Tổ chức xây dựng chuẩn NVSPcho GVĐH

Một phần của tài liệu Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của luật hình sự (Trang 45)

10. Cấu trúc luận án

1.5.1. Tổ chức xây dựng chuẩn NVSPcho GVĐH

Tổ chức và triển khai xây dựng chuẩn NVSP cho GV ĐH cần căn cƣ́ nhu cầu thƣ̣c tiễn của XH, năng lƣ̣c của cơ sở GDĐH và kỳ vo ̣ng của nhà quản lý về năng lực chuyên môn , kỹ năng NVSP của GV ĐH cần có. Với tƣ cách là bộ quản lý ngành, Bô ̣ GD&ĐT đóng vai trò chủ trì quản lý, phối hợp với các bô ̣, ngành khác cùng bàn bạc , trao đổi, xây dựng và thống nhất ban hành chuẩn NVSP cho GV ĐH .

Để chuẩn NVSP cho GV ĐH đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở vững chắc và khả thi, trong công tác quản lý cần chú trọng thực hiện các bƣớc sau:

- Khảo sát, xác định nhu cầu của XH về ĐT NNL chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển nền KT-XH;

- Khảo sát, lấy ý kiến rô ̣ng rãi trong đối tƣợng CB quản lý và GV của các cơ sở GDĐH về dự thảo chuẩn NVSP cho GV ĐH;

- Tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung các góp ý và quyết định ban hành chính thức chuẩn NVSP cho GV ĐH.

1.5.2. Tổ chức thiết kế chương trình BD NVSP cho GV ĐH theo tiếp cận CDIO

Trên cơ sở chuẩn NVSP cho GV ĐH do Bộ GD&ĐT ban hành, Bô ̣ GD&ĐT có thể xem xét giao việc thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH theo từng nhóm ngành ĐT cho các cơ sở GD đƣợc giao tổ chức lớp BD NVSP cho GV ĐH, có thẩm định của Bộ GD&ĐT. Việc tổ chức thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH theo từng nhóm ngành ĐT cần đảm bảo:

- Khảo sát nhu cầu của XH về ĐT NNL theo từng nhóm ngành ĐT; - Các nội dung BD cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để GV đạt chuẩn NVSP;

- Tham gia thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH có chuyên gia GD, chuyên gia lĩnh vực ngành ĐT, nhà quản lý, nhà giáo;

- Thẩm định của Bộ GD&ĐT về tính hợp pháp, hợp lý, phù hợp của chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH.

1.5.3. Tổ chức chỉ đạo, triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH

Tổ chƣ́c chỉ đạo, triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể và có hệ thống từ trên xuống dƣới. Trong quá trình chỉ đạo, triển khai hoạt động này, các nhà quản lý phải luôn chú ý đến mục tiêu của chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH theo từng nhóm ngành ĐT, luôn bám sát tinh thần của tiếp cận CDIO, sao cho mọi hoạt động luôn đi đúng hƣớng và đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Việc tổ chức chỉ đạo, triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH cần đƣợc tiến hành đồng bộ, phối hợp chặt chẽ từ cơ sở GDĐH cử GV tham gia BD NVSP đến cơ sở GD đƣợc giao tổ chức lớp BD NVSP cho GV ĐH. Công tác này cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chú trọng khâu lấy ý kiến phản hồi từ GV- ngƣời học và ý kiến GV- ngƣời giảng dạy để kịp thời chỉnh sửa , bổ sung các vấn đề phát sinh và đa ̣t đƣợc mu ̣c tiêu đề ra của chƣơng trình BD.

Thƣ̣c tiễn cho thấy , rất nhiều vấn đề có thể nẩy sinh và đƣợc xem xét giải quyết trong quá trình tổ chƣ́c triển khai cũng nhƣ chỉ đạo của các nhà quản lý.

1.5.4. Tổ chức đánh giá hoạt động NVSP cho GV ĐH để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa các nội dung vướng mắc chỉnh sửa các nội dung vướng mắc

Để tổ chức đánh giá hữu hiệu, các nhà quản lý cần xây dựng một phƣơng án đánh giá khả thi và bám sát mục tiêu của chƣơng trình BD NVSP cho GV ĐH. Kết thúc mỗi đợt đánh giá nhà quản lý tổng kết lại những công việc đã làm đƣợc và những công việc làm chƣa hiệu quả để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa.

