So sánh với Hague– Visby:

Một phần của tài liệu Công ước Brussel - hamburg (Trang 48 - 49)

- Nhìn chung, hầu hết những thay đổi lớn của Công ước Rotterdam so với Hague – Visby là nói đến lợi ích của chủ hàng.

- Những điểm khác biệt nổi bật:

• Điều 12 của Quy tắc Rotterdam quy định rằng thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở bắt đầu khi người chuyên chở hay “perfoming party” nhận hàng để vận chuyên và kết thục khi hàng hóa được giao. Công ước mới này mở rộng không gian hiệu lực, vận chuyển “door – to – door”; trong khi Hague – Visby có thời hạn trách nhiệm từ khi bốc hàng lên tàu cho đến khi dỡ hàng khỏi tàu và với quy tắc Hamburg là CY/ CY từ bãi container của cảng đi đến bãi container của cảng đến.

• Khác với Hague Rules chỉ điều chỉnh các quan hệ vận tải bằng vận đơn, Công ước náy áp dụng cả cho giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill)

• Công ước Rotterdam duy trì chế độ trách nhiệm người chuyên chở dựa trên lỗi. Người chuyên chở có trách nhiệm khi “cargo interests” có thể chứng minh rằng thiệt hại, mất mát hay sự chậm trễ diễn ra trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở. Tuy nhiên, người chuyên chở sẽ được miễn trách nếu người chuyên chở có thể chứng minh được rằng nguyên nhân không phải do lỗi của người chuyên chở (bao gồm cả người làm thuê của người chuyên chở), hay rơi vào nhưng trường hợp được miễn trừ được liệt kê cụ thể. Nếu “cargo interests” có thể chứng minh rằng việc tiến hành hay điều khiển của người chuyên chở góp phần vào thiệt hại bất kể bất kỳ trường hợp miễn trừ được áp dụng nào, thì người chuyên chở vẫn phải chịu trách nhiệm.

• Số trường hợp được miễn trừ trách nhiệm của người chuyên chở door to door sẽ giảm xuống. Điển hình là trường hợp “Hành vi, sơ suất hoặc không thực hiện của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp việc của người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu” sẽ bị loại bỏ khỏi những trường hợp miễn trừ trách nhiệm cho người chuyên chở.

• Nghĩa vụ người chuyên chở phải duy trì khả năng đi biển của con tàu không chỉ trước và khi bắt đầu hành trình như quy định trong Hague Visby Rules mà cả trong suốt hành trình được quy định trong Điều 14.

• Giới hạn trách nhiệm tăng lên từ 2SDR/kg (Hague–Visby) đến 3 SDR/kg ( Rotterdam) và 875 SDR cho một kiện hàng.

4. Nhận xét :

Nhìn chung, Công ước này đã có sự cân bằng đáng kể giữa quyền lợi người vận chuyển và chủ hàng so với Hague Visby Rules. Các tổ chức hàng hải quốc tế lớn trên thế giới như BIMCO, ISA (Hiệp hội Chủ tàu quốc tế) đã kêu gọi các thành viên sớm phê chuẩn công ước. Một khi có hiệu lực, Rotterdam Rules chắc chắn sẽ góp phần từng bước loại bỏ chủ nghĩa cục bộ bản vị trong thương mại và hàng hải quốc tế. Từ đó nó sẽ đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa nói chung và tốc độ chu chuyển thương mại quốc tế nói riêng.

Một phần của tài liệu Công ước Brussel - hamburg (Trang 48 - 49)