- Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A ( Documents against Acceptance)
a. Thanh toán L/C nhập khẩu:
3.2.2 Các giải pháp vĩ mô
Hoàn thiện chính sách kinh tế của Nhà nước và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT
Hoạt động của hệ thống NH nói chung và lĩnh vực TTQT nói riêng không thể tách rời khỏi cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cơ chế thị trường chưa được phát huy đầy đủ, các yếu tố của kinh tế thị trường đã được xây dựng nhưng chưa hoạt động linh hoạt. Do đó trong thời gian trước mắt cần thực hiện các vấn đề sau :
Cụ thể hoá đường lối quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ban hành những quy chế bắt buộc khi đủ điều kiện về tài chính, phương hướng hoạt động kinh doanh thì mới cấp giấy phép XK trực tiếp, không tiến hành ồ ạt để tránh rủi ro.
Cải cách các chính sách kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Khẩn trương thực hiện môi trường đầu tư hấp dẫn trong nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư. Cải cách chính sách về XNK, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Có chính sách thuế quan nhằm bảo hộ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
Đổi mới công tác quản lý ngoại hối, mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì chế độ quản lý ngoại hối là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh toàn bộ quan hệ tiền tệ thanh toán của nước ta với nước ngoài. Trọng tâm của chính sách quản lý, kinh doanh ngoại hối là vấn đề tỷ giá.
Đơn giản hoá thủ tục rút vốn giải ngân. Dự án được các cơ quan chức năng phê duyệt đã chiếm một khoảng thời gian không nhỏ nên cần phải giảm thời gian cũng như các thủ tục rút vốn giải ngân để không làm chậm tiến độ dự án.
Xây dựng một hệ thống thông tin về tình hình thực hiện các dự án ODA được chuẩn hoá cũng như các phương tiện kỹ thuật lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin ở các cấp quản lý và thực hiện ODA. Các nhà tài trợ cũng như các Bộ chủ quản chương trình, dự án ODA, các địa phương, các chủ dự án được quyền khai thác quỹ thông tin này phục vụ cho việc quản lý điều phối và sử dụng ODA.
Cải thiện cán cân TTQT
Cán cân TTQT là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá, phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó thể hiện các hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ nước ngoài. Tình trạng cán cân TTQT liên quan đến khả năng thanh toán của một quốc gia, của các NH và tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước.
Cơ cấu XNK nước ta trong những năm tới cần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hiện nay hàng hoá của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ thương mại của nước ta với các nước khác được mở rộng và có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của nước ta còn nghèo nàn chưa qua chế biến còn chiếm tỷ trọng lớn. Để đẩy mạnh XNK cần phải thực hiện những biện pháp sau :
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, các nước EU…
- Cần phải khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động và đất đai, cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, tăng các mặt hàng chế biến gia công, giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Cần đầu tư thích đáng vào sản phẩm mà Việt Nam có ưu thế như gạo, cà phê, cao su, hàng thuỷ hải sản; các sản phẩm khai khoáng như dầu mỏ, khí đốt,…
- Hướng xuất khẩu phấn đấu từ xuất khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến. Mở rộng hợp tác và liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
- Nhà nước phải có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất cho vay đối với các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu có điều kiện giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Cần tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường các nước để có những cải tiến các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với từng thị trường cụ thể; đồng thời tìm kiếm thị trường mới.
- Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có giải pháp nhằm quản lý nhập khẩu, có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH Việt Nam
Thị trường ngoại tệ liên NH là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các NH với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện phục vụ cho nghiệp vụ TTQT được thực hiện tốt. Thông qua thị trường này, NH Nhà nước có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Để hoàn thiện
Đa dạng hoá các ngoại tệ, các phương tiện TTQT được mua bán trên thị trường, các hình thức giao dịch như : Spot ( mua bán giao ngay ), Forward ( mua bán kỳ hạn ), Option ( giao dịch quyền chọn ),…
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên NH nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỷ giá sát thực tế hơn.
Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên NH, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, góp phần mở rộng sản xuất trong nước.
Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các NH nước ngoài
Mở rộng quan hệ đại lý với nước ngoài là một chiến lược quan trọng mà các NH cần quan tâm. Việc đặt quan hệ đại lý với các NH tại Việt Nam và các NH lớn khác để phục vụ cho việc phát triển quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế phục vụ yêu cầu đầu tư quốc tế. Từ đó đẩy mạnh XNK Việt Nam với các thị trường khu vực và thị trường thế giới.
Việc mở rộng quan hệ đại lý với NH nước ngoài không những đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn hấp dẫn được nhiều khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận. Không những vậy, việc mở rộng thị trường còn nâng tầm vóc của NH, tạo ra uy tín lớn cho NH đối với khách hàng.
Ngoài ra mở rộng thị trường còn tạo cơ hội kinh doanh cho khách hàng khi đến với NH. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, nước ta sẽ phát triển và đẩy mạnh hơn nữa về ngoại thương, XNK và hoà nhập với cộng đồng kinh tế thế giới. Vì vậy, mở rộng quan hệ đại lý với nước ngoài sẽ giúp cho NH bắt kịp với thời đại và xu thế mới của đất nước.
Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống NH
Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống NH Việt Nam có vai trò quan trọng, một NH không thể thiếu được công nghệ thanh toán hiện đại. Trong thời gian qua, các NH Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm hiện đại hoá công nghệ thanh toán như trang bị máy tính, phát triển các phần mềm ứng dụng, hiện đại hoá công nghệ thanh toán trong nội bộ từng NHTM, nối mạng thanh toán viễn thông tài chính quốc tế ( SWIFT ). Tuy nhiên, công nghệ thanh toán của hệ thống NH Việt Nam vẫn cần phải được đầu tư hơn nữa và nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các NH.
Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống NH phải trên cơ sở tận dụng triệt để những cái đã có, đồng thời việc thiết kế hệ thống thanh toán và phần mềm ứng dụng phải tạo ra khả năng linh hoạt để có thể dễ cải tạo, kế thừa và phát triển không gây lãng phí. Hệ thống thanh toán mới cũng phải tạo khả năng dễ dàng cho việc mở rộng và hoà mạng quốc gia của các NHTM khi có điều kiện tham gia.
Để có hệ thống thanh toán hiện đại như ngày nay các nước phát triển đã phải tự nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm. Đối với nước ta là nước đi sau thì việc học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự giúp đỡ của các NH đi trước là việc làm hết sức cần thiết nhằm nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống NH Việt Nam.