Trong quá trình quản lý, tùy thuộc nội dung và thời điểm, nhà quản lý lựa chọn một trong bốn PP đánh giá cơ bản sau:

* Đánh giá phân loại

PP đánh giá này nhằm tìm hiểu trình độ chuyên môn , nhu cầu của GV tham gia để sắp xếp , bố trí khoá BD cho phù hợp về đối tƣợng, thuận lợi cho việc lựa chọn phƣơng thức tổ chức, PP giảng dạy.

* Đánh giá chuẩn đoán

Đánh giá chuẩn đoán nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây khó khăn cho GV trong quá trình tham gia BD NVSP, nhằm giúp nhà quản lý có biện pháp khắc phục kịp thời.

* Đánh giá liên tục trong suốt quá trình

Đánh giá liên tục đƣợc tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá trình triển khai hoạt động BD NVSP cho GV nhằm thu thập các thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoặc đƣa ra những cải tiến phù hợp. Các nghiên cứu về đánh giá cho thấy nếu thƣờng xuyên tiến hành đánh giá cũng sẽ tạo nên một không khí học tập tích cực, sôi nổi và hiệu quả hơn. * Đánh giá kết quả giữa kỳ và cuối kỳ

Đánh giá để xác định xem mục tiêu của chƣơng trình BD đạt đƣợc ở mức độ nào và đánh giá định lƣợng mức độ đó. Ngoài ra kết quả đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ cũng cho GV biết mức độ hoàn thành khóa BD NVSP của họ đến đâu. Kết quả đánh giá cuối kỳ còn đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoa ̣t đô ̣ng BD, cũng nhƣ để đánh giá hiệu quả giảng dạy của các GV tham gia giảng dạy khóa BD.

Các nhà quản lý và GV tham gia giảng dạy khóa BD có thể sử dụng kết quả đánh giá cuối kỳ để xác nhận đạt chuẩn NVSP cho GV ĐH.

1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình BD NVSP cho GV ĐH

(1) Đội ngũ CB: CB quản lý và GV tham gia giảng dạy các lớp BD NVSP cho GV ĐH có kinh nghiê ̣m trong thực tiễn giảng dạy và quản lý, có khả năng bao quát , tổng kết, đánh giá, chủ động và kịp thời ứng phó trƣớc những tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến viê ̣c triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH, tổ chức tuyên truyền giúp GV nhận thức đúng đắn, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, mức độ cần thiết của hoạt động BD NVSP; GV tham gia giảng dạy là những ngƣời có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về NVSP và thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, bổ sung thông tin để thực hiện tốt các khâu: xây dựng, tổ chức, dẫn dắt bài giảng và hƣớng dẫn học viên trao đổi, thảo luận, ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng và thao tác giảng dạy.

(2) Môi trƣờng : để đảm bảo triển khai hoạt động BD NVSP cho GV ĐH đa ̣t hiệu quả cao , cần tạo đƣợc môi trƣờng tổ chức, quản lý hỗ trợ nhƣ: Môi trƣờng pháp lý (xây dựng cơ chế, chính sách về BD, đãi ngộ, thăng tiến…); Môi trƣờng làm việc (cơ sở vật chất, tài liệu phong phú, không khí thân thiện, cởi mở, ngƣời có nhiều kinh nghiệm hƣớng dẫn ngƣời có ít kinh nghiệm, khích lệ sáng kiến, đổi mới …); Môi trƣờng NCKH (BD qua hoạt động NCKH).

(3) Tài chính: Hàng năm cơ sở GDĐH dựa vào kế hoạch BD NVSP để xây dựng kinh phí phục vụ cho hoạt động này. Ngoài kinh phí của Nhà nƣớc, cơ sở GDĐH cần chủ động huy động các nguồn kinh phí khác nhau để tổ chức và hỗ trợ GV khi tham gia các hoạt động BD và đạt thành tích học tập cao.

(4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Bố trí phòng họp để tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề (xêmina) về các nội dung của chƣơng trình BD NVSP. Vớ i cơ sở GDĐH lớn cần đầu tƣ kinh phí xây dựng Phòng Phát triển NVSP với đầy đủ các trang thiết bị âm thanh, thu thanh, phát thanh hiện đại giúp GV có thể thực hành các kỹ năng NVSP hoặc sáng tạo các phong cách giảng dạy mới và tự kiểm chứng kết quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Trong Chƣơng 1 - Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH ở Việt Nam, ngoài việc tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, Chƣơng 1 đã phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NNL GDĐH.

Đối tƣợng của hoạt động BD NVSP là GV đang tham gia giảng dạy tại các trƣờng ĐH ở Việt Nam, rất đa dạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngành ĐT và có sự phân hoá cao về tuổi tác, đặc điểm sức khoẻ... Đây là một trong những đặc thù quan trọng cần quan tâm trong quá trình xây dựng giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH.

