Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 25)

Chính phủ chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp AGRIBANK triển khai thực hiện cơ cấu lại tổ chức, mạng lưới. Ngoài ra cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ Argribank trong việc huy động nguồn vốn từ Kho bạc Nhà nước để AGRIBANK tập trung nguồn vốn cho Tam nông.

KẾT LUẬN

AGRIBANK cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng đã có những biện pháp quản lý mang tính chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác huy động vốn và đạt được những thành tựu đáng kể: Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng,… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, AGRIBANK còn có một số những hạn chế nhất định cần phải khắc phục: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng sụt giảm vào năm 2011, nguồn vốn huy động vẫn chủ yếu từ dân cư, chưa đa dạng về sản phẩm huy động vốn, nguồn vốn bằng ngoại tệ có xu hướng giảm dần qua các năm,… Để có thể vững bước phát triển thành một ngân hàng lớn mạnh, trong thời gian tới AGRIBANK cần khắc phục

những hạn chế và có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn của ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính AGRIBANK, luận văn với đề tài “Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Dựa trên cơ sở lý luận một số vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý huy động vốn của NHTM. Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý huy động vốn của NHTM.

- Luận văn đã tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại AGRIBANK; đưa ra các kết quả đạt được và các hạn chế, từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý huy động vốn tại AGRIBANK.

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện quản lý huy động vốn tại AGRIBANK. Đồng thời để tăng thêm tính khả thi của các giải pháp này, luận văn đề xuất một số kiến nghị với NHNN và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Trong khuôn khổ cho phép, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đọc nhằm hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.

------

Lý TRÇN B×NH

HOµN THIÖN QU¶N Lý HUY §éNG VèN T¹I NG¢N HµNG N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N VIÖT NAM

Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý c«ng

Ngêi híng dÉn khoa häc:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập và phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu trên thì nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đều cần đến vốn. Ngân hàng thương mại với chức năng là trung gian tài chính với vai trò huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đây là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng cho các thành phần kinh tế.

Để tạo dựng cho mình một năng lực cạnh tranh đủ mạnh và bền vững, quản lý huy động vốn là công cụ quan trọng để thực hiện được mục tiêu huy động vốn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quản lý huy động vốn thông qua lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá thường xuyên công tác huy động vốn giúp cho ngân hàng thực hiện hoạt động huy động vốn có chiến lược, sách lược bài bản, ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt đông kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam xác định mục tiêu chủ yếu là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò là Ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở Việt Nam, đặc biệt là giữ vững vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; phục vụ tất cả các phân đoạn khách hàng với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả khách hàng và ngân hàng; hoạt động trên nền tảng bền vững về tài chính; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên. Với khả năng tài chính mạnh, công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và màng lưới tổ chức rộng lớn từ Trung ương đến địa phương cho phép AGRIBANK tổ chức huy động vốn đạt hiệu quả cao hơn.

Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của AGRIBANK được coi trọng và đã đạt được một số thành công. Song bên cạnh những thành công và kết

quả đạt được thì hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn đặc biệt là vấn đề quản lý huy động vốn; vốn huy động còn thiếu, còn nhiều bất cập về quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn, lãi suất, chính sách huy động vốn … đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thành khoản và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” nhằm giải quyết, khắc phục những tồn tại nêu trên.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động của Ngân hàng thương mại với các góc độ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và mức độ khác nhau:

- Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải Hà Nội. Đây là tài liệu có tính chất nguyên lý cho công tác quản trị ngân hàng thương mại nói chung.

- Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh; PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội. Đây cũng là những tài liệu có tính chất giáo trình giới thiệu về thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong các ngân hàng thương mại.

- Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. - Các bài đăng trên các báo, tạp chí như kỷ yếu hội thảo quốc tế “Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và giải pháp cho ngành tài chính ngân hàng Việt Nam” (2009), NXB Thống kê;

Còn trong ngành ngân hàng cũng như tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại: Những công việc cần triển khai của ngành ngân hàng khi bắt đầu lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng (NHNN, 2007), Dự thảo lần 2 Chiến lược kinh doanh 2011 - 2015 và tầm

nhìn 2020 của AGRIBANK (2009), báo cáo tổng kết và các giải pháp trọng tâm trong các năm từ 2009 đến 2012, …

Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên đều thực hiện ở một phạm vi rộng và chung chung, chỉ mang tính chất định hướng chứ không thật cụ thể và rõ ràng trong việc tổ chức thực hiện, đặc biệt với điều kiện cụ thể của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay. Vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn của mình trên cơ sở sử dụng lý thuyết đã được nghiên cứu ở trên và một số phương pháp phân tích, đánh giá … để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn thực hiện 3 nội dung sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại Ngân hàng thương mại.

- Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng AGRIBANK trong giai đoạn 2009-2012.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại AGRIBANK đến năm 2015.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính AGRIBANK.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động quản lý huy động vốn theo các nội dung: lập kế hoạch huy động vốn; tổ chức thực hiện và kiểm soát huy động vốn đối với nguồn vốn từ bên ngoài.

Về không gian: Quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Về thời gian: Số liệu toàn hệ thống AGRIBANK giai đoạn 2009-2012 và đề xuất đến năm 2015.

5. Khung lý thuyết

6. Quá trình nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu theo các bước sau:

Thứ nhất: Thu thập các tài liệu để xác định khung lý thuyết về quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính của ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Thu thập các số liệu thứ cấp về thực trạng huy động và quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chủ yếu là thu thập số liệu thứ cấp.

Thứ ba: Phân tích thực trạng huy động và quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2012. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính AGRIBANK.

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam đến năm 2015

Các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý huy động vốn tại trụ sở chính. - Các yếu tố thuộc về Trụ sở chính của ngân hàng - Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài Quản lý huy động vốn tại trụ sở chính - Lập kế hoạch huy động vốn - Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn - Kiểm soát huy

động vốn. Mục tiêu quản lý huy động vốn tại trụ sở chính - Qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. - Chi phí huy động vốn

- Cơ cấu nguồn vốn

- Phù hợp về kỳ hạn vốn huy động với sử dụng vốn

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có ba chương :

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính của Ngân hàng thương mại.

- Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Trụ sở chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2015.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TRỤ SỞ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.1.1. Ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 15/06/2004 khẳng định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan…”. “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Theo Nghị định Chính phủ số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”. Cũng theo Nghị định này về tổ chức và hoạt động của NHTM đã nêu rõ các loại hình NHTM bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài.

1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại

- Tập trung, huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp vốn cho nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế muốn sản xuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, phương tiện để sản xuất kinh doanh… mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cá nhân luôn luôn lớn hơn vốn tự có do đó cần phải tìm đến những nguồn vốn từ bên ngoài. Mặt khác lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác... NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn

vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng.

- Điều tiết kinh tế vĩ mô:

Hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ thực sự là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt dộng thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông. Cùng với các cơ quan khác, ngân hàng luôn được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế.

Khi nhà nước muốn phát triển một ngành hay một vùng kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được sử dụng bằng cách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức nhà nước thông qua NHNN thực hiện chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạo tiền từ đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc.

- Cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:

Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế .

1.1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng đã có

những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngân hàng vẫn duy trì các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w