Quan tâm đúng mức đến nhân tố con người:

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh quốc tế của Google (Trang 27)

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.3. Quan tâm đúng mức đến nhân tố con người:

Google là một công ty công nghệ cao, do vậy yếu tố tri thức- yếu tố con người chính là nhân tố quan trọng, quyết định thành bại của công ty. Đồng thời Google còn đặc biệt chú ý đến sức mạnh tập thể. Larry Page láu lỉnh chia sẻ: “Mỗi công ty đều có đặc thù riêng, ngay cả với những công ty về công nghệ. Chắc chắn là bạn cũng muốn công ty của mình có nét văn hóa doanh nghiệp, trong đó mọi người làm việc, các nhà khoa học và kỹ sư được trao quyền quyết định, đề xuất. Tất cả được quản lý bởi những người am hiểu sâu sắc nhân viên của mình, biết họ đang làm gì".

Sự thành công nhanh chóng của Google có góp sức rất lớn từ giám đốc điều hành tài ba- tiến sỹ Eric Emerson Schmidt. Ở ông, hội tụ đủ cả khả năng tư duy chiến lược về công nghệ và tài năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo. Ông cũng chính là đồng tác giả của phần mềm phân tích từ vựng cho Unix. Ông đồng thời cũng là thành viên trong ban quản trị của đại học Carnegie Mello và đại học Princeton. Các kỹ sư, nhân viên của Google được coi trọng, được tạo điều kiện làm việc tốt nhất để thể hiện hết khả năng của mình. Google dành cho nhân viên 20% thời gian làm việc để họ tự lên kế hoạch, tìm giải pháp lựa chọn của riêng mình. Hướng tới mã mở, chọn giải pháp cuối cùng dựa vào trí tuệ tập thể, Google đã tạo nên một môi trường làm việc được tổ chức, quản lý khoa học, hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, cỗ máy tìm kiếm luôn được cải tiến và đế chế Google không ngừng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở thung lũng Silicon, các kỹ sư được ví như những người tổ chức chương trình truyền hình, đạo diễn điện ảnh hoặc thậm chí là các nhà văn. Họ thật sự là những người sáng tạo. Sự sáng tạo, nền tảng cho những bước đường thành công của Google, đã nảy sinh trong khi các kỹ sư đang thỏa sức làm việc. Có thể nói coi trọng nhân viên, đội ngũ lao động đòi hỏi sự sáng tạo, chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của một công ty. Google đã thành công với phương án “lạt mềm buộc chặt”. Không phải ngẫu nhiên mà Page và Brin, Schmidt dành rất nhiều thời gian mỗi tuần để gặp gỡ, trao đổi với các kỹ sư. Với hầu hết các công ty truyền thông truyền thống, đội ngũ kỹ sư hiếm khi được coi trọng

đến thế. Hai đồng sáng lập Larry Page và Serget Brin đều truyền cảm hứng cho toàn bộ nhân viên Google.

Nhìn lại các doanh nghiệp Việt Nam, bất cập ngay trong những nhà quản lý. Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) “có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn”. Không những có trình độ học vấn khá thấp, đồng thời các chủ DN cũng chưa được đào tạo nhiều về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, thiếu thông tin về hội nhập kinh tế. Điều này có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Trong lĩnh vực CNTT, nguồn nhân lực của Việt Nam không thiếu, nhưng nhìn chung chưa DN CNTT nào của Việt Nam vươn ra tầm cỡ thế giới. Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Giáo dục - Đào tạo) khẳng định, nguồn nhân lực CNTT chỉ thiếu… “một người”. Đó là người quan trọng nhất, lãnh đạo, dẫn dắt các DN CNTT Việt Nam đi lên. Một vấn đề nữa là vấn đề chế độ cho những nhân viên trong những DN Việt Nam chưa thực sự thỏa đáng (ví dụ lương nhân viên của DN Việt Nam là 6 triệu so với 16 triệu của DN có vốn đầu tư nước ngoài). Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhân viên, sự trung thành cũng như đóng góp của nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh quốc tế của Google (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w