Để định hƣớng cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH, Chƣơng 1 đã giới thiệu khái niệm CDIO, quá trình hình thành và vận dụng CDIO vào xây dựng chƣơng trình ĐT ĐH ở Việt Nam. Thực chất CDIO là cách tiếp cận mở và phát triển, xây dựng chuẩn đầu ra theo nhu cầu ĐT của XH, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nhà trƣờng và tổ chức sử dụng NNL. Chƣơng 1 đã phân tích làm nổi bật sự cần thiết của việc áp dụng tiếp cận CDIO vào việc xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH.

Việc học tập BD nâng cao trình độ nghiệp vụ của GV vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt, do đó, rất cần thiết xác định chuẩn NVSP cho GV ĐH và thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV theo nhóm ngành ĐT để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động BD NVSP cho GV ĐH.

Chƣơng I đã phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động BD NVSP và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH theo cách tiếp câ ̣n CDIO, các yếu tố ảnh hƣởng cũng nhƣ điều kiện triển khai hoạt động này, đây là cơ sở quan trọng cho định hƣớng nghiên cứu của tác giả trong các chƣơng sau của Luận án.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN

CỦA MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu mẫu khảo sát

Luận án đã tiến hành điều tra chọn mẫu khảo sát nhằm phục vụ mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động BD NVSP cho GV và thực trạng quản lý hoạt động này ở các cơ sở GDĐH của Việt Nam. Cụ thể, tiến hành hai cuộc khảo sát với hai đối tƣợng khác nhau nhằm có đƣợc cái nhìn toàn thể về thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động BD NVSP.

2.1.1. Đối tượng là GV tham gia các lớp BD NVSP

Đối với đối tƣợng là GV tham gia các lớp BD NVSP, tiến hành chọn mẫu khảo sát ở các trƣờng ĐH tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khảo sát này, bảng câu hỏi đƣợc sử dụng để tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho luận án (xem phần phụ lục). Do những điều kiện hạn chế về nhân lực và kinh phí, nên số lƣợng các đối tƣợng khảo sát tập trung hầu hết ở địa bàn Hà Nội. Hai địa bàn còn lại (Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) chiếm số lƣợng mẫu ít hơn. Cụ thể số lƣợng mẫu khảo sát ở mỗi thành phố nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mẫu khảo sát chia theo thành phố

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % thực

Hà Nội 449 76.1 76.1

Hồ Chí Minh 69 11.7 11.7

Đà Nẵng 72 12.2 12.2

Tổng 590 100.0 100.0

Tại địa bàn Thành phố Hà Nội, tiến hành chọn mẫu tại các Trƣờng ĐH thành viên của ĐHQG Hà Nội bao gồm: Trƣờng ĐH Khoa học XH và Nhân

Công nghệ, Trƣờng ĐH GD, Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân, Trƣờng ĐH Bách khoa Hà Nội; ở địa bàn Đà Nẵng chọn mẫu tập trung tại Trƣờng ĐH Sƣ phạm Đà Nẵng và đối với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chọn mẫu tập trung ở Trƣờng ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật và Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

Với cách thức lựa chọn khảo sát nhƣ vậy, số lƣợng mẫu đƣợc trộn để chia thành nhóm ngành ĐT, hƣớng đến mục tiêu phân loại nhằm tìm ra đặc điểm đặc thù của từng nhóm ngành ĐT hiện nay ở Việt Nam để làm cơ sở xác đi ̣nh chuẩn BD NVSP cho GV và thiết kế chƣơng trình BD NVSP cho GV theo tiếp cận CDIO cho từng nhóm ngành ĐT, giúp cho việc tổ chức và quản lý hoạt động BD NVSP cho GV ĐH đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể, mẫu khảo sát đƣợc phân theo các nhóm ngành ĐT nhƣ sau:

Bảng 2.2. Mẫu khảo sát chia theo nhóm ngành ĐT

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % thực Nhóm ngành KHXHNV 182 30.8 33.0 Nhóm ngành KH Tự nhiên 113 19.2 20.5 Nhóm ngành KH Kỹ thuật 126 21.4 22.8 Nhóm ngành Kinh tế 131 22.2 23.7 Tổng 552 93.6 100.0

Kết quả ở bảng số liệu cho thấy, tỉ lệ giữa các nhóm ngành ĐT là khá đồng đều nhau, chỉ có nhóm ngành KHXHNV chiếm 30.8%, còn lại hầu hết các nhóm ngành khác dao động trong khoảng từ 19 – 23%. Tỉ lệ nhƣ vậy là hợp lý giúp cho Luận án có thể tiến hành so sánh sự giống và khác nhau giữa các nhóm ngành ĐT.

