Văn hóa doanh nghiệp đến từ đâu?

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 4 Quản lý cơ cấu tổ chức và văn hóa (Trang 39)

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi sự tương tác của bốn yếu tố chính: - Đặc trưng