Bảng 25: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần M.E.R Việt Nam (Trang 81)

Hạng mục công trình : Khu trưng bày ngoài trời

Tháng 06 năm 2012

Đơn vị tính : đồng

Theo khoản mục chi phí

NVLTT NCTT MTC SXC

A 1 2 3 4 5

1. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ 23,409,805,682

2. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ 1,087,454,641 277,831,153 577,250,000 232,373,488

3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ 14,527,766,654

4. Giá thành sản phẩm hoàn thành 9,969,493,671

Ngày…tháng…năm…

Người lập Kế toán trưởng

( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )

( Ngu ồn: Ph òng kế toán c ông ty M.E.R Việt Nam)

Bảng 25: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp

PHẦN III

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LĂP TẠI CÔNG TY CP M.E.R VIỆT NAM

3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Công ty Cổ phần

M.E.R Việt Nam

3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần M.E.R Việt Nam.

Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được áp dụng tại công ty là phương pháp tính giá trực tiếp. Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm tương đối dễ dàng và chính xác đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho bộ phận quản lý.

Công ty Cổ phần M.E.R Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa, do vậy việc sử dụng hình thức sổ chứng từ ghi sổ là rất phù hợp với loại hình doanh nghiệp này. Kết cấu sổ sách đơn giản, dễ ghi chép phù hợp với điều kiện lao động thủ công và áp dụng kế toán máy .

Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Đánh giá đúng mức tầm quan trọng của phần hành kế toán này, việc hạch toán chi phí sản xuất của công ty được tiến hành theo từng công trình, hạng mục công trình trong từng kỳ rõ ràng, cụ thể đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được xác định phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Về nguyên vật liệu thì các đội tự lập kế hoạch mua sắm vật tư và theo dõi qua phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết vật tư. Với một số công trình ở gần thì vật tư có thể xuất từ kho của Công ty và đưa tới tận chân công trình, nhưng với công trình ở xa thì các đội tự mua sắm và bảo quản tại kho của công trường. Đây chính là ưu điểm của cơ chế khoán gọn trong các doanh nghiệp xây lắp. Các chứng từ được gửi từ đội lên giúp kế toán Công ty có thể theo dõi được mức hao phí vật tư, định mức vật tư và tiêu chuẩn kỹ thuật của vật tư mỗi công trình một cách dễ dàng, có hệ thống. Chi phí sản xuất chung cũng được kế toán đội tập hợp trên các

bảng kê kèm theo chứng từ gốc giúp kế toán công ty phân loại chi phí được rõ ràng. Một đặc điểm khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung bao cấp là vấn đề xem giá trị, giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa chúng. Nền kinh tế tập trung bao cấp khi sản xuất sản phẩm thiên về giá trị sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật và số lượng đề ra theo kế hoạch nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các hoạt động kinh tế vận động theo quy luật giá trị. Tức là, một sản phẩm muốn cạnh tranh thì hao phí lao động cá biệt càng thấp càng tốt. Lý do này khiến việc hạ giá thành sản phẩm luôn là vấn đề cần quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Muốn hạ giá thành thì chi phí sản xuất phải giảm.

Trong quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi người ta phải đánh giá chính xác các mặt hiệu năng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Thông tin do kế toán cung cấp làm cơ sở cho việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp nên yêu cầu phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Điều này càng quán triệt hơn trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.

Thực tiễn luôn biến đổi, điều đó đặt ra yêu cầu lý luận cũng như chế độ kế toán luôn phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Ngay trong thực tiễn, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc áp dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng, đủ theo yêu cầu nhất là việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề thực sự cần thiết.

3.1.2. Các yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần M.E.R Việt Nam.

Để có thể tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì công ty phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài chính về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Nội dung hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam.

- Nội dung hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện hiện nay của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ quản lý, nhân viên kế toán, cơ sở vật chất, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

- Nội dung hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác cho số đông người sử dụng ở bên ngoài đơn vị kinh tế thuộc phạm vi kế toán tài chính. - Nội dung hoàn thiện dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nội dung đã

có để xây dựng những nội dung mới cho phù hợp.

Yêu cầu xây dựng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý về chi phí của từng công việc, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, các định mức, đơn giá… phục vụ cho việc lập dự toán, định mức công trình xây dựng.

- Đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính. - Kiểm soát việc thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi

phí theo dự toán, định mức và thực tế.

- Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần M.E.R Việt Nam.

3.2.1. Hoàn thiện về chứng từ kế toán

Đặc thù của ngành xây lắp là sản xuất tại hiện trường, địa điểm thi công các công trình ở xa nên doanh nghiệp chủ yếu quản lý hoạt động sản xuất xây lắp công trình, hạng mục công trình bằng các chứng từ kế toán do các đội thi công cung cấp. Việc thừa nhận chứng từ kế toán của công trình, hạng mục công trình mà công ty xây dựng cũng chính là thừa nhận các khoản chi phí phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Vì vậy, công tác kiểm tra chứng từ kế toán hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng mua hóa đơn, kê khai khống khối lượng vật tư đầu vào. Nội dung của việc kiểm tra chứng từ gồm:

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

- Kiểm tra tính việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ thể lệ kinh tế, tài chính của nhà nước phải báo ngay cho giám đốc và kế toán trưởng biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cáo cho nơi lập từng biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng làm căn cứ để ghi sổ.

Mặt khác, để công tác luân chuyển chứng từ được thuận lợi thì công ty nên đưa ra những quy định thống nhất cho công tác luân chuyển chứng từ. Đối với những công trình ở xa nên cử người trực tiếp xuống tận nơi để cập nhật sổ sách, còn những công trình ở tại địa bàn thành phố Ninh Bình thì quy định thời hạn cụ thể giao nộp chứng từ hàng tháng. Điều đó đảm bảo tính đúng kỳ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh dồn dập việc hạch toán trên Công ty. Công ty có thể ra quyết định như: Các tổ đội sản xuất phải chuyển chứng từ lần này mới tạm ứng cho lần tiếp theo có như vậy các đội sản xuất mới có trách nhiệm chuyển chứng từ theo đúng thời hạn quy định.

3.2.2. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thứ nhất, do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, vì vậy doanh nghiệp cần quản lý nguyên vật liệu thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý, tránh lãng phí thì góp phần hạ giá thành sản phẩm. Do đó mà doanh nghiệp cần quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dữ trữ và bảo quản đến khâu sử dụng.

- Trong khâu thu mua: Công ty nên mua nguyên vật liệu của tại các công ty, cửa hàng gần công trường nơi thi công để có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Đồng thời để có thể mua được nguyên vật liệu với giá ưu đãi, giá hợp lý thì công ty nên có danh sách các nhà cung cấp để có thể lựa chọn nhà cung cấp có giá hợp lý nhất.

- Trong khâu dự trữ, bảo quản: Do nguyên vật liệu rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, do đó công ty cần phải tổ chức nhà kho sao cho nguyên vật liệu không bị tác động nhiều bởi tự nhiên. Đồng thời cần tổ chức tốt đội ngũ bảo vệ để tránh hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu.

Thứ hai, vào ngày cuối cùng của tháng các tổ đội nên lập “Bảng tổng hợp xuất nhập tồn” phản ánh số vật tư đã nhập, xuất trong tháng và còn lại cuối tháng chi tiết theo từng vật tư để công ty có kế hoạch chủ động mua sắm nguyên vật liệu.

Đồng thời phải có sự kiểm tra, đối chiếu giữa bộ phận kho, đội, phòng kế toán để đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Với nguyên vật liệu vượt định mức thì đội thi công phải có giải trình rõ ràng và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu nguyên vật liệu bị thất thoát.

Thứ ba, Công ty nên hạch toán việc mua nguyên vật liệu vào tài khoản 331 thay vì sử dụng tài khoản 141. Việc hạch toán như vậy sẽ phụ hợp hơn với tính chất của tài khoản và phù hợp với quy mô của một công trình xây lắp của một công ty xây dựng. Tài khoản 331 nên được chi tiết theo từng nhà cung cấp để có thể dễ dàng đối chiếu công nợ giữa công ty và từng nhà cung cấp.

Thứ tư, vật liệu được chuyển đến tận chân công trình hoặc được lưu tại kho tạm của công trường tuy nhiên kế toán vẫn mở phiếu nhập kho, phiếu xuất kho trong quá trình giao nhận vật tư. Thủ tục này phức tạp về hình thức và mất nhiều thời gian. Để khắc phục tình trạng này, nên lập biên bản giao nhận vật tư , việc làm này vừa đảm bảo sự đầy đủ thông tin về vật tư, giúp cho công tác kế toán được diễn ra một cách nhanh chóng.

3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Khoản mục chi phí khấu hao máy thi công là chi phí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sử dụng máy thi công mà Công ty lại hạch toán vào TK 627.

Bút toán:

- Khi trích khấu hao máy móc, thiết bị kế toán ghi: Nợ TK 627

Có TK 214

Việc tính toán như vậy không thể phản ánh đầy đủ, chính xác các chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất của công trình. Vì vậy, kế toán Công ty nên thực hiện hạch toán như sau:

- Khi hạch toán khấu hao máy thi công: Nợ TK 623

Có TK 214

Khi tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, đối với máy móc, thiết bị dùng cho thi công các công trình thì kế toán phải phân bổ cho khoản mục chi phí máy thi công. Khi phân bổ chi phí khấu hao máy thi công cần căn cứ vào thực tế sử dụng chi phí máy thi công để phân bổ cho chính xác. Khi đưa máy thi công phục vụ cho

công trình nào thi Công ty cần theo dõi số ca máy phục vụ cho công trình đó.

Đối với máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của Công ty thì Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao cho các CT, HMCT theo số giờ ca máy chạy. Việc theo dõi ca xe máy thi công được thực hiện theo mẫu sau:

PHIẾU THEO DÕI CA XE MÁY THI CÔNG

Tháng… Năm… Quyển số: Số: Tên xe máy: Nhãn hiệu: Nước sản xuất: Biển đăng ký: Công suất:

Ngày Đối tượng sử dụng Số giờ máy hoạt động thực tế Số ca máy phục vụ thi công CT, HMCT Chữ ký bộ phận sử dụng A B 1 2 3

Phụ trách đơn vị quản lý xe Người điều khiển xe Công thức phân bổ chi phí khấu hao máy thi công

Chi phí khấu hao = Chi phí khấu hao MTC x Số giờ ca máy chạy Tổng số giờ máy chạy

3.2.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung

phí và khai báo cụ thể vào phần mềm máy tính.

Đối với công cụ dụng cụ khi tham gia vào quá trình sản xuất thi công công trình, Công ty cần phải tính toán, phân bổ hợp lý giá trị CCDC tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo phương pháp phân bổ hợp lý.

- Đối với CCDC xuất dùng có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều, thời gian sử dụng ngắn thì có thể phân bổ một lần (100%) toàn bộ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất.

- Đối với những CCDC xuất dùng có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, được sử dụng nhiều kỳ thì nên phân bổ CCDC vào chi phí sản xuất vào các kỳ theo tiêu thức phù hợp: có thể phân bổ 50%, 20% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên hay theo định mức sử dụng…Công ty nên sử dụng TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn, TK 242- Chi phí trả trước dài hạn để hạch toán.

Khi xuất CCDC, căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC kế toán hạch toán: Nợ TK 142, 242 Toàn bộ giá trị thực tế của CCDC xuất dùng

Có TK 153

Căn cứ vào mức phân bổ giá trị CCDC trong kỳ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 627 Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ Có TK 142, 242

Đối với chi phí sửa chữa lớn MTC thì nên được trích trước, đảm bảo phản ánh đúng chi phí cho từng kỳ. Việc trích trước chi phí được hạch toán như sau:

- Hàng tháng khi trích trước chi phí kế toán ghi

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần M.E.R Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w