Khuôn ép chảy

Một phần của tài liệu Hướng dẫn bài tập và đồ án Công nghệ rèn Dập khối (Trang 43)

- σb giới hạn bền của vật liệu vật dập ở nhiệt độ dập, MPa;

4. Khuôn ép chảy

Quá trình ép chảy nóng thờng đợc thực hiện trên METKDN hoặc máy ép thuỷ lực, máy ép vít, v.v.. Máy ép trục khuỷu dập nóng đợc dùng trong sản xuất

loạt lớn, còn máy ép thuỷ lực dùng trong ép chảy vật dập có kích thớc lớn hoặc có chiều dài lớn, ống dài vì để thực hiện các công việc này đòi hỏi thiết bị phải có lực ép và hành trình máy lớn.

Khuôn ép chảy trên máy ép trục khuỷu dập nóng thờng là khuôn ghép gồm khối khuôn (bloc – khuôn dập) và khối lòng khuôn gồm chày, cối và các ty đẩy sản phẩm. Trên hình 2.6 giới thiệu sơ đồ kết cấu của một khuôn ép chảy một lòng khuôn đơn giản lắp trên máy ép trục khuỷu dập nóng.

Khi ép chảy thờng sử dụng máy có công suất lớn hơn so với dập khối chi tiết t- ơng đơng. Các máy ép này còn có không gian dập lớn, do đó khuôn ép chảy thờng có kích thớc lớn.

Hình 2-6. Các kích thớc cơ bản của lòng cối ép chảy

Ngoài ra, khi ép chảy còn phải đảm bảo độ đồng trục giữa hai nửa khuôn cao nên trong quá trình chế tạo phải đảm bảo kết cấu máy và khuôn có độ chính xác cao. Sai lệch độ không song song giữa các mặt tỳ và sai lệch độ không vuông góc của trục chày và cối với các mặt tỳ phải không đợc lớn hơn 0,015 mm trên 100 mm chiều dài.

Khi thiết kế cối ép chảy xuôi nên chú ý đến chiều cao phôi (tơng ứng với chiều sâu buồng ép hk) không đợc lớn hơn 5 lần đờng kính buồng ép dk (hình 2-

6). Góc đón phôi nên lấy ϕ = 35 – 500, chiều dài phần đai tinh chỉnh h ≤ 0,5d0.

Các chi tiết kết cấu và kích thớc khác khi thiết kế khuôn ép chảy không khác so với khi thiết kế khuôn dập nóng trên máy ép.

Khuôn ép chảy trên máy ép thuỷ lực thờng có kích thớc lớn hơn khuôn ép chảy trên máy ép trục khuỷu dập nóng, nhng việc gá kẹp các chi tiết khuôn đơn giản hơn. thờng sử dụng kết cấu khuôn và dụng cụ dễ tháo lắp mà vẫn đảm bảo độ tin cậy.

Trên máy ép thuỷ lực sử dụng rộng rãi nguyên công ép chảy tạo lỗ và vuốt vật dập rỗng qua vòng vuốt. Các quá trình này tơng tự nh quá trình ép chảy ngợc và dập vuốt có biến mỏng thành. Trên hình 2.7 giới thiệu sơ đồ kết cấu khuôn dập liên tiếp để dập vật dập rỗng có kích thớc lớn đợc dập qua 3 bớc.

Khi thiết kế khuôn trên máy ép thuỷ lực cần lu ý đến một số điểm đặc trng của máy ép thuỷ lực là hớng chuyển động của đầu trợt không đủ tin cậy, dễ xảy ra nguy cơ lệch tâm áp lực, hành trình đầu trợt không bị hạn chế và kim loại nóng nằm lâu trong khuôn do tốc độ máy ép thấp, v.v.. Do đó, trong kết cấu khuôn dập nên xem xét đến các phần tử dẫn hớng và hạn chế hành trình đầu trợt, bố trí lòng khuôn đúng hoặc gần đúng tâm trục, làm nguội tích cực các chi tiết khuôn dễ bị

nung nóng đến nhiệt độ cao (chày, cối, v.v.). Các chi tiết dễ mòn nên chế tạo rời để phần dễ mòn đợc thay thế dễ và nhanh.

Hình 2-7. Kết cấu khuôn dập trên METL để tạo phôi vật dập rỗng qua ba bớc 1- cối ép sơ bộ; 2- chày ép sơ bộ; 3- cối ép chảy tạo hình; 4- chày ép chảy tạo hình; 5- ty đẩy; 6- chày vuốt biến mỏng thành; 7- vòng vuốt;

8- đế khuôn; 9- bàn máy; 10- đầu trợt

Khi thiết kế các vòng vuốt nên chú ý đến góc đón ở vòng vuốt khoảng 150, còn chiều dài phần đai tinh chỉnh hình trụ khoảng 5 – 7 mm.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn bài tập và đồ án Công nghệ rèn Dập khối (Trang 43)