Hướng dẫn khai thác internet phục vụ DHLS

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm –Ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT (Trang 122)

1. Tìm kiếm tài liệu văn bản:

a. Kích đúp chuột trái (hoặc chuột phải  chọn Open Home Page) vào biểu tượng Internet Explorer trên desktop.

b. Ở thanh Address: gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào: www.google.com.vn

 Enter.

c. Gõ cụm từ chìa khoá cần tìm kiếm vào, ví dụ: “Văn minh Sông Hồng”,…

d. Kích chuột phải vào tiêu đề của kết quả, chọn Open in New Window. (Có nhiều kết quả, không nhất thiết phải chọn kết quả đầu tiên, muốn có thêm kết quả nữa ta chọn Tiếp ở dưới hoặc chọn số trang liệt kê kết quả 1,2,3,4…)

e. Ở cửa sổ mới, muốn lưu trang web lại có thể dùng chuột bôi đen tất cả (Ctrl-A), copy, mở trang Word rồi paste vào. Hoặc Chọn File Save as…

 chọn đường dẫn để lưu  gõ tên tài liệu vào ô file name (ở đây gõ không

dấu)  Save

Tìm file tư liệu từ Internet (thường sử dụng file *.pdf, *.doc, *.ppt và chủ

yếu là tiếng Anh)

- Làm tương tự các bước a,b,c. Bên cạnh nút Tìm kiếm, kích chuột trái vào

Tìm kiếm nâng cao

- Chọn loại tài liệu cần tìm, thường thì chọn các định dạng ở trên, ví dụ: chọn *.doc, kích chuột vào ô “bất cứ loại tài liệu nào”  chọn dòng có

(*.doc)  Tìm với Google

- Xuất hiện các kết quả, kích chuột phải vào kết quả muốn chọn  Save Target As…chọn đường dẫn rồi Save như trên.

Các loại file khác tìm tương tự như trên. Hoặc gõ ở ô tìm kiếm chìa khoá:

<xyz> <filetype:><###>  Enter

(Không gõ dấu <,> trong từ chìa khoá ; giữa từ chìa khoá xyzfiletype là khoảng trắng; ### là đuôi mở rộng của file (DOC, PDF, PPT))

Lưu ý 1:

a. Cụm từ đặt dưới dấu ngoặc kép thì sẽ cho kết quả chính xác hơn, nhưng lại hiển thị ít kết quả. Đôi khi để có nhiều kết quả hơn hoặc tìm không có thì bỏ đấu hoặc thay từ chìa khoá.

b. Có thể dùng từ chìa khoá bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngôn ngữ của từ chìa khoá liên quan đến ngôn ngữ của tư liệu. (Tiếng Việt rất ít tư liệu liên quan, nên dùng tiếng Anh)

2. Tìm kiếm hình ảnh, bản đồ:

Làm tương tự a,b.

c. Kích chuột trái vào Hình Ảnh  gõ từ chìa khoá cần tìm vào 

Enter. Ở đây muốn tìm được nhiều hình ảnh thì ta nên chọn từ chìa khoá là tiếng Anh.

d. Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá, có nhiều hình ảnh ở các lĩnh vực và ở các kích cỡ khác nhau, muốn chọn cỡ

tự động sắp xếp các file ảnh để cho ta lựa chọn. Chọn cỡ càng lớn thì kết quả thu được ít hơn.(Cỡ vừa từ 350-640x350-640px)

e. Kích chuột phải vào ảnh cần lấy  Open Link in New Window. Kích chuột phải vào ảnh thu nhỏ ở phía trên  chọn Save Target As… chọn đường dẫn và Save như trên.

 Đôi khi lướt web, thấy một hình ảnh (không kể lớn hay bé) muốn lấy về thì ta làm như sau:

Kích chuột phải vào hình ảnh  chọn Save Picture As… chọn đường dẫn và Save như trên. File ảnh này đúng kích thước với ảnh khi đang xem trên web.

Lưu ý 3:

+ Save Target As… với bất kỳ loại file văn bản hay hình ảnh + Save Picture As…chỉ dành cho hình ảnh.

Nếu ở địa phương nào chưa có các cửa hàng dịch vu Internet thì vẫn có thể truy cập Internet được với điều kiện có: máy tính, modem kết nối, điện và đường dây điện thoại.

Vậy làm thế nào để tự thiết lập kết nối Internet ở trên máy tính cá nhân mà không phải thông qua thủ tục nào với bưu điện ?

