Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (Trang 25)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam với tổng diện tích 2.095,01km2 dân số là 7.123.340 ngƣời (chiếm 8,03% dân số Việt Nam). Nhờ điều kiện thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á bao gồm cả đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phƣơng đứng đầu cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, năm 2009 với gần 3.140 dự án, có tổng

18

số vốn đầu tƣ hơn 27.215 triệu USD, tăng gần 9,5% về số dự án và tăng khoảng 4,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2008 (năm 2008 có số dự án là 2.874 dự án với vốn FDI đăng ký là 26.074 triệu USD). [5]

Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các giải pháp sau:

Về quy hoạch: Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành quy hoạch đất đai, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu. Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tƣ trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với các cam kết quốc tế, tăng cƣờng quản lý sau cấp phép.

Về chính sách: Ban hành các văn bản hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tƣ nƣớc ngoài làm cơ sở xem xét cấp phép đầu tƣ. Nghiên cứu, ban hành các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cho các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ giáo dục – đào tạo, y tế, quy hoạch đô thị; ban hành văn bản hƣớng dẫn nhằm tăng cƣờng công tác phối hợp đồng bộ các chính sách đất đai - đầu tƣ - tài chính -tín dụng để khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tƣ đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng nhƣ có các chính sách riêng đối với từng tập đoàn. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tƣ và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vƣớng mắc phát sinh.

Về xúc tiến đầu tƣ: Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tƣ, đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ; ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch tại thành phố; chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tƣ có tiềm năng có nhu cầu đầu tƣ vào thành phố. Để cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố vừa kêu gọi vốn đầu tƣ trong lĩnh vực hạ tầng, vừa phải đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển hạ tầng đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách; ƣu tiên các dự án cấp–thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, đƣờng cao tốc, đƣờng vành đai và đƣờng sắt nội đô.

19

Bên cạnh đó, thành phố đã thực hiện đơn giản và công khai các quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tƣ nƣớc ngoài. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, ngăn chặn sự tùy tiện, nhũng nhiễu do các văn luật hƣớng dẫn còn nhiều bất cập. Tăng cƣờng cơ chế phối hợp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài giữa Trung ƣơng và địa phƣơng và giữa các bộ, sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện có liên quan.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)