Các chủ trƣơng trong phát triển kinh tế-xã hội và thu hút nguồn vốn đầu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (Trang 75)

vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội [16]

Quán triệt tinh thần của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc thời kỳ 2011 – 2020, quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là:

(1)Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; Xây dựng và phát triển Hà Nội thành đô thị hiện đại, xanh, văn hiến, văn minh, văn hóa toàn diện, thân thiện, hòa bình và đứng trong tốp các thành phố lớn của thế giới và khu vực. Phải kết hợp hài hòa tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trƣờng, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

(2) Phát triển kinh tế là trọng tâm chiến lƣợc phát triển Thủ đô, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải đƣợc gắn kết chặt chẽ với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc, quy hoạch các vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.

(3)Phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nƣớc. Phát huy vai trò, vị thế và lợi thế của Thủ đô kết hợp khai thác, huy động sức mạnh tổng hợp của cả nƣớc và thu hút các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển Thủ đô.

(4) Quán triệt phƣơng châm: phát triển kinh tế, văn hóa xã hội là nhiệm vụ then chốt; quản lý đô thị là nhiệm vụ thƣờng xuyên quan trọng; xác định đúng trọng tâm, các khâu đột phá, có những giải pháp năng động, sáng tạo và hiệu quả; phải có bƣớc đi thích hợp trong từng giai đoạn để kết hợp hài hòa giải quyết các vấn đề cấp bách với kiên trì thực hiện các mục tiêu dài hạn.

(5) Gắn kết phát triển Thủ đô Hà Nội với tiến trình mở rộng, tăng cƣờng hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế.

68

Với quan điểm trên, mục tiêu tổng quát xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là: Hà Nội là Thủ đô đẹp, xanh, văn hiến, văn minh, thanh lịch và hiện đại của cả nƣớc, đi đầu trong nhiều lĩnh vực để trở thành đầu tàu, lôi kéo sự phát triển chung của cả nƣớc; là chùm đô thị lớn (gồm đô thị trung tâm tổng hợp đa chức năng và các đô thị vệ tinh chuyên năng) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ, môi trƣờng bền vững; là trung tâm sáng tạo quốc gia với hệ thống các cơ sở văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế và thể dục-thể thao hàng đầu của cả nƣớc và có uy tín trong khu vực; kinh tế phát triển năng động và hiệu quả với những yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức, xã hội phát triển hài hòa; Ngƣời Hà Nội văn minh, thanh lịch và hiếu khách tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, có cuộc sống tốt (thu nhập cao, đƣợc hƣởng các dịch vụ chất lƣợng cao, môi trƣờng sống tốt, môi trƣờng làm việc và đầu tƣ đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện, an bình, an ninh, an toàn). An ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm. Có quan hệ quốc tế rộng rãi, đa phƣơng, đa dạng với vị thế và uy tín quốc tế của Thủ đô đƣợc nâng cao. Về kinh tế: Đến năm 2030, Hà Nội có nền kinh tế hiện đại, năng động hoạt động hiệu quả, bền vững và có tính cạnh tranh cao ở trong nƣớc và khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội lên thứ 3-5 vào năm 2020 và duy trì vị trí thứ 1-2 trong suốt kỳ 2011-2030.

Kinh tế tăng trƣởng với tốc độ tăng trƣởng cao, bền vững. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân hằng năm 9-10%/năm thời kỳ 2011-2020 và 8,0-9,0% thời kỳ 2021-2030. GDP theo giá so sánh năm 2020 tăng khoảng 2,5-2,7 lần so với năm 2010 và năm 2030 tăng 2,2-2,4 lần so với năm 2020. Đóng góp của Hà Nội vào tổng GDP của cả nƣớc năm 2020 đạt khoảng 15,5-16% và năm 2030 là 18,0-18,5%. Hà Nội đứng thứ hạng trên trung bình (khoảng 61-61) trong số 150 thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt khoảng 5.100-5.300 USD, năm 2030 đạt 11.000-12.000USD.

Cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức với hàm lƣợng các yếu tố đặc trƣng của nền kinh tế tri thức

69

ngày càng cao. Tỷ trọng các khu vực dịch vụ năm 2020 chiếm 97-98% và năm 2030 chiếm 98-99% tổng GDP.

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn thời kỳ 2011 – 2015 tăng 10- 12%/năm và thời kỳ 2010 – 2030 tăng 9-10%/năm. Thu nhập của nhân dân tăng 2,6-2,8 lần trong thời kỳ 2011 – 2020 và 2,3 – 2,5 lần trong thời kỳ 2021-2030. Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về điều kiện và môi trƣờng sống.

*Về văn hóa

Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nƣớc và đặc sắc của khu vực, là trung tâm sáng tạo và hoạt động văn hóa lớn của cả nƣớc, thể hiện rõ bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến, đậm đà bản sắc Việt Nam.

Ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, tuân thủ pháp luật tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam

Những tinh hoa văn hóa truyền thông, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng với môi trƣờng văn hóa độc đáo của Thủ đô ngàn năm văn hiến đƣợc bảo tồn, phát huy và phát triển.

Có nền văn hóa tiên tiến, hiện đại phát triển, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những công trình văn hóa lớn, tiêu biểu của Thủ đô và cả nƣớc đƣợc kiến tạo và xây dựng.

Ngƣời dân Hà Nội có lối sống lành mạnh, nếp sông văn minh và mức thụ hƣởng văn hóa phong phú ngày càng cao.

Tiếp thu và phát triển sáng tạo những tinh hoa văn hóa của thế giới. * Về dân số và các ngành, lĩnh vực xã hội

Quy mô dân số năm 2020 khoảng 8,0 triệu ngƣời (dân số đô thị 4,3 – 4,5 triệu ngƣời, trong đó đô thị trung tâm khoảng 3,5 triệu ngƣời), năm 2030 khoảng 9,0 – 9,4 triệu ngƣời (dân số đô thị 6,0 – 6,3 triệu ngƣời, trong đó đô thị trung tâm khoảng 4,8 triệu ngƣời). Tỷ lệ đô thị hóa (dân số đô thị) năm 2020 đạt 54 -55% và năm 2030 khoảng 67 – 70%. Bảo đảm hài hòa cơ cấu dân số về cân bằng giới tính

70

và phân bố hợp lý giữa các địa bàn. Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) đạt 0,86% năm 2020 và 0,9 năm 2030.

Thiết lập các cơ sở hiện đại, hàng đầu của đất nƣớc và đạt đẳng cấp quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, thể dục, thể thao. Đến năm 2030, có một số lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Đông – Nam Á.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 65 – 70% và năm 2030 khoảng 80-85%. Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ và công nghiệp xây dựng năm 2020 là 83-84% và năm 2030 lên 90-92%, khu vực nông – lâm – ngƣ giảm, còn tƣơng ứng là 16-17% và 8-10%.

Giải quyết việc làm trung bình hàng năm đạt khoảng 155.000-160.000 ngƣời thời kỳ 2011 và 2020 và khoảng 120.000-130.000 lƣợt ngƣời thời kỳ 2021-2030. Kịp hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động bị mất việc làm. Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị ở mức 4,0 – 4,5% năm 2020 và ở mức 3,0-3,5% năm 2030. Nâng cao mức độ toàn dụng lao động khu vực nông thôn ngoại thành.

Sức khỏe của nhân dân đƣợc nâng cao, thể trạng, tầm vóc ngƣời Thủ đô đƣợc cải thiện: tuổi thọ trung bình đạt 78 tuổi năm 2020 và trên 80 tuổi năm 2030. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân dƣới 9% vào năm 2020 và dƣới 3% vào năm 2030.

Xây dựng, phát triển và vận hành mạng lƣới an sinh xã hội rộng khắp, đa dạng, hiệu quả. Tỷ lệ nghèo năm 2020 khoảng 1-2%, năm 2030 dƣới 1% (theo chuẩn nghèo tại thời điểm). Năm 2020 trên 60% ngƣời lao động đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội và 100% tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội (chính sách đối với ngƣời có công với nƣớc, chính sách giảm nghèo, chính sách trợ cấp xã hội…)

*Về kết cấu hạ tầng đô thị

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đƣợc cải tạo, nâng cấp và xây dựng hiện đại đồng bộ, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giao thƣơng quốc

71

tế và nâng cao mức sống dân cƣ của một chùm đô thị lớn. Không còn tắc nghẽn giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lƣới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phƣơng thức vận tải, các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi Thủ đô giữa Hà Nội với các địa phƣơng trên toàn quốc và quốc tế. Quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông tĩnh thuận tiện, hợp lý.

Vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi và an toàn. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị và trên địa bàn đa dạng, hiện đại, văn minh và an toàn (gồm xe buýt, tàu điện ngầm, đƣờng sắt đô thị trên cao…) kết nối khu vực nội thành, các đô thị vệ tinh, các huyện với bên ngoài. Phấn đấu đến năm 2020 vận tải hành khách đáp ứng đƣợc 35-45% nhu cầu đi lại của nhân dân, năm 2030 đáp ứng 50-55%. Năm 2030, về cơ bản, hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội đạt trình độ tƣơng đƣơng Thành phố - Thủ đô các nƣớc phát triển trong khu vực.

Có đủ các công trình văn hóa, nghệ thuật và nhà ở cho ngƣời dân. Đảm bảo 100% ngƣời dân có nhà ở với tiện nghi sinh hoạt cần thiết phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của từng thời kỳ (không còn các khu nhà tạm, nhà “ổ chuột” ở khu vực đô thị, nhà tạm ở khu vực nông thôn). Diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời đô thị đạt 23-24m2/ngƣời năm 2020 và 25-26m2/ ngƣời năm 2030. Nhà ở, đất ở khu vực nông thôn đƣợc quy hoạch hợp lý, có môi trƣờng sống và điều kiện làm việc thuận tiện.

