Các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý huy động vốn của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 52)

mại

1.2.4.1. Các yếu tố thuộc về ngân hàng

a. Các yếu tố thuộc về Trụ sở chính

- Chủ trương quan điểm của các nhà quản trị:

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động là nền tảng cho sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, những quan điểm mới tích cực hơn về quản trị nguồn vốn huy động sẽ dần được áp dụng thúc đẩy hiệu quả huy động vốn.

- Cơ chế và năng lực quản trị điều hành:

Đây là nhân tố then chốt quyết định tới chất lượng và hiệu quả của kết quả đạt được trong công tác huy động vốn. Quy mô khối lượng vốn huy động mang tính chất phân tán, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, cơ chế và năng lực quản trị có thể tác động một cách mạnh mẽ tới hiệu quả huy động huy động vốn gắn với sử

dụng vốn. Cơ chế và năng lực của nhà quản trị thể hiện ở phương thức phối hợp và phân bổ nguồn lực tối ưu, xử lý mọi tình huống bất thường để đạt tới mục tiêu và kết quả yêu cầu, đảm bảo khả năng sinh lời.

- Chất lượng của chương trình, chính sách huy động vốn

Các chương trình, kế hoạch huy động vốn về quy mô, cơ cấu lãi suất, kỳ hạn, nhân lực được xây dựng một cách chính xác, khoa học phù hợp với nhu cầu sử dụng đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản trị nguồn vốn huy động, được thể hiện như: Xử lý lãi suất một cách linh hoạt; Sự linh hoạt trong xác định kỳ hạn; Hình thức huy động; Năng lực trình độ của cán bộ nhân viên cùng sự phối kết hợp các ban, trung tâm tại Trụ sở chính trong quản lý huy động vốn.

- Một số yếu tố khác:

+ Nguồn nhân lực: Có thể nói con người luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng con người càng có vai trò quan trọng. Cùng một điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường như nhau nhưng kết quả hoạt động của các ngân hàng là khác nhau, mức độ thoả mãn dịch vụ, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng là khác nhau. Một ngân hàng với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên sâu, tinh thông nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, sẽ thu hút được khách hàng và là điều kiện cơ bản để có thể mở rộng thị phần và tăng trưởng nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả của nguồn vốn.

+ Thực trạng tài chính của ngân hàng: Một ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn, hoạt động hiệu quả trong quá khứ và hiện tại, có khả năng mở rộng kinh doanh một cách hiệu quả cũng là ngân hàng có khả năng thu hút vốn cao hơn so với ngân hàng có tiềm lực tài chính hạn chế. Hiệu quả hoạt động cũng là một trong những tiêu chí khẳng định uy tín, vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

+ Mức độ uy tín của ngân hàng: Khách hàng thường có xu hướng tin tưởng vào ngân hàng lâu năm, ngân hàng có truyền thống lâu đời hơn là một ngân hàng mới thành lập bởi họ tin rằng với bề dày lâu năm ngân hàng sẽ có nhiều khả năng và kinh nghiệm trong đảm bảo an toàn nguồn vốn của khách hàng.

+ Sự đa dạng về dịch vụ ngân hàng cung ứng: Đối với người gửi tiền, bên cạnh lãi suất hấp dẫn thì nhu cầu được đáp ứng các dịch vụ khác cũng không kém phần quan trọng. Hệ thống chi trả tự động, máy ATM; khả năng đáp ứng nhu cầu ngoài giờ hành chính; các dịch vụ Internet Banking, Homebanking...chính là điểm khác biệt của dịch vụ ngân hàng, giúp ngân hàng tạo được niềm tin với người gửi tiền.

+ Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động ngân hàng: Vì sản phẩm ngân hàng mang tính chất vô hình nên cơ sở vật chất vững mạnh, khang trang, bãi đậu xe tiện nghi, an toàn cùng với công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ là điều khách hàng cảm nhận rõ nhất, ấn tượng nhất về ngân hàng hiện đại, an toàn cho nhu cầu gửi tiền.