Các bước để cài đặt, thiết lập kết nối Internet: (Dành cho máy dùng Windows XP)

- Bước 1:

Kích chuột trái vào Start ( Settings)  Control Panel  kích đúp chuột

vào biểu tượng Network Connections

- Bước 2:

Ở bảng New Connection Wizard Next Next  Chọn Set up my connection manually  Next  Next

- Bước 3:

Ô ISP name nhập các ký tự: vnn1269  Next. Ô Phone number nhập tương tự :1269  Next

- Bước 4:

Ô User name, password, Confirm password đều dùng vnn1269  Next 

Finish (sẽ hiện bảng Connect 1269)

Kết nối vnn 1268 cũng thao tác tương tự. (Sử dụng 1268 chỉ để truy cập các website trong nước và e mail)

Chỉ thay đổi ô ISP name, User name, password, Confirm password

vnn1268, ô Phone number1268

Lưu ý 3:

a. Kích chuột phải biểu tượng Internet Explorer (IE) trên màn hình desktop

chọn Properties  Chọn thẻ Connections. Có 3 tuỳ chọn phía dưới ở trong thẻ Connections, chọn Always dial my default connnection  OK

(Tạo kết nối lần đầu tiên mới làm theo như phần này)

b. Nếu máy nào đã cài đặt kết nối và kết nối thành công (xuất hiện biểu tượng 2 màn hình nhỏ ở góc phải-dưới màn hình), vào IE, gõ địa chỉ, enter vẫn chưa xuất hiện trang web mà hiện thông báo lỗi như dưới đây thì thao tác như mục lưu ý 3-a

8. Giới thiệu giao diện với một số Website

http://vi.wikipedia.org/

Từ điển Bách khoa trưc tuyến (Việt)

http://www.quehuong.org.vn/ Giới thiệu về Văn hoá Việt Nam

Một số website khác:

- http://www.cinet.vnn.vn (website của Bộ VHTT về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam)

- http://www.menagerie.net/lyceum (Lịch sử văn hoá thế giới cổ đại)

- http://www.fordham.edu/halsall/sbook.html (Lịch sử thế giới trung đại)

- http://saigon.vnn.vn/lichsu (Giới thiệu về đất nước, con người và truyền thống VN)

- http://media.vdc.com.vn/top/hochiminh/hcm/index/html (Hồ Chí Minh Toàn Tập)

- http://vnschool.net/lesson (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://dut.udn.vn:8080 (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://thuvienkhoahoc.com (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://vi.wikipedia.ogr/ (Bách khoa toàn thư tiếng Việt)

- http://www.academic.marist.edu/history/hiseuro.htm(Lịch sử Châu Âu)

- http://www.cinet.vnnew.com/lichsu/indexvn.htm(Lịch sử VN từ thời cổ đại đến 1975)

- http://vnthuquan.net (có phần hình ảnh nhân vật LS)

http://www.khoahoc.com.vn/ Giới thiệu chung về Khoa học http://www.map.com/

- http://edu.net.vn (Website của Bộ GD-ĐT)

- http://baigiang.bachkim.vn (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://www.google.com.vn (Trang tìm kiếm)

- http://vnschool.net/lesson (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://dut.udn.vn:8080 (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://aso.edu.au (Thư viện bài giảng điện tử)

- http://hocmai.vn (Đề kiểm tra các môn học của Bộ GD&ĐT)

- http://vocw.edu.vn (Học liệu mở của Bộ GD&ĐT)

- http://lichsu.vn (Lịch sử Việt Nam toàn tập)

Phần V - Đề xuất ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT

Các khái niệm mạng máy tính, internet, website đang dần trở nên quen thuộc đối với mọi người. HS ngày nay đang được hưởng thụ những thành quả mà CNTT&TT mang lại, đó là kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại. Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng cần đạo tạo cho thế hệ trẻ ngày nay là hình thành và phát triển ở họ những kĩ năng sàng lọc, tìm kiếm thông tin, tránh sự tụt hậu về văn hoá số (Digital divicle), thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội.

Hiện nay, việc đề xuất hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT nhằm đổi mới PPDH LS và hình thức tổ chức DH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước là rất quan trọng.

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Đối với ngành GD, một loạt các khái niệm mới đã nảy sinh và dần trở nên quen thuộc, nhưng những khái niệm ấy cho đến nay vẫn chưa được định nghĩa một cách đầy đủ, chính xác và khoa học. Vì vậy, khái niệm “CNTT&TT hỗ trợ đổi mới PPDH” chủ yếu dựa vào chức năng DH được nhìn nhận dưới nhãn quan của người nghiên cứu khoa học GD.

