Cơ cấu ghép

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 4 Quản lý cơ cấu tổ chức và văn hóa (Trang 27)

• Hầu hết các DN lớn sử dụng cơ cấu theo bộ phận SP tạo ra các bộ phận tự chủ; nhà quản trị mỗi bộ phận lựa chọn một cơ cấu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của môi trường, chiến lược cụ thể. Bộ phận SP chọn hoạt động với cơ cấu theo chức năng, bộ phận thứ hai chọn cơ cấu theo địa lý, bộ phận thứ ba chọn cơ cấu theo nhóm sản phẩm do bản chất sản phẩm của bộ phận này hay mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

• Khi đó cơ cấu tổ chức được so sánh với các lớp của củ hành. Lớp ngoài cùng cấp khuôn khổ tổ chức bao quát – phổ biến là cơ cấu theo SP hay bộ phận thị trường – mỗi lớp bên trong là cơ cấu mỗi bộ phận lựa chọn cho chính mình để ứng phó với tình huống nó phải đối mặt – như cơ cấu theo địa lý hay theo nhóm SP. Khả năng để phân chia DN lớn thành các đơn vị hay bộ phận nhỏ hơn tạo điều kiện dễ dàng hơn nhiều cho nhà quản trị thay đổi cơ cấu khi nhu cầu phát sinh.

4.4 Điều phối các phòng chức năng và các bộ phận

• DN sử dụng cơ cấu càng phức tạp, vấn đề liên kết và điều phối các chức năng và bộ phận khác nhau càng lớn. Mỗi chức năng hay bộ phận phát triển một định hướng khác nhau, xem xét vấn đề DN đối mặt từ bối cảnh cụ thể riêng.

• Ở cấp chức năng, chức năng SX có quan điểm ngắn hạn (mục tiêu giữ chi phí trong tầm kiểm soát, có SP đúng hạn). Chức năng phát triển SP có quan điểm dài hạn (SP mới có quy trình chậm, chất lượng SP cao hơn chi phí thấp). Khác nhau quan điểm làm nhà quản trị SX và phát triển SP miễn cưỡng hợp tác và điều phối hoạt động để đáp ứng mục tiêu DN.

• Ở cấp bộ phận KD, trong DN với cơ cấu theo SP, nhân viên quan tâm SP thuộc bộ phận của họ thành công hơn là lợi nhuận của toàn DN, không thấy cần thiết phải hợp tác và chia sẻ thông tin hay kiến thức với bộ phận khác.

• Vấn đề liên kết, điều phối hoạt động của các chức năng và bộ phận khác nhau trở nên càng sâu sắc khi số lượng chức năng và bộ phận tăng lên. Ta xem xét:

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 4 Quản lý cơ cấu tổ chức và văn hóa (Trang 27)