Giải quyết mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh quốc tế của Google (Trang 29)

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.5. Giải quyết mâu thuẫn

Đi từ doanh nghiệp có 2 người đến hơn 10.000 nhân viên, có muôn vàn mâu thuẫn mà Google phải giải quyết. Google luôn phát triển nhanh nhưng tạo ra sự ổn định, quyết liệt trong đối đầu và cạnh tranh nhưng mềm mại trong hành động. Sau hơn 6 tháng hoạt động, Larry và Sergy nhận thức rõ nhu cầu tài chính để mở rộng năng lực tìm kiếm và hoạt động kinh doanh. Hai sáng lập viên đã khôn khéo trong việc thương lượng và lợi dụng tâm lý sợ bỏ mất vụ đầu tư tiềm năng, sau này sẽ đạt được doanh thu không lồ của các quỹ đầu tư, họ đã mời hai quỹ cùng đầu tư hơn 25 triệu USD vào công ty nhưng vẫn giữ bằng được quyền điều hành kiểm soát công ty để tránh khả năng phá hỏng tầm nhìn của các sáng lập viên và mục tiêu dài hạn là tạo ra đột phá công nghệ.

Các website muốn quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của mình được đặt ở một vị trí riêng và được xác định là nhà tài trợ để không làm mất đi sự tin cậy và chính xác của kết quả tìm kiếm. Google kiếm được lợi nhuận ngày càng cao từ hoạt động quảng cáo thông minh như khách hàng sẽ tự động đặt giá cho từ khoá lựa chọn. Mỗi lần người sử dụng Internet bấm chuột vào các quảng cáo mà Google đăng tải là một lần Google có thêm tiền và càng ngày mức quá quảng cáo càng tự động tăng do chính sự cạnh tranh của khách hàng.

Google luôn đẩy mạnh tốc độ thay đổi nhưng vẫn tạo ra sự phát triển ổn định nhờ việc cân đối giữa phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời với phát triển về mặt nhân sự và tài chính đặc biệt là tiền mặt. Google luôn nhận thức rõ về các người chơi trong cuộc, ai là bạn, ai là đối thủ, ai là người hỗ trợ, do đó họ biết cách kết hợp, mua lại những công ty làm bổ sung thêm năng lực của họ như Ask Jeeves, xây dựng liên minh bền vững với AOL, quyết tâm đối đầu và phá vỡ thế độc quyền của Microsoft.

Đôi khi không dễ dàng gì nhận diện được đâu là một đối thủ tiềm ẩn, bạn và thù. Trên thương trường càng phức tạp hơn. Khởi nghiệp là một bộ máy tìm kiếm, nhưng Google nhanh chóng nhận ra hãng có thể bán quảng cáo một cách hiệu quả, cung cấp tin tức hay hỗ trợ tìm kiếm sách, sử dụng nền tảng cơ sở phát triển dịch vụ điện toán đám mây, chen chân vào thị trường video trực tuyến sau khi mua lại Youtube, ngoài ra cũng không thờ ơ với miếng mồi thiết bị di động. Chương trình quảng cáo Google AdSense đã giúp hàng trăm tờ báo điện tử sống sót, còn AdWord mở ra cơ hội quảng bá cho các đối tác. Youtube trở thành địa chỉ hỗ trợ các mạng TV, Android cung cấp phần mềm hệ điều hành cho hàng loạt hãng viễn thông. Tham vọng nhưng Google không ngừng củng cố niềm tin khách hàng, tranh thủ mọi cơ hội để trở thành đối tác của tất cả các đối thủ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

Google là một công ty non trẻ về tuổi đời trong lĩnh vực công nghệ, với việc sở hữu rất ít bằng sở hữu trí tuệ, nên Google luôn vướng vào các vụ kiện về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt với Apple, Microsoft,..Để giải quyết vấn đề này, Google luôn luôn tìm cách dần dần tạo dựng thế mạnh cho riêng mình, và gần đây nhất là việc Google mua lại hãng di động Motorola với 12,5 tỉ USD là một bước ngoặt, với khoảng 17.000 bằng sáng chế, Google có thêm nhiều cơ sở tránh được những vụ kiện của Apple hay Mircrosoft kể trên, đồng thời cũng đưa Google vào những thách thức mới và nhưng tiềm năng, những cơ hội tỏa sáng trong mảng kinh doanh Smartphone.

Bên cạnh đó, Google bị dính vào vô số các vụ kiện khác liên quan đến vấn đề riêng tư, bản quyền, về văn hóa hay đôi khi chỉ là vấn đề lợi ích của các quốc gia, các DN. Chẳng hạn như vụ kiện Google của công ty plusV của Pháp ngày 28/6/2010; công ty Beijing Guge Sci-Tech Co – Trung Quốc năm 2007, hãng thông tấn Pháp AFP năm 2002,… Thế nhưng tất cả những điều đó, đều được ông lớn Google giải quyết êm thấm.