Bên cạnh sự phân biệt theo nhóm ngành ĐT, cơ cấu mẫu khảo sát còn thể hiện thông qua những đặc điểm quan trọng khác nhƣ giới tính, nhóm tuổi:

Hình số 2.1. Mẫu khảo sát theo giới tính

Nhìn qua kết quả về phân bố mẫu theo giới tính, chúng ta có thể nhận thấy sự chênh lệch là không lớn, nữ giới chiếm 53.4% trong khi nam giới chiếm 46.6%. Đây là cơ sở để tiến hành các phân tích tƣơng quan theo giới tính về sau, từ đó giúp thu thập đƣợc những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp với Luận án.

Độ tuổi của các đối tƣợng phỏng vấn đƣợc chia theo 5 nhóm: nhóm 1 độ tuổi từ 22 – 29 có 189 ngƣời trả lời (chiếm 32%), nhóm 2 độ tuổi từ 30 – 39 có 238 ngƣời (chiếm 40.3%), nhóm 3 độ tuổi từ 40 – 49 có 62 ngƣời (chiếm 10.5%), nhóm 4 độ tuổi từ 50 – 59 có 30 ngƣời (chiếm 5.1%) và nhóm cuối cùng là những đối tƣợng trên 60 tuổi có 8 ngƣời (chiếm ít nhất 1.4%). Tuy nhiên, trong số liệu thu thập đƣợc, có 63 ngƣời không trả lời về tuổi của mình (chiếm 10.7%), số lƣợng này đƣợc loại trừ ra khỏi tỉ lệ chung để không làm ảnh hƣởng đến những phân tích về sau. Lý do chia đối tƣợng phỏng vấn thành các nhóm tuổi nhƣ vậy nhằm so sánh đƣợc những thông tin cụ thể về ĐT, BD của đội ngũ GV trẻ với GV có thâm niên giảng dạy cao.

Xét đặc điểm về nhóm tuổi, giới hạn trong cỡ mẫu khảo sát của đề tài cho thấy, số lƣợng GV có độ tuổi dƣới 40 chiếm tỉ lệ khá cao. Bên cạnh đó, các đối tƣợng từ 40 – 60 tuổi xuất hiện với tần suất vừa cũng là cơ hội cung

Hình số 2.2. Mẫu khảo sát chia theo độ tuổi

Không những phân tích về giới tính, độ tuổi của cơ cấu mẫu khảo sát, Luận án còn tiến hành phân tích những đặc điểm về trình độ học vấn và thâm niên giảng dạy của các đối tƣợng tham gia khảo sát, kết quả nhƣ sau: Trình độ học vấn của 590 GV đƣợc phỏng vấn phân bổ nhƣ sau: số GV đƣợc phỏng vấn có trình độ Thạc sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất với 337 ngƣời (chiếm 57.1%), Cử nhân có 124 ngƣời (chiếm 21.0%), trình trình độ Tiến sĩ với 109 ngƣời (chiếm 18.5%), Phó giáo sƣ có 17 ngƣời (chiếm 2.9%) và chỉ có duy nhất 1 Giáo sƣ (0.2%).

Nhƣ vậy, xét về trình độ chuyên môn, các cơ sở ĐT có mặt bằng chung khá cao. Chủ yếu là trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ, số lƣợng GV là Cử nhân không lớn và chủ yếu là những CB trẻ mới ở lại trƣờng giảng dạy.

Bảng 2.3. Mẫu khảo sát chia theo số nhóm năm công tác

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % thực Từ 1 đến 10 năm 399 67.6 75.1 Từ 11 đến 20 năm 96 16.3 18.1 Từ 21 đến 30 năm 22 3.7 4.1 Trên 30 năm 14 2.4 2.6 Tổng 531 90.0 100.0 Giá trị khuyết hệ thống 59 10.0 Tổng 590 100.0

Đặc điểm cuối cùng của mẫu khảo sát đó là số năm thâm niên công tác, đƣợc phân chia theo 4 nhóm: nhóm đầu tiên có số năm công tác từ 1 đến 10 năm, đây là nhóm chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 67.6% (339 ngƣời); nhóm thứ hai từ 11 đến 20 năm chiếm tỉ lệ 16.3% (96 ngƣời); nhóm thứ ba từ 21 đến 30 năm chiếm 3.7% (22 ngƣời); nhóm cuối là những ngƣời có số năm thâm niên

Một phần của tài liệu Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của luật hình sự (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)