Có thể hiểu “CNTT&TT hỗ trợ đổi mới PPDH” là một phương tiện DH (dưới dạng phần mềm trên máy tính), được tạo ra bởi các siêu văn bản (là các tài liệu điện tử như bài giảng, SGK, SBT, SGV…) trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia : văn bản, âm thanh, hình ảnh), để hỗ trợ việc DH và cung cấp cho những người sử dụng trên mạng máy tính (đính kèm đĩa CD lưu trữ tài liệu).

2. Nguyên tắc ứng dụng CNTT&TT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT

Website hỗ trợ DH phải đảm bảo yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ DH (phải hàm chứa những tri thức chuyên gia của hai lĩnh vực GD và tin học). Những trang web đào tạo, giảng dạy, tự học và tham khảo là các đặc trưng về các website DH được người sử dụng tìm đến với mục đích rõ ràng. Nguyên tắc xây dựng website hỗ trợ DH phải đảm bảo thoả mãn các tiêu chí đánh giá sau :

-Về mặt khoa học, được thể hiện ở tính chính xác. Các nội dung trong website phải đáp ứng tính đa dạng phong phú (tài liệu học tập và tài liệu tra cứu), phù hợp với chương trình đào tạo, kiến thức và khả năng tiếp thu của HS. Các thuật ngữ khoa học, khái niệm, định nghĩa … phải chính xác và nhất quán với giáo trình hiện hành; các nội dung trong website phải nhằm thực hiện mục đích DH đề ra.

-Về lí luận DH, phải thực hiện được các chức năng lí luận DH mà website đảm nhiệm; phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình DH, từ khâu củng cố trình độ, hình thành tri thức mới, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức của HS. Có sự phối hợp giữa lí thuyết,

thực tiễn và các PPDH có sự hỗ trợ của website. Tính chuẩn mực trong website cho phép GV chủ động về kiến thức và cách thức tổ chức lớp học. Các bài giảng điện tử trong website phải đảm bảo được tiến trình của một giờ học.

-Về mặt sư phạm, phải thể hiện được tính ưu việt về mặt tổ chức DH so với cách DH truyền thống, đó là khai thác triệt để khả năng hỗ trợ, truyền tải thông tin đa dạng, trực quan hoá các hiện tượng, mô hình … phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của HS. Các tài liệu trong website phải giúp HS khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mở rộng nội dung kiến thức đã học và đi sâu vào bản chất vấn đề nghiên cứu.

-Về mặt kĩ thuật. Giao diện phải thân thiện, cấu trúc site rõ ràng, các đối tượng phải được sắp xếp một cách hợp lí phù hợp với tiến trình của một giờ học, có hệ thống liên kết và chỉ dẫn rành mạch. Khả năng tương tác, cập nhật thông tin nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và thể hiện tính mở. Việc sử dụng các tương tác âm thanh và hình ảnh phải khéo léo. Đặc biệt GAĐT thiết kế phải dễ sử dụng, phần mềm thiết kế ổn định và có tính khả năng thích ứng cao với các thế hệ máy tính và các hệ điều hành.

3. Cấu trúc của GAĐT hỗ trợ DHLS

Việc xây dựng cấu trúc của GAĐT là thực hiện việc phân nhóm các chức năng mà GAĐT có thể hỗ trợ, đồng thời phải hướng tới việc hình thành, phát triển và ngày càng chuẩn hoá của cơ sở dữ liệu DH dùng chung. Theo nguyên tắc nầy thì GAĐT được cấu trúc từ ba thành phần cơ bản sau :

-Công cụ cập nhật là một Module cho phép người quản lí số hoá các dữ liệu để dựa vào kho dữ liệu. Dữ liệu nhập vào có thể ở nhiều dạng : văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim (dữ liệu Multimedia) và được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Cập nhật có thể là sự tạo mới hay chỉnh sử thông tin trong bài giảng.

-Cơ sở dữ liệu được phân làm ba khu vực : - Chủ yếu nhất là khu vực dữ liệu có tính pháp quy (của tổ chức quản trị website), còn gọi là khu vực dữ liệu gốc, dữ liệu được khởi tạo từ người thiết kế (hội đồng chuyên môn, các nhà

khoa học); - Khu vực dữ liệu dành riêng cho mỗi GV (đã được cấp User name và Password); - Khu vực dữ liệu dành cho những người quan tâm tới những vấn đề trong DH bộ môn LS (GV, HS, PHHS …).

