Nghĩa và những hạn chế của việc ứng dụng CNTT&TT trong việc

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm –Ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT (Trang 135)

mới PPDH LS

Việc ứng dụng GAĐT hỗ trợ DH góp phần tạo môi trường học tập mới có tính mở, bình đẳng, dân chủ, tự nguyện. Phát huy vai trò của người dạy và người học. Người học thực sự đứng ở trung tâm, là chủ thể hoạt động, khám phá trí thức tìm tới sự cân bằng giữa việc tích luỹ nội dung tri thức môn học và các chiến lược học tập thông qua việc tự định hướng, tự điều khiển, tổ chức, quản lí, tự đánh giá chính việc học của mình. Còn người dạy sẽ điều khiển, định hướng người học vào quá trình tìm kiếm và xử lí thông tin, đưa ra các phương án để giải quyết nội dung bài học, tăng thời gian dành cho trao đổi thảo luận trên lớp, giao tiếp giữa người học với người học, người học với nội dung … Đồng thời tạo nên những biến đổi căn bản trong hoạt động của người dạy và người học : Chuyển từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức sang

hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nổ lực hợp tác; phá bỏ sự ràng buộc về thời gian, không gian đối với quá trình DH; phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học; hoạt động đánh giá dựa trên mục tiêu cụ thể; chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức; chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy tổng hợp nhờ đa giác quan hoá trong quá trình DH. Một ý nghĩa quan trọng nữa của áp dụng GAĐT hỗ trợ DH là góp phần đổi mới PP và hình thức tổ chức DH; cho phép triển khai rộng rãi quá trình DH tương tác, người học có cơ hội tham khảo nhiều bài giảng của nhiều người dạy khác nhau về cùng một vấn đề, từ đó có thể lựa chọn, tìm ra cho bản thân PP học tập tối ưu.

Tuy nhiên, việc sử dụng GAĐT có sẵn nhiều khi còn tuỳ thuộc vào khả năng, trình độ của người sử dụng. Về mặt kiến thức đã được chuẩn hoá nhưng về mặt sư phạm chưa hẵn đã có giá trị cao, vì vậy có thể phù hợp với người nầy nhưng không thể áp đặt cho người khác. HS khi độc lập sử dụng website DH thì có thể “nhảy cóc” giữa các nội dung bài học, chỉ tìm kiếm những kiến thức cần thiết hoặc thích thú. Website DH luôn đi liền với máy vi tính và mạng, vì vậy, HS không được giao tiếp trực tiếp với GV nên có thể không nhận được những thông tin phản hồi trực tiếp hoặc có thể không đi đúng định hướng của GV.

Các mối liên kết phong phú là điểm mạnh của Website nhưng cũng đòi hỏi người dùng phải có khả năng bao quát. Trong website, kiểm tra đánh giá thường được thực hiện bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, ngoài những ưu thế nổi trội thì phương thức kiểm tra đánh giá này cũng có hạn chế là kết quả GV nhận được là kết luận cuối cùng, không nhận thấy được các lí luận trung gian nên không phát hiện được sai sót và không rèn luyện được khả năng trình bày của HS. Bên cạnh đó hiện trạng về thiết bị CNTT&TT và trình độ tin học của GV và HS chưa đồng bộ để có thể triển khai rộng rãi việc áp dụng Website hỗ trợ DH trong tất cả các trường THPT.

Về việc ứng dụng CNTT&TT vào GD nhằm đổi mới PPDH LS, nâng cao chất lượng hoạt động DH đang được Bộ GD – ĐT đặc biệt quan tâm tâm và chọn năm học 2008 – 2009 là năm học CNTT&TT của Ngành GD. Tuy nhiên, trong tương lai không xa,, với xu thế phát triển chung của thời đại, việc triển khai các ứng dụng CNTT&TT trong GD sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Đó cũng là thái độ, hành động đúng đắn để chuẩn bị đón nhận “nền GD điện tử” tất yếu sẽ ra đời trong thời gian tới.

6. Đề xuất một số biện pháp chủ yếu giúp HS nắm vững kiến thức trongDHLS ở trường THPT

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm –Ứng dụng CNTT&TT kết hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT (Trang 135)