Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội (Trang 52)

- Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A ( Documents against Acceptance)

a. Thanh toán L/C nhập khẩu:

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng

Sự đổi mới của NHTM nói chung và hoạt động TTQT nói riêng không thể tách rời các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như : luật thương mại, luật tổ chức tín dụng, luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp,… Để ổn định môi trường pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động TTQT của các NHTM, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xem xét lại các nội dung sau :

Hoàn thiện và ổn định các chính sách. Hiện nay, hệ thống chính sách ở Việt Nam chưa được thống nhất và hàng năm vẫn còn phải sửa đổi, bổ sung. Tuy những sửa đổi, bổ sung đó không tạo ra những biến động lớn nhưng nó gây ra tâm lý hoang mang đối với NH và các doanh nghiệp vì NH chưa kịp làm quen với các chính sách cũ thì lại có thêm những sửa đổi, bổ sung mới. Như vậy, hoạt động kinh doanh của NH và doanh nghiệp mất đi tính ổn định.

Hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động TTQT. Việt Nam chưa có hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT riêng biệt và thống nhất. Ví

vậy, cơ sở pháp lý của hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam kém ổn định, uy tín của các NHTM Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng vì thế chưa được nâng cao. Vì những lý do trên, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đối với hoạt động TTQT.

Ban hành và chỉnh sửa luật ngoại hối hoàn chỉnh vì đây là một công cụ đắc lực cho việc thực thi chính sách tiền tệ. Các chính sách quản lý ngoại hối, tiền tệ,… có tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước của các NHTM và hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTQT.

Nghiên cứu, ban hành và chỉnh sửa luật hối phiếu, luật séc và các văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng các quy tắc chung về TTQT của thế giới mà chưa xây dựng được hệ thống luật TTQT riêng cho mình. Điển hình là việc vận dụng UCP 600 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không có sự điều chỉnh nào. Các văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn TTQT đối với Việt Nam rất cần thiết không chỉ đối với NH mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài sử dụng làm căn cứ khi xét xử các vụ tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Các văn bản pháp lý này không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam và phù hợp với môi trường đầu tư, đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thực hiện cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam thường trong tình trạng thâm hụt, mức độ thâm hụt ngày càng lớn, đây là một vấn đề nan giải. Cải thiện cán cân TTQT là việc làm cấp bách. Để cải thiện cán cân TTQT thì nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động XNK, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu. Mục tiêu đó chúng ta có thể sẽ đạt được nếu chúng ta tiến hành một số biện pháp sau :

Chính phủ tăng cường hiệu lực các văn bản và thủ tục XNK. Phải có quy chế bắt buộc cho các doanh nghiệp khi đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, hướng phát triển kinh doanh,… thì mới cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp thì phải chuyển sang uỷ thác xuất khẩu tránh những rủi ro gây ra bởi trình độ quản lý của họ. Tuy nhiên các thể chế, thủ tục XNK cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát XNK.

Chính phủ ban hành các luật thuế XNK phù hợp ổn định. Trên thực tế, biểu thuế thay đổi thường xuyên làm cho các doanh nghiệp XNK không dự đoán được

diễn biến thị trường tương lai nên đã gặp phải không ít khó khăn gây thiệt hại cho chính bản thân doanh nghiệp và rủi ro cho các NH phục vụ họ.

Về hiện đại hoá công nghệ thanh toán NH. Đây là một kế hoạch mang tính dài hạn, một chiến lược phát triển tổng quát nên chỉ riêng ngành NH không thể thực hiện được mà cần phải có sự đầu tư hỗ trợ của Chính phủ. Đó là Chính phủ cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ, thẩm định chính xác các chương trình đầu tư cũng như các hợp đồng mua bán công nghệ trang thiết bị máy móc với nước ngoài để tránh trường hợp biến thị trường Việt Nam thành bãi rác công nghiệp, gây lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia.

Bởi quá trình hiện đại hoá NH là một kế hoạch lâu dài nên yêu cầu đặt ra phải có một đội ngũ các nhà khoa học có khả năng tự thiết kế, cải tạo các hệ thống công nghiệp hợp lý. Để làm được như vậy, ngay từ bây giờ Chính phủ cần phải có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đào tạo các chuyên ngành khoa học cơ bản cũng như các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các đề án nghiên cứu khoa học liên quan mang tính khả thi.

KẾT LUẬN

Với chính sách mở cửa nền kinh tế, việc giao lưu buôn bán của Việt Nam với các nước trên thế giới đang diễn ra ngày càng sôi động. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, hoạt động XNK cũng có nhiều thành công to lớn, trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của các NH trong công tác thanh toán XNK. Nhờ có các NH mà khâu thanh toán được diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của hợp đồng XNK. Trong đó, có thể nói hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại đã và đang mang lại ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với cả ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Nhận thức được vai trò quan trọng của TTQT, chuyên đề đã đi vào nghiên cứu các hoạt động chủ yếu trong TTQT của NHTMCP Quân Đội. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thanh toán quốc tế, cũng như thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Quân Đội. Từ đó khóa luận nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tế tại NHTMCP Quân Đội.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do những hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên khóa luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong thầy cô, bạn bè và những người cùng quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến bổ sung để nội dung của khóa luận được hoàn chỉnh hơn về lý thuyết cũng như vận dụng trong thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn cùng sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ phòng Thanh toán quốc tế cũng như toàn thể các cô chú, anh chị cản bộ NH TMCP Quân Đội đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.

Sinh viên Đỗ Thị Thu Thủy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội (Trang 52)