Trong giai đoạn 2005 – 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của Việt Nam là 7,23%; trong đó tốc độ tăng GDP bắt đầu sụt giảm vào năm 2008 (giảm từ
65
8,48% năm 2007 xuống 6,23% năm 2008) và năm 2009 (giảm từ 6,23% năm 2008 xuống 5,32% năm 2009).
Bảng 3.1: Tốc độ tăng GDP cả nƣớc qua các năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng GDP (%) 8,4% 8,17 8,48 6,23 5,32
Nguồn: Tổng cục thống kê
Sự sụt giảm GDP trong hai năm này xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động. Tuy vậy, Việt Nam vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng dƣơng là điều đáng khích lệ và chứng tỏ chính sách điều tiết nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam đúng đắn, các nhà đầu tƣ sẽ yên tâm hơn khi đầu tƣ vào Việt Nam (trong đó có Hà Nội, đồng thời đặt ra thách thức cho Việt Nam cũng nhƣ Hà Nội là cần có các biện pháp thích hợp để thu hút đƣợc nguồn vốn FDI trong bối cảnh thế giới dù đã có dấu hiệu vƣợt qua khủng hoảng song sự phục hồi diễn ra chậm, vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro, do đó vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại đối với các nhà đầu tƣ lớn, các tập đoàn đa quốc gia trong việc triển khai dự án đầu tƣ. “Nếu nhƣ năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dƣới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nƣớc tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân. Đây là điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chƣa thoát khỏi khủng hoảng” 31 . Duy trì mức lạm phát hợp lý này cho thấy nền kinh tế Việt Nam ổn định, đời sống dân cƣ đảm bảo ổn định, chứng tỏ các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng làm ăn có lãi, điều này khuyến khích các nhà đầu tƣ khác đến đầu tƣ và tìm kiếm lợi nhuận.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc thời kỳ 2011-2020 (dự thảo) dự kiến tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân giai đoạn
66
2011-2020 khoảng 7,5-8,0%/năm. Đến 2020, GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 3.000 USD, cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trên 85% trong tổng GDP; tỷ lệ lao động công nghiệp – dịch vụ khoảng 68-70% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 60% tổng lao động xã hội. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45-50% trong tổng GDP(6). Trong khi hiện nay thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hà Nội chỉ gần 1.700USD (bẳng ½ so với mục tiêu); đóng góp cho tăng trƣởng của ngành công nghiệp xây dựng mới đạt 45,2% (còn rất xa mục tiêu 85% của cả nƣớc). Nhƣ vậy, những mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế- xã hội nhƣ trên đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ cao đối với Hà Nội để phát huy vai trò động lực của thủ đô và đóng góp vào quá trình phát triển chung của cả nƣớc.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội xác định xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trong đó Thủ đô Hà Nội có vị thế cao nhất) trở thành đầu tàu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đồng thời đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế (cầu nối giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á) 15 . Với chủ trƣơng này, Hà Nội sẽ đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ cũng nhƣ dành sự ƣu ái nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, khi đó nguồn vốn thu hút FDI vào Hà Nội sẽ tăng hơn.
Môi trƣờng pháp lý và thể chế kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta tiếp tục đƣợc hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới. Các văn bản pháp lý cơ bản hƣớng dẫn thực thi Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp đang đƣợc tiến hành rà soát và sẽ đƣợc sửa đổi nhƣ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, các Bộ, Ngành và địa phƣơng cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tƣ nƣớc ngoài theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ. Những sửa đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng nhƣ tiếp tục góp phần đáng kể cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của cả nƣớc đƣợc đúc kết, rút kinh nghiệm trong thời gian qua đã trở nên chuyên
67
nghiệp, hiệu quả hơn cộng với sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tƣ trong năm 2010 và các năm tới cũng đƣợc nâng cao.