Với các DN Việt Nam, mới bước chân vào môi trường kinh doanh quốc tế, việc vấp váp vào những vụ kiện là không thể tránh khỏi. Ngoài việc phải hiểu thấu đáo về luật quốc tế, luật quốc gia mà DN muốn có mối quan hệ kinh doanh thì việc tìm hiểu văn hóa cũng là một yếu tố quan trọng.

Tưởng chừng như đó là những bài học tất nhiên nhưng đã có không ít DN Việt Nam không biết áp dụng bài học này, đặc biệt là vụ kiện Vietnam Airline kéo dài từ năm 1994- 2011 ở Ý; các vụ kiện chống bán phá giá; vụ kiện của công ty Interbrand Group –Anh Quốc

kiện các công ty Việt Nam vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và ăn theo thương hiệu nổi tiếng, trong đó có công ty CP thương hiệu quốc tế (Hà Nội), Cty TNHH truyền thông thương hiệu quốc tế,…

Một vấn đề nữa là vấn đề bản quyền các phần mềm, theo liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) và hãng nghiên cứu thị trường IDC đã đưa ra vào năm 2010 về vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam năm 2009, theo đó tỉ lệ này là 85%; và năm 2010 là 83%. Như vậy khi tham gia vào kinh doanh quốc tế thì các DN Việt Nam sẽ nhanh chóng phải đối mặt với vấn đề bản quyền phần mềm.

4.6. Nhìn xa trông rộng và đổi mới phải giữ lại giá trị cốt lõi.

Tầm nhìn xa trông rộng thể hiện ở chỗ không chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà những lợi ích cốt lõi, lợi ích lâu dài mới thực sự quan trọng và to lớn; lợi ích của Google mang lại từ chính những khách hàng của họ.

Một nguyên tắc nữa là đổi mới phải luôn giữ giá trị cốt lõi. Người dùng Internet hẳn đã rất quen thuộc với giao diện trang chủ của Google. Nếu có dịp nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua, hẳn chúng ta sẽ thấy Google đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều với vô số những tính năng mới nhưng sự quen thuộc và tiện lợi vẫn luôn được duy trì và đó là một trong lý do quan trọng khiến mọi người vẫn ở lại với Google. Những nhà sản xuất thiết bị thành công nhất thế giới hiện nay là Apple và RIM cũng đã sử dụng nguyên tắc này một cách rất thành công. Kể từ thế hệ sản phẩm đầu tiên cho đến nay, hầu như chưa có ai phàn nàn rằng giao diện của chiếc BlackBerry hay iPhone mà họ mới mua khác hẳn với chiếc điện thoại cũ.

“Có niềm say mê mà không định hướng sẽ dẫn tới lạc đường.”, Bill Campbell, người đứng đầu hãng phần mềm Intuit, sau khi dành nhiều ngày tham quan trụ sở của gã khổng lồ phần mềm đã chia sẻ rằng: thành công của Google chính là biết “đam mê một cách tập trung”. Có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng của yếu nhân thứ ba ở Google, CEO Schmidt.

Đối với các DN Việt Nam, một bất cập là một số DN khi chưa xây dựng được thương hiệu nổi tiếng thì thay vào việc từng bước tạo dựng thương hiệu thì chạy theo, học theo, sao chép lấy thương hiệu nổi tiếng mà không giữ được nét đặc trưng nào của mình. Điều này không những sẽ gây ra những vụ kiện về bản quyền mà còn gây phản cảm đối với người tiêu dùng trong nước.

Một đặc trưng khác nữa là các DN Việt Nam thường lấy tên hay thương hiệu mang kiểu chung chung, nghe “rất tây” nhưng lại không mang nhiều ý nghĩa- còn ở đây Google hay các hãng lớn trên thế giới lại lấy những tên đặc biệt hay thậm chí lấy chính tên người sáng lập: chính điều đó cũng góp phần tạo nên sự đặc trưng của DN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự thảo Giáo trình Kinh doanh quốc tế. TS Phạm Thị Hồng Yến

2. Charles W.L.Hill, “International Business: Competing in the Global Marketplace”, 7th Edition, Irwin/McGraw-Hill Publishing House, 2009.

3. Daniels, Radebaugh, Sullivan, International Business Environments and Operations, 12th Edition, Pearson International Edition, Prentice Hall, 2009. 4. Website http://vi.wikipedia.org/wiki/Google

5. http://investor.google.com/earnings/2011/Q2_google_earnings.html

6. Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam http://vi.wikipedia.org/wiki/ 7. Cẩm nang DN CNTT

http://www.hca.org.vn/tin_tuc/hd_hoi/nam2010/thang4/camnangdncntt.pdf 8. Báo Vietnamnet: “nguồn lực CNTT VN…”

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/56249/nguon-nhan-luc- cntt-vn-chi-thieu--mot-nguoi-.html

9. Báo QĐND “đâu đầu DN vừa và nhỏ” :

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/167934/print/Default.aspx 10. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=409&idmid=4&ItemID=9776

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh quốc tế của Google (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w