Một số nội dung cụ thể đƣợc các GV và CB quản lý đánh giá cao nhƣ đƣợc cập nhật kiến thức mới, bổ sung tài liệu BD, đây cũng chính là nội dung dành đƣợc nhiều sự quan tâm đánh giá của các ngƣời học trong khảo sát ban đầu. Cụ thể, các học viên đã đánh giá tài liệu BD và PP giảng dạy là hai yếu tố có ảnh hƣởng, tác động khá nhiều đến chất lƣợng của khóa BD (45.7% và 45.0%).

Mặt khác, những yếu tố thiên về hoạt động quản lý nhƣ kế hoạch tổ chức chƣơng trình, đánh giá rút kinh nghiệm và phát triển đội ngũ kế cận cũng có sự tƣơng đồng khá cao giữa hai nhóm đối tƣợng đánh giá là GV, CB quản lý và học viên tham gia các khóa học. Hơn 40% số học viên tham gia đánh giá là những đặc điểm này có tác động khá nhiều đối với các chƣơng trình BD NVSP. Chính vì vậy, xác định sự quan trọng của các yếu tố này có thể giúp GV và các CB quản lý tổ chức tốt hơn những khóa BD NVSP.

Nội dung thứ ba cần đề cập đến trong cuộc khảo sát này đó chính là sự hợp lý trong chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH hiện nay dựa vào Quyết định số 61/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT. Một số nội dung sau đƣợc lựa chọn để đánh giá mức độ hợp lý: GD ĐH thế giới và Việt Nam; tâm lý GD ĐH; lý luận và PP dạy học ĐH; phát triển chƣơng trình và tổ chức quá trình ĐT; đánh giá trong GD ĐH và sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học ĐH. Cụ thể, các đối tƣợng tham gia khảo sát trả lời nhƣ sau:

Hầu hết các ý kiến trả lời đều cho thấy sự tán đồng về các nội dung chƣơng trình BD cho GV ĐH hiện nay. Cụ thể hơn, sự đánh giá của những ngƣời làm GV và CB quản lý cho thấy sự xác đáng cao khi đa số học viên cũng đã đánh giá những nội dung sau ở mức tốt: tâm lý GD ĐH với 56.4%, lý luận và PP dạy học ĐH với 58.9% và sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ trong GD ĐH với 56.9%. Các hoạt động khác đa số đƣợc đánh giá là khá tốt, cao nhất là hoạt động BD kiến thức về GD thế giới và GD Việt Nam có đến 50.5% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là khá tốt, đánh giá trong GD ĐH chiếm 49.1%.

Có thể thấy rằng, những nội dung BD hiện tại các cơ sở GD ĐH đang tiến hành tổ chức BD là tƣơng đối hợp lý xét về nhiều phía từ ngƣời dạy đến ngƣời học cũng nhƣ bộ phận CB quản lý. Đây cũng chính là nội dung mà tác giả quan tâm và tiến hành phỏng vấn với các nội dung mở rộng.

Qua quá trình phỏng vấn, đối với đối tƣợng CB quản lý có thêm nhiều luồng ý kiến cho rằng “nên tăng cƣờng phổ biến các văn bản pháp quy mới liên quan đến GV” hay “cần thêm nội dung quản lý lớp học” hoặc cụ thể hơn nhƣ “tổ chức quá trình ĐT cần tăng thêm thời lƣợng để GV và học viên có thời gian đi sâu vào tìm hiểu, trao đổi nội dung của quá trình BD theo học chế TC - một nội dung rất cần trong bối cảnh mới”, “Nội dung chƣơng trình chung cho tất cả GV nhƣ hiện nay là chƣa phù hợp, cần thiết kế chƣơng trình BD cho phù hợp với từng nhóm đối tƣợng GV để nâng cao hiệu quả của hoạt động BD NVSP trong thực tiễn giảng dạy”.

Bên cạnh đó, những GV trực tiếp tham gia giảng dạy các khóa BD cũng chia sẻ những ý kiến về thời lƣợng và chƣơng trình “cần bổ sung thêm những nội dung về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động sƣ phạm” và “…cần có nhiều hơn những sự trao đổi về nội dung/đặc điểm của học tập hiện đại trong các trƣờng ĐH…”.

Với những ý kiến đóng góp của các GV trực tiếp tham gia giảng dạy và những CB quản lý, có thể thấy hầu hết tập trung vào ƣu tiên cho việc nâng cao thời lƣợng BD, sử dụng các PP hiện đại đồng thời hƣớng đến những nội dung thực tế hơn là những nội dung mang tính lý thuyết. Đây cũng là mong muốn của số đông học viên đã trả lời trong khảo sát trƣớc: đối với nhu cầu của nhóm ngành Khoa học XH nhân văn: muốn có nhiều hơn những lớp BD NVSP (38.6%), BD PP giảng dạy hiện đại (17.3%) và BD kỹ năng mềm (17.3%); đối với nhu cầu của nhóm ngành Khoa học tự nhiên: BD PP giảng dạy hiện đại (18.7%), nội dung BD gắn với thực tế (30.5%) và kiểm tra, đánh giá hoạt động BD NVSP (20.3%); đối với nhu cầu của nhóm ngành Khoa học kỹ thuật: muốn có nhiều hơn những lớp BD NVSP (33.8%), nội dung BD gắn với thực tế (13.8%) và ĐT các khóa BD nghiệp vụ ngắn hạn (27.5%); đối với nhu cầu của nhóm ngành Kinh tế: BD PP giảng dạy hiện đại (31.6%) và BD kỹ năng mềm (29.8%).

Bên cạnh những ý kiến về mặt nội dung và PP trong các chƣơng trình BD NVSP, các CB quản lý còn cho rằng “BD nghiệp vụ sƣ phạm ĐH là vấn đề luôn có tính thời sự vì vậy, lãnh đạo của các cơ sở GD ĐH phải quan tâm và quán triệt đến tất cả các giáo viên. Công tác này nên đƣợc các trƣờng tổ chức định kỳ và nghiêm túc” hoặc ý kiến của một GV cho rằng “các trƣờng ĐH nên xây dựng các website học tập, tạo điều kiện cho việc tự học, tự BD nghiệp vụ sƣ phạm. Chỉ có nhƣ vậy, các GV mới có đƣợc những kỹ năng tốt đồng thời có điều kiện học tập, BD không ngừng”.

Có thể nói, tất cả những đặc điểm này đã làm nổi bật lên tính đặc thù công tác BD NVSP trong các trƣờng ĐH dƣới góc nhìn của CB quản lý và những ngƣời trực tiếp tham gia giảng dạy. Đây chính là cơ sở giúp xây dựng chuẩn NVSP cho GV và thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH theo nhóm ngành ĐT sao cho gắn chặt với mục đích và nội dung ĐT của từng nhóm ngành ĐT.

2.6. Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động BD NVSP cho GV của một số cơ sở GDĐH ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của luật hình sự (Trang 86)