Một số tồn tại và khó khăn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội (Trang 41 - 44)

- Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A ( Documents against Acceptance)

a. Thanh toán L/C nhập khẩu:

2.4.2 Một số tồn tại và khó khăn

Trong hoạt động thanh toán quốc tế tại MB, bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được thì không thể tránh khỏi những mặt khó khăn, hạn chế gây ảnh hưởng không ít tới chất lượng thanh toán.

Dịch vụ tại NH chưa đáp ứng được hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế, chưa tạo ra được nét mới trong sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng. Tỉ lệ thanh toán bằng nhờ thu còn quá thấp so với các phương thức khác. Hoạt động thanh toán hàng xuất chưa thực sự nổi bật. Tỷ trọng hàng xuất so với hàng nhập chưa cao, lượng xuất khẩu L/C qua MB chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị L/C, trung bình chiếm khoảng từ 8-10%. Vẫn biết tình trạng nhập siêu là phổ biến, hoạt động xuất khẩu chưa tương xứng với kim ngạch nhập khẩu trong nền kinh tế nhưng kết quả này là một chênh lệch quá lớn.

 Các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động thanh toán vẫn còn hạn chế

Ngoài các phương thức chính, ngân hàng chưa có sự quan tâm tới các dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, tư vấn. Một phần do hoạt động thanh toán tại ngân hàng còn khá mới so với các ngân hàng khác. Hơn nữa những dịch vụ này muốn phát triển cần một sự đầu tư liên quan đến nhiều khía cạnh. Nếu biết phát huy nó sẽ là đòn bẩy cho hoạt động thanh toán quốc tế, nâng cao vị thế của ngân hàng, tăng doanh thu, giảm rủi ro trong các hoạt động quốc tế.

 Phương tiện công nghệ thông tin chưa được đầu tư nhiều

Thế giới ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin do đó luôn đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng yếu tố công nghệ. Nhân tố này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán, tiết kiệm thời gian và chi phí, ngoài ra đây là một trong những nhân tố chính quyết định khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng nhất là khi có quá nhiều ngân hàng mới mở như hiện nay.

 Chính sách khách hàng chưa hợp lí

Ngân hàng chưa đẩy mạnh chiến lược Marketing cho khách hàng cũng như các dịch vụ tư vấn, dịch vụ thông tin... còn hạn chế. Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng ít được chú trọng. Do đó chưa tạo ra được nét đặc trưng của ngân hàng cũng như chưa thu hút khách hàng.

 Hành lang pháp lý thống nhất của Việt Nam chưa có

Mặc dù luật NH đã ban hành và có hiệu lực nhưng chúng ta vẫn chưa có luật ngoại hối, hối phiếu, séc,…hoàn chỉnh, chưa có một văn bản nào hướng dẫn giao dịch TTQT dành riêng cho ngành NH, điều này gây khó khăn cho ngành NH, đặc biệt là trong nghiệp vụ TTQT, một lĩnh vực đòi hỏi chịu sự điều chỉnh của cả luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Các ngân hàng hiện nay đều chỉ dựa vào các thông lệ quốc tế như Incoterm, UCP,ISBP,... để điều chỉnh nghiệp vụ của mình. Và mỗi ngân hàng đều có quy trình riêng quy định hoạt động thanh toán quốc tế. Như vậy không chỉ gây bất lợi cho các ngân hàng mà cho cà các khách hàng vì khi có

tranh chấp xảy ra thường phải chịu thiệt hơn và cũng thường bị lép vế khi đàm phán các điều khoản hợp đồng thương mại với đối tác.

 Chính sách, chế độ quản lí kinh tế đối ngoại kém ổn định

Việc kinh doanh quốc tế tại nước ta vẫn luôn gặp phải những rào cản từ những chính sách kém linh hoạt và bất ổn.Việc thay đổi quy định các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu đã làm đổ bể một số hợp đồng đã được ký bởi vì thời gian của hợp đồng thường kéo dài nhất là với các hàng hóa là sản phẩm đặt hàng sản xuất. Ngoài ra là các quy định về thuế, các thủ tục hải quan, hành chính rườm rà, khó áp dụng làm giảm cơ hội của các khách hàng. Cán cân vãng lai và cán cân TTQT thâm hụt, tình trạng nhập siêu dẫn tới mất cân đối cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, do đó ảnh hưởng khả năng mua bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong TTQT.

 Cạnh tranh giữa các ngân hàng khác

Số lượng các ngân hàng trên thị trường đang ngày càng tăng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hoạt động thanh toán tại MB còn khá mới mẻ so với các ngân hàng khác. Với những ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm như VCB,BIDV,... rất khó để có giàmh được lượng khách hàng truyền thống. Với các ngân hàng nước ngoài thì họ có sự hỗ trợ vững chắc của ngân hàng mẹ, thương hiệu của họ đã được khẳng định chưa kể đến các yếu tố khác như nguồn nhân lực, công nghệ, vốn, các dịch vụ bổ sung phát triển mạnh.

 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Do nguyên nhân khách quan, chủ quan, Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, hiện nay mới chỉ có thị trường ngoại tệ liên NH. Thị trường này hoạt động còn kém sôi động, nghiệp vụ giản đơn mới chỉ mua, bán và trao đổi ngoại tệ với các thành viên tham gia còn hạn chế. Chính vì thế thị trường này chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại hơn nữa lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 Các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về kiến thức TTQT

Các ngân hàng thường gặp phải những lỗi sai sót cơ bản trong hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam một phần là do sự thiếu hụt trầm trọng cán bộ thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp. Điều này giảm uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ảnh hưởng tới quy trình sản xuất của doanh nghiệp, giảm cơ hội kinh doanh. Sự kết hợp giữa khách hàng doanh nghiệp và ngân hàng chưa thực sự phát huy hiệu quả.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Quân Đội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w