-Các tài liệu điện tử trên website : trình duyệt Web là một chương trình có tính thương mại do các hãng máy tính, các công ty hay các trung tâm nghiên cứu xây dựng phần mềm sản xuất; cho phép xuất bản các tài liệu điện tử và trình diễn thông tin. Có nhiều trình duyệt khác nhau, nhưng ở nước ta phổ biến vẫn là trình duyệt IE (Internet Explorer). Số lượng các tài liệu điện tử có được trên website cũng đồng thời nói lên khả năng hỗ trợ cho hoạt động DH.

Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện, khả năng triển khai khác nhau hay quy mô của ứng dụng để có sự lựa chọn kiểu cấu trúc website khác nhau. Người ta vẫn có thể thiết kế các site, và từ đó hình thành nên website mà không cần thiết kế cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn tốt và không phù hợp với xu thế phát triển phần mềm hiện nay bởi đặc tính cứng nhắc của nó.

4. Quy trình xây dựng GAĐT hỗ trợ DHLS

-Lập kế hoạch : Xác định mục tiêu sư phạm của GAĐT, xây dựng tiến trình DH kiến thức, thu thập và phân tích thông tin, xác định nội dung và phạm vi của GAĐT, xác định công nghệ và tính năng tương tác cần thiết để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Với các GAĐT DHLS, cần phải xác định phương pháp sư phạm áp dụng cho GAĐT, lựa chọn phương tiện phù hợp tự động hoá quá trình DH. Cần trả lời các câu hỏi : Làm thế nào để tạo tiên đề xuất phát, gợi động cơ kích thích? Nội dung kiến thức nào cần nhấn mạnh khi xây dựng nội dung kiến thức mới? Phương thức nào giúp ôn tập, củng cố? Bằng cách nào để kiểm tra, đánh giá?

-Thiết kế cấu trúc GAĐT : Cấu trúc GAĐT là toàn bộ cấu trúc liên kết giữa các trang, cách tổ chức, cấu trúc nội dung phù hợp với phương pháp đã nêu ra, lựa chọn các tương tác cần thiết giúp người sử dụng dễ dàng khai thác; lựa chọn các ngôn ngữ lập trình cần thiết để thể hiện các tương tác đó; phát

thảo thiết kế đồ hoạ, thiết kế các trang, phân đoạn các trang thành thông tin riêng lẻ.

-Xây dựng GAĐT : Bắt đầu từ việc thiết kế các trang riêng lẻ; các công cụ càng mạnh thì càng cho phép quản lí cấu trúc của Site tốt hơn và rất dễ dàng cho việc tạo các siêu liên kết (hyperlink). Ngoài ra, khả năng sử dụng tính năng đa phương tiện của ứng dụng là điều cần hết sức quan tâm (âm thanh, hình ảnh, vidéo …).

+ Lựa chọn công cụ : Lựa chọn các công cụ thế kế GAĐT là rất quan trọng, các công cụ nầy phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản : Hiện đại (là công cụ Multimedia; kết hợp âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, vidéo mới tạo ra những phần mềm có giá trị khoa học và tính sư phạm cao); Dễ thiết kế (không đòi hỏi GV phải là lập trình viên thành thạo với các ngôn ngữ lập trình bậc cao).

+ Thiết kế giao diện : Giao diện thiết kế tốt phải làm cho người sử dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin và thể hiện rõ nhất ý tưởng của người thiết kế, vì vậy chúng phải thoả mãn các yêu cầu sau : - Phương tiện hỗ trợ định hướng rõ ràng; - Những biểu tượng phải rõ ràng, nhất quán, các nút đồ hoạ sẽ chỉ dẫn để người sử dụng biết họ đang ở đâu trong Website; - Không có trang phụ, các trang phụ nằm sâu trong hệ thống phân cấp Website không có kết nối tới các trang chủ hoặc các trang phụ khác làm cho người đọc không thể vào được phần còn lại của Website : - Truy cập trực tiếp, thông tin đem đến cho người sử dụng càng ít bước càng tốt. - Đối với các Website sử dụng trên các mạng diện rộng, kết nối thông qua Modem thì vấn đề băng thông và dung lượng của các trang Web gây trở ngại cho người sử dụng về thời gian truy cập trên mạng, nhưng đối với các mạng cục bộ của một trường học thì vấn đề dung lượng không cần đề cập đến, vì vậy, nên dùng nhiều tính năng đa phương tiện; - Những mô phỏng giao diện nên đơn giản, thống nhất trong hầu hết các trang

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm –Ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w