Hệ thống chiếu sáng đô thị và nông thôn phủ kín trên địa bàn Thành phố tạo cảnh quan thẩm mỹ. Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại, đạt trình độ các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Kể từ năm 2020 có 100% hộ gia đình có điện thoại. Mật độ thuê bao internet đạt 38 – 40% vào năm 2020 và trên 80% năm 2030.

Hệ thống công trình ngầm đƣợc quy hoạch xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển của một thành phố hiện đại. Đến năm 2020, ngầm hóa toàn bộ mạng lƣới cáp điện, cáp thông tin và truyền thông trong toàn bộ khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh; năm 2030 ngầm hóa trên toàn bộ địa bàn thành phố.

72

Hệ thống cấp nƣớc hiện đại, đồng bộ vận hành an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện, nƣớc cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của Thủ đô, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nƣớc sạch sinh hoạt khu vực đô thị đạt 150 – 180 lít /ngày đêm năm 2020 và 180-200 lít/ngày đêm năm 2030 (đạt chuẩn nƣớc uống ngay tại vòi) và đáp ứng nhu cầu nƣớc cho sản xuất, dịch vụ. Từ năm 2015 có 100% dân cƣ nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch sinh hoạt hợp vệ sinh. Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nƣớc, hệ thống thoát lũ, về cơ bản giải quyết hoàn toàn tình trạng ngập úng kéo dài. Hệ thống đê điều thƣờng xuyên đƣợc củng cố, đảm bảo an toàn, hệ thống thoát nƣớc đồng bộ.

Hình thành các vành đai xanh, đảm bảo có đƣợc không gian xanh với hệ thống vƣờn hoa công viên, công trình văn hóa – nghệ thuật, các vành đai xanh và hồ nƣớc đẹp phân bố hợp lý trên các địa bàn. Phát triển mạng lƣới vƣờn hoa, cây xanh, công việc, phấn đấu nâng diện tích đất cây xanh đạt 10 – 12m2/ngƣời vào năm 2020 và trên 10m2/ngƣời năm 2030.

* Về môi trƣờng

Xây dựng đƣợc nền kinh tế và lối sống của ngƣời dân Thủ đô thân thiện với môi trƣờng sinh thái. Không còn tình trạng bụi và tiếng ồn quá giới hạn cho phép. Thủ đô Hà Nội là chùm đô thị xanh, sạch, đẹp và môi trƣờng bền vững; đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên (trƣớc hết là quỹ đất, tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc ngầm), cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái và khu vực hai bên bờ sông trên địa bàn thành phố (đặc biệt là hai bên bờ sông Hồng, Sông Tô Lịch, Sông Nhuệ, Sông Đuống, Sông Đáy, Sông Tích) theo hƣớng phát triển bền vững.

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải (gồm cả chất thải rắn, nƣớc thải và không khí). Năm 2020 cơ bản thu gom và xử lý toàn bộ rác thải khu vực nội thành, các đô thị vệ tinh và 85-90% rác thải ở ngoại thành. Năm 2030 về cơ bản toàn bộ lƣợng chất thải rắn đƣợc thu gom xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng (trong đó 80% đƣợc tái chế). Đến năm 2030 100% nƣớc thải công nghiệp,

73

100% nƣớc thải tại các khu đô thị và 70% nƣớc thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh trƣớc khi thải vào hệ thống nƣớc thải chung của Thành phố.

* Về quốc phòng, an ninh

Có hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả và lực lƣợng vũ trang nhân dân mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý Thủ đô. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội tƣ tƣởng và trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại và toàn thể nhân dân trên địa bàn.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, lực lƣợng quân đội và công an nhân dân chính quy, hiện đại, thực hiện giáo dục quốc phòng toàn dân. Thủ đô Hà Nội là khu vực phòng thủ vững mạnh, đủ sức đánh thắng trong mọi tình huống. Thủ đô Hà Nội là “Thành phố Hòa Bình”, hữu nghị và thân thiện.

* Về quan hệ đối ngoại

Mở rộng và tăng cƣờng quan hệ đối ngoại đa dạng, đa phƣơng hóa và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Hà Nội trên trƣờng quốc tế. Thực hiện tốt đƣờng lối của Đảng, nhà nƣớc về đối ngoại, tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực và chất xám từ bên ngoài để xây dựng và phát triển Thủ đô.

Chủ động mở rộng, tăng cƣờng hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả để góp phần phát triển nhanh, bền vững, xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại.

Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo lập những điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế. Thu hút các nhà đầu tƣ lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng và đa dạng thị trƣờng xuất nhập khẩu.

3.3. Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội trong thời gian tới

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút FDI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)