Thực trạng hoạt động của AGRIBANK trong giai đoạn năm 2009-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 62)

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn 2009 – 2012 vừa qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn và thác thức lớn của nền kinh tế với những biến động lớn, tuy nhiên AGRIBANK đã đạt được những kết quả khá thành công trong công tác huy động vốn, nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm, cụ thể:

Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 71.330 tỷ đồng (tăng 19,7%) so với đầu năm, trong đó nguồn vốn nội tệ tăng 15,5%, nguồn vốn ngoại tệ tăng 57,7% so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 366.995 tỷ

đồng, tăng 30.146 tỷ đồng (tăng 8,9%) so với đầu năm; huy động từ dân cư đạt 200.211 tỷ đồng, tăng 26.993 tỷ đồng (tăng 15,6%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của AGRIBANK đến 31/12/2010 đạt 474.941 tỷ đồng, tăng 40.610 tỷ đồng so với đầu năm. Cơ cấu vốn được thay đổi về chất theo hướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó riêng tiền gửi dân cư tăng gần 25.5%. Tổng vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VND) đến 31/12/2011 đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) so với cuối năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đến 31/12/2012 tổng vốn huy động đạt 557.028 tỷ đồng, tăng 50.712 tỷ đồng (+10%) so với cuối năm 2011.

Với chiến lược đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định, qua đó Agbank đã chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của AGRIBANK giai đoạn năm 2009 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số trưởngTăng Tổng số trưởng Tăng Tổng số trưởng Tăng Tổng số trưởng Tăng

1 Nguồn vốn theo loại tiền tệ 434.331 19,7% 474.941 9,4% 505.792 6,5% 557.028 10%

1.1 Nội tệ 377.677 15,5% 422.383 11,8% 458.277 8,5% 516.830 12,8%

1.2 Ngoại tệ (quy VND) 56.664 57,7% 52.558 -7,2% 48.039 8,6% 40.198 -16%

2 Nguồn vốn theo thành phần kinh tế 434.331 19,7% 474.941 9,4% 505.792 6,5% 557.028 10%

2.1 Tiền gửi dân cư 200.211 13,7% 257.901 28,8% 306.709 18,9% 395.038 29%

2.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 166.784 3,8% 169.471 1,6% 125.887 -26% 134.221 7%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2012 của AGRIBANK) 2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Năm 2009, AGRIBANK hoàn thành Đề án “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, với mục tiêu giữ vững tỷ trọng cho vay lĩnh vực này chiếm 70% tổng dư nợ vào năm 2020,

trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm khoảng 55% tổng dư nợ; nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 20-25 triệu đồng vào năm 2010 và 50 triệu đồng/hộ vào năm 2020.

Đến 31/12/2010, Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng, tăng 60.643 tỷ đồng (tăng 17.1%) so với đầu năm. AGRIBANK thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu tập chung, tập chung vốn cho nông nghiệp, nông thôn với dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng 21,2% (tăng trên 42.000 tỷ đồng) so với đầu năm. Cùng với tích cực phát triển Nghị định 41/2010/NĐ-CP, cho vay khắc phục thiên tai lũ lụt miền trung, cho vay xuất nhập khẩu, thu mua tạm trữ lúa gạo theo các chương trình của Chính Phủ, AGRIBANK thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, hạn chế cho vay bất động sản, chứng khoán, đồng thời kiểm soát chặt chẽ cho vay các dự án đầu tư. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của AGRIBANK đạt 17.219 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2011, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng (tăng 6,9%) so với cuối năm 2010.. Năm 2011, AGRIBANK ban hành kịp thời một số cơ chế, chính sách tín dụng, chỉ đạo điều hành hoạt động này đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. AGRIBANK giảm dần dư nợ cho vay phi sản xuất, tập trung cân đối vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu.

Đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 480.453 tỷ đồng, tăng 36.576 tỷ đồng (+8,2%) so với cuối năm 2011; vốn huy động tăng trưởng khá tốt, đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh và bảo đảm an toàn thanh khoản, vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra năm 2012 tăng từ 10% - 12%. Ngay từ đầu năm AGRIBANK đã tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp huy động vốn: Đổi mới về công tác điều hành và quản lý cân đối vốn, điều hành lãi suất huy động, phí điều hòa vốn theo hướng chủ động, linh hoạt của các chi nhánh trong áp dụng lãi suất huy động phù hợp với thị trường, bảo đảm khả năng cạnh tranh, tạo động lực cho các chi nhánh trong công tác huy động vốn, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn không ổn định từ các định chế tài chính.

Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn của AGRIBANK giai đoạn năm 2009 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số trưởngTăng Tổng số trưởng Tăng Tổng số trưởng Tăng Tổng số trưởng Tăng

1 Tổng dư nợ nền kinh tế theo loại tiền tệ

354.112 24,4% 414.755 17,1% 443.877 7% 480.453 8,2%

1.1 Nội tệ 326.373 24,3% 379.407 16,2% 409.157 7,8% 448.734 9,7%

1.2 Ngoại tệ (quy VND) 27.739 25,5% 35.348 27,4% 34.720 -1,8% 31.719 8,6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Tổng dư nợ nền kinh tế theo kỳ hạn 354.112 24,4% 414.755 17,1% 443.877 7% 480.453 8,2%

2.1 Dư nợ ngắn hạn 213.416 21,4% 253.585 18,8% 281.506 11% 309.750 10%

2.2 Dư nợ trung, dài hạn 140.696 29,4% 161.170 14,6% 162.370 0,7% 170.703 5,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2012 của AGRIBANK) 2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ

Về hoạt động thanh toán trong nước: Năm 2009, AGRIBANK thực hiện thanh toán trực tuyến, mọi giao dịch được quản lý, xử lý tập trung. Với mạng lưới rộng lớn hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, AGRIBANK tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận tới các điểm giao dịch nhằm thực hiện lệnh thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Lưu lượng thanh toán qua AGRIBANK ngày càng tăng. Đến năm 2010, AGRIBANK thực hiện thanh toán trong nội bộ hệ thống (trên IPCAS) tổng số 8.843.350 lệnh với doanh số thanh toán 2.073.915 tỷ đồng, bình quân thực hiện 35.093 giao dịch/ngày; thực hiện thanh toán với các ngân hàng ngoài hệ thống 4.081.035 giao dịch thanh toán đi với doanh số thanh toán chuyển đi 1.595.033 tỷ đồng và 3.322.575 giao dịch thanh toán đến với doanh số thanh toán đến 1.391.870 tỷ đồng, trung bình thực hiện 29.379 giao dịch/ ngày. Năm 2011, tổng lượng giao dịch thanh toán của AGRIBANK tăng 21% so với năm 2010. Các kênh thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả và ngày càng phát triển. Thanh toán trong hệ thống (IPCAS) thực hiện tổng số 11.316.305 giao dịch, số tiền giao dịch đạt 2.396.914 tỷ đồng, tăng 15,57% so với năm 2010; bình quân thực hiện 44.906 giao dịch/ngày, tăng 27,96% so với năm 2010. AGRIBANK

triển khai thanh toán song phương trên toàn hệ thống với nhiều ngân hàng thương mại, là thành viên tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, với 4.839.027 giao dịch đi đến, số tiền giao dịch 2.947.367 tỷ đồng, bình quân thực hiện 19.202 giao dịch đi đến/ngày, tăng 25,42% so với năm 2010.

Về hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2009, tổng doanh số thanh toán quốc tế qua AGRIBANK năm 2009 đạt 9.700 triệu USD, chiếm thị phần 7,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước; trong đó doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 4.926 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2008, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 4.774 triệu USD, giảm 32,7% so với năm trước, chiếm 6,9% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặc dù doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm do ảnh hưởng giảm từ thương mại thế giới, nhưng AGRIBANK vẫn giữ được thị phần tương đương năm 2008. Đến năm 2010, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2010 tăng 25.5% so với năm 2009, song những biến động chênh lệch về tỷ giá đã gây áp lực cho AGRIBANK trong việc thu hút ngoại tệ để mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế. Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 8.798 triệu USD trong năm 2010. Trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 4.576 triệu USD; doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 4.214 triệu USD. Sang năm 2011, hoạt động thương mại quốc tế chịu nhiều ảnh hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng đạt 203,66 tỷ USD, nhưng đóng góp chủ yếu là từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với sự hỗ trợ từ các tập đoàn mẹ ở nước ngoài. Tổng doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu năm 2011 qua AGRIBANK đạt 7.734 triệu USD, giảm 12,01% so với năm 2010.

Về dịch vụ thẻ: Năm 2009, AGRIBANK phát hành trên 4,2 triệu thẻ các loại, là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn thứ hai tại Việt Nam và là ngân hàng có tốc độ phát hành thẻ nhanh nhất. Với 1.702 ATM hiện có, chiếm 20% thị phần, AGRIBANK trở thành ngân hàng dẫn đầu về số lượng ATM. Năm 2010, Với 2,1 triệu thẻ phát hành AGRIBANK nâng tổng số thẻ lên 6,38 triệu, song song với phát

triển về số lượng, đa dạng về chủng loại, AGRIBANK chủ động mở rộng hợp tác và chấp nhận thanh toán thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế uy tín trên thế giới. Năm 2011, là năm đánh dấu sự phát triển bền vững của AGRIBANK trên thị trường thẻ Việt Nam khi AGRIBANK vừa khẳng định vị trí dẫn đầu về số lượng, doanh số thanh toán thẻ, vừa dẫn đầu về mạng lưới chấp nhận thanh toán. AGRIBANK duy trì tốc độ tăng trưởng cao về phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế đạt 8,4 triệu thẻ, tăng 31,5% so với năm 2010, chiếm khoảng 20% thị trường. AGRIBANK lắp đặt trên toàn quốc 2.100 ATM, tăng 400 ATM; 5.261 thiết bị chấp nhận thẻ EDC, tăng 1.811 EDC so với năm 2010. Doanh số thanh toán thẻ tăng 44,6% so với năm 2010, chiếm 22,1% thị phần. Doanh số sử dụng thẻ tăng 45% so với năm 2010.

