Phương pháp tần số tham chiếu (Reference Frequency Method)

Một phần của tài liệu Kết hợp điều khiển công suất và phân bố bit cho trường hợp hệ FDD-DMT đa người dùng (Trang 46)

Khi sử dụng phương pháp tần số tham chiếu, mật độ phổ công suất phát trên kênh hướng lên của một mạch vòng được giảm bởi một hệ số dọc theo dải tần số hướng lên. Mức giảm được tính toán trên từng đường dây, sẽ được đặt trước, vì thế mức PSD thu được tại các tần số tham chiếu là như nhau trên các mạch vòng tại phía trung tâm.

Độ giảm mật độ phổ công suất phát trên một đường dây được tính toán bằng cách sử dụng một mức mật độ phổ công suất mong muốn ở bộ thu tại một tần số tham chiếu và modem cũng như các phép đo hàm truyền của mạch vòng sẽ cung cấp độ suy giảm tại tần số tham chiếu. Một cách để xác định PSD mong muốn nhận được tại tần số tham chiếu là sử dụng một mạch vòng tham chiếu. PSD mong muốn nhận được tại tần số tham chiếu là PSD mà có thể thu được tại tần số đó nếu như một tín hiệu được phát tại mức PSD cực đại cho phép trên mạch vòng tham chiếu. Mạch vòng tham chiếu có thể là mạch mạch dài nhất trong bó cáp hoặc có thể tương ứng với một mục tiêu nào đó của dịch vụ trong bó cáp. Coi rằng một mạch vòng tham chiếu được sử dụng để xác định PSD mong muốn tại tần số tham chiếu, thì mức PSD trên mạch vòng đó sẽ đơn giản là mức PSD cao nhất cho phép nhân với hệ số suy giảm của mạch vòng tại tần số tham chiếu đó.

    f LTxPSD  f H L f H L f TxPSD i R R R i 2 0 2 , , ,  (2.3)

Trong đó, TxPSD(f,Li) là mật độ phổ công suất phát tại tần số f và chiều dài của mạch vòng Li, LR là chiều dài của mạch vòng tham chiếu, fR là tần số tham chiếu.

TxPSD0 là mức PSD cao nhất cho mọi trường hợp.

Một phần của tài liệu Kết hợp điều khiển công suất và phân bố bit cho trường hợp hệ FDD-DMT đa người dùng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)