+ Chất lượng của hệ thống kiểm tra, giám sát: Nếu hệ thống này được vận hành một cách khoa học tạo khả năng nâng cao hiệu quả nguồn vốn huy động thông qua việc xử lý linh hoạt nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình huy động vốn, hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến huy động và sử dụng vốn.

b. Các yếu tố thuộc về Chi nhánh

- Năng lực quản lý của lãnh đạo Chi nhánh:

Nếu tại chi nhánh quản lý tốt về mặt nhân sự, về tài sản nợ, tài sản có tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, chi nhánh dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, dự báo được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không, nắm bắt được những biến đổi ngoài thị trường, trên địa bàn một cách nhanh chóng để có thể tư vấn cho khách hàng của mình có hiệu quả cao nhất. Từ đó thu hút được khách hàng làm cho môi trường đầu tư của chi nhánh ngày càng mở rộng. Mặt khác, do quản lý tốt nên trong quá trình hoạt động, sẽ đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, từ đó có điều kiện mở rộng khách hàng.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tại chi nhánh có giỏi thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh, giảm thấp chi phí hoạt động và thu hút được khách hàng.

Một cán bộ quản lý có giỏi mới có thể bố trí sắp xếp được cán bộ theo đúng năng lực từ đó phát huy được khả năng của từng người.

- Thái độ phục vụ khách hàng:

Trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên tại chi nhánh là nhân tố quyết định đối với sự thành công của giao dịch huy động vốn. Trình độ chuyên môn vững vàng với khả năng giao tiếp thành thạo, chân thành cởi mở, nhiệt tình sẽ gây được thiện cảm và sự tin tưởng nơi khách hàng từ đó thu hút khách hàng gửi tiền với khối lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, khả năng phối hợp phân tích, dự đoán môi trường đầu tư và tư vấn đầu tư hiệu quả cho khách hàng, đặc biệt các tổ chức kinh tế sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút tiền gửi và phát triển dịch vụ.

1.2.4.2. Các yếu tố thuộc bên ngoài ngân hàng

a. Môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội

Nền kinh tế trong và ngoài nước thuận lợi, tăng trưởng nhanh, ổn định, nguồn tích luỹ của xã hội có điều kiện gia tăng nếu ngân hàng sử dụng được các biện pháp huy động vốn thích hợp. Nếu điều kiện chính trị ổn định, người dân yêu tâm khi gửi tiền vào ngân hàng vì vậy ngân hàng có khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động. Ngược lại nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, môi trường đầu tư thu hẹp, doanh nghiệp thua lỗ, sản xuất đình trệ thu nhập giảm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng nguồn vốn huy động của NHTM.

b. Sự phù hợp giữa cơ chế chính sách vĩ mô với các chính sách huy động vốn của NHTM.

- Các Luật tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nếu hệ thống các văn bản Luật cũng như các quy định liên quan đầy đủ và hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng cung như thông lệ quốc tế về huy động vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức cũng như các hoạt động tác nghiệp trong huy động vốn. Những quy định thiếu khoa học, hợp lý sẽ gây ra khó khăn, mâu thuẫn trong thực tiến huy động vốn tại NHTM.

- Mục tiêu của chính sách tiền tệ, những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ, việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đặc biệt là công cụ lãi suất, tỷ giá. Trong

điều kiện lạm phát tăng, NHTW thực hiện thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất chủ đạo, khi đó các NHTM có khả năng tăng lãi suất đầu tư vào để huy động được nhiều vốn hơn từ nền kinh tế. Hay trong điều kiện hiện nay ở các nước đang phát triển, NHTW khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách mở tài khoản cá nhân tại các NHTM, như vậy các ngân hàng sẽ có khả năng tạo nguồn vốn huy động lớn hơn.

Ngoài ra, các chính sách về đầu tư, chính sách trợ giá cũng có khả năng tác động gián tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

c. Thói quen tiêu dùng

Nếu như tâm lý phổ biến của người dân là thói quan cất trữ, để dành thì khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này từ nền kinh tế là cao hơn so với ở những khu vực dân cư ưa thích tiêu dùng. Ở những nước phát triển nơi người dân chủ yếu thực hiện thanh toán qua tài khoản cho những tiêu dùng hàng ngày.

d. Thu nhập của dân cư

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của NHTM. Nếu thu nhập dân cư càng cao đồng thời khả năng tích luỹ lớn thì nhu cầu tiết kiệm càng cao và ngân hàng liên tục đạt được mức độ huy động cao đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn. Ngược lại, thu nhập thấp, tích luỹ thấp, khả năng tạo vốn tiền gửi cũng bị hạn chế.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TRỤ SỞ CHÍNH AGRIBANK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w