Kết quả trong năm 2012, hoạt động dịch vụ thanh toán tiếp tục được ổn định và phát triển, sản phẩm dịch vụ được đa dạng và chất lượng dịch vụ ngày càng tăng lên. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước, thẻ và dịch vụ khác tăng khá, thanh toán trong nước tăng 7,03%, thẻ tăng 26%, dịch vụ khác tăng 13%. Tuy nhiên, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối giảm thấp: Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu giảm 5,3% so với năm 2011, đạt 90% kế hoạch; doanh số mua bán ngoại tệ tăng 17%, nhưng thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm 51%; doanh số chi trả kiều hối tăng 10,5%, thu phí giảm đạt 89% kế hoạch. Tổng doanh thu dịch vụ đạt 2.425 tỷ đồng, giảm 7,7%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 9,4%, tăng 0,7% so với năm 2011.

2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2009, Mặc dù kinh tế trong nước và thế giới nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động năm 2009 của AGRIBANK vẫn đạt được kết quả khả quan. Đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầu năm. AGRIBANK làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đạt 394.828 tỷ đồng, tăng 60.064 tỷ đồng (tăng 17,9%) so với đầu năm, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, tăng 59.415 tỷ đồng (tăng 20,2%) so với đầu năm. Đến năm 2010, trong bối cảnh

nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường vốn và lãi suất biến động mạnh, nhưng với nỗ lực triển khai đồng bộ giải pháp, AGRIBANK tiếp tục phát triển khá ổn định, cụ thể: Đến 31/12/2010, tổng tài sản AGRIBANK đạt trên 524.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 474.941 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm gần 70% dư nợ. 2010 cũng là năm AGRIBANK tiếp tục phát triền công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng vững chắc ứng dụng thành công các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo ưu thế cạnh tranh, tăng tỷ lệ thu ngoài tín dụng.

Sang năm 2011 mặc dù hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là 6 tháng đầu năm do những biến động của nền kinh tế, thị trường vốn, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay liên tục giảm, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, sự đồng thuận, nỗ lực của toàn hệ thống, AGRIBANK tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Năm 2011, AGRIBANK đạt được các mục tiêu đề ra. Thanh khoản được giữ vững, ổn định. Tình hình tài chính tăng trưởng khá. Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 29% so với năm 2010. Công tác quản trị điều hành được đổi mới và kiện toàn theo hướng sâu sát từ Trụ sở chính đến các đơn vị cơ sở, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của AGRIBANK ổn định và có hiệu quả. Đến 31/12/2011, tổng tài sản của AGRIBANK đạt trên 560.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đạt 505.792 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 443.476 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 301.608 tỷ đồng, tăng 39.341 tỷ đồng (+15%), chiếm tỷ lệ gần 70% tổng dư nợ. Năm 2012, tổng nguồn vốn đạt 557.028 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 480.453 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của AGRIBANK giai đoạn năm 2009 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số trưởngTăng Tổng số trưởng Tăng Tổng số trưởng Tăng Tổng số trưởng Tăng

1 Nguồn vốn 434.331 19,7% 474.941 9,4% 505.792 6,5% 557.028 10%

2 Dư nợ nền kinh tế 354.112 24,4% 414.755 17,1% 443.877 7% 480.453 8,2%

3 Tỷ lệ nợ xấu 2,6% 0,1% 3,7% 1,1% 6,1% 2,4% 5,8% -0,3%

5 Lợi nhuận trước thuế 3.803 15% 3.651 -4% 4.740 29,8% 4.354 -8,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2012 của AGRIBANK)

2.2. Thực trạng huy động vốn của AGRIBANK trong giai đoạn năm 2009 - 2012

Hoạt động trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp niều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những biến động của nền kinh tế, thị trường vốn, lãi suất, song với những cố gắng không ngừng cùng sự đồng thuận, nỗ lực của toàn hệ thống, AGRIBANK tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Trong giai đoạn năm 2009 – 2012, AGRIBANK đã đạt được các mục tiêu đề ra, trong đó công tác quản lý huy động vốn được chú trọng và đã đạt được những kết quả khả quan. Vốn huy động tăng trưởng khá tốt, đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh và bảo đảm an toàn thanh khoản, cụ thể: Nguồn vốn huy động của AGRIBANK không ngừng tăng trưởng qua các năm, đặc biệt năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 62)