- Hàng hóa có kê khai giá trị mức bồi thường theo giá trị kê khai được cả hai công ước quy định giống nhau.
- Hàng hóa không kê khai giá trị, mức bồi thường là:
+ Theo Qui tắc Hague-Visby, giới hạn là 666,67 SDR trên một kiện hàng hay đơn vị và 2 SDR trên một kg.
+ Theo Công ước Hamburg, giới hạn này tăng lên thành 835 SDR và 2.5 SDR trên một kg.
- Hàng vận chuyển bằng container được cả hai công ước quy định giống nhau:
+ Kiện hàng đóng trong container hay palet ... có kê khai trên vận đơn sẽ được coi là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường.
+ Không kê khai trên vận đơn thì một container được coi là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường
Giới hạn trách nhiệm đối với mất mát kinh tế do sự chậm trễ không được quy định trong Qui tắc Hague-Visby, còn trong Công ước Hamburg là 2.5 lần giá cước tàu đối với số hàng bị giao chậm (và không quá tổng số cước tàu của lô hàng ở chặng đường đó.)
Những quy định trong việc mất quyền đối với giới hạn gần như tương đồng giữa hai công ước ngoại trừ rằng trong khi Qui tắc Hague-Visby nhắc đến sự hiểu biết về tổn thất có thể xảy ra, Công ước Hamburg đề cập tới sự hiểu biết về mất mát có thể xảy ra
Qui tắc Hague-Visby và Công ước Hamburg có đề cập đến hành động hay việc không hành động của người chuyên chở, theo đó gia tăng những quan đểm mâu thuẩn về việc: liệu hành động hay không hành động của người làm công hay đại lý của người chuyên chở có liên quan không?
Qui tắc Hague-Visby Công ước Hamburg
Ðiều 4
5. (a) Trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá này đã được người gửi hàng kê khai trước khi xếp hàng và được ghi vào vận đơn, cả người chuyên chở lẫn tàu trong mọi trường hợp đều không phải chịu trách nhiệm cho các mất mát hoặc hư hỏng đối với hoặc có liên quan đến hàng hoá trong một khoản tiền vượt quá
Ðiều 6: Giới hạn trách nhiệm
1. a. Trách nhiệm của người chuyên chở về thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng theo những quy định của Ðiều 5 được giới hạn bằng số tiền tương đương 835 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc đơn vị chuyên chở khác hoặc tương đương 2,5 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgram trọng lượng cả bì của hàng hóa
10. 000 frăng mỗi kiện hàng hoặc đơn vị hàng hoá hoặc 30 frăng mỗi kilo trong tổng trọng lượng tính cả bì của hàng hoá mất mát hoặc hư hỏng, hoặc bất kỳ khoản tiền nào cao hơn.
(b) Tổng số tiền có thể được bồi hoàn sẽ được tính toán dựa trên giá trị của hàng hoá đó tại địa điểm và vào thời điểm hàng được dỡ khỏi tàu phù hợp với hợp đồng hoặc tại địa điểm và vào thời điểm mà đáng lẽ hàng hoá phải được dỡ khỏi tàu.
Giá trị của hàng hoá sẽ được ấn định theo giá tại thị trường trao đổi hàng hoá, hoặc, nếu không tồn tại giá như vậy, theo giá thị trường hiện hành, hoặc, nếu không có cả giá tại thị trường trao đổi hàng hoá và giá thị trường hiện hành, theo giá trị thông thường của hàng hoá cùng loại và có chất lượng tương tự. (c) Trường hợp một công-ten-nơ, pa-lét hoặc một vật dụng vận chuyển tương tự được sử dụng để tập hợp hàng hoá, số lượng các kiện hoặc đơn vị hàng được liệt kê trong vận đơn như được tập hợp trong vật dụng vận chuyển đó sẽ được coi là số các kiện hoặc đơn vị vì mục đích của đoạn này trong chừng mực mà các kiện hoặc đơn vị đó có liên quan. Trừ trường hợp nêu trên, vật dụng vận chuyển sẽ được coi là kiện hoặc đơn vị. (d) Một frăng là một đơn vị bao gồm 65,5 miligam vàng với độ tinh khiết 900/1000. Ngày qui đổi sang đồng nội tệ khoản tiền được ấn định trong phán quyết sẽ được điều chỉnh bởi luật của Toà án giải quyết vụ việc.
(e) Cả người chuyên chở lẫn tàu đều
bị mất mát hoặc bị hư hỏng, tuỳ theo cách tính nào cao hơn.
b. Trách nhiệm của người chuyên chở về việc chậm giao hàng theo những quy định của Ðiều 5 được giới hạn bởi số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước phải trả theo quy định của hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.
c. Trong mọi trường hợp, tổng trách nhiệm của người chuyên chở theo tiểu mục (a) và (b) của mục này không được vượt quá giới hạn trách nhiệm được xác định theo tiểu mục (a) của điều này đối với trường hợp tổn thất toàn bộ hàng hóa mà người chuyên chở có trách nhiệm. 2.Ðể tính toán số tiền nào lớn hơn theo Mục 1 (a) của Ðiều này, những quy tắc sau đây được áp dụng:
a. Nếu container, pallet hay công cụ vận tải tương tự dùng để đóng hàng thì những kiện hoặc những đơn vị chuyên chở khác liệt kê trong vận đơn, nếu vận đơn được ký phát, hoặc trong bất cứ chứng từ nào làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, và được đóng trong công cụ vận tải đó, nếu được coi là những kiện hoặcnhững đơn vị chở hàng. Ngoài cách nói trên, những hàng hoá chứa trong công cụ vận tải đó chỉ được coi là một đơn vị chuyên chở. b. Trong những trường hợp mà bản thân công cụ vận tải bị mất hoặc hư hỏng thì công cụ vận tải đó được coi là một đơn vị chuyên chở riêng biệt nếu nó không do người chuyên chở sở hữu, hoặc cung cấp.
không được quyền hưởng giới hạn trách nhiệm quy định tại đoạn này nếu thiệt hại được chứng minh là xuất phát từ hành vi, hành động hoặc không hành động của người chuyên chở được thực hiện với ý định gây ra thiệt hại, hoặc được thực hiện một cách liều lĩnh và ý thức được rằng thiệt hại như vậy có thể xảy ra.
(f) Kê khai nêu tại tiểu đoạn (a) của đoạn này, nếu đã được nêu trong vận đơn, sẽ là chứng cứ đương nhiên, nhưng không có giá trị ràng buộc hay có tính quyết định người chuyên chở.
(g) Bằng thỏa thuận giữa người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng, các khoản tiền tối đa khác với các khoản tiền nêu tại tiểu đoạn (a) của đoạn này có thể được ấn định, với điều kiện là không một khoản tiền tối đa nào được ấn định được thấp hơn mức tối đa hợp lý nêu trong tiểu đoạn đó.
(h) Trong mọi trường hợp, cả người chuyên chở lẫn tàu đều không phải chịu trách nhiệm cho các mất mát hoặc hư hỏng đối với, hoặc có liên quan đến hàng hoá nếu tính chất hoặc giá trị của hàng hoá đã bị người gửi hàng cố tình khai sai trong vận đơn.
3. Ðơn vị tính toán là đơn vị tính toán nói ở Ðiều 26.
4. Người chuyên chở và người gửi hàng có thể thỏa thuận quy định những giới hạn trách nhiệm vượt quá các giới hạn quy định của mục 1.
Ðiều 8: Mất quyền hưởng giới hạn trách
nhiệm
1. Người chuyên chở không được quyền hưởng giới hạn trách nhiệm quy định trong Ðiều 6 nếu có bằng chứng rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng là do hành động thiếu sót của người chuyên chở được thực hiện một cách có ý thức nhằm gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng hoặc thực hiện một cách thiếu thận trọng trong khi biết rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng đó có thể xảy ra.
2. Mặc dù có những quy định của Mục 2 Ðiều 7, một người làm công hoặc đại lý của người chuyên chở không có quyền hưởng giới hạn trách nhiệm quy định trong Ðiều 6 nếu có bằng chứng rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng là do hành động thiếu sót của người làm công hoặc đại lý được tiến hành một cách có ý thức nhằm gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng, hoặc chậm giao hàng một cách thiếu thận trọng trong khi biết rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng đó có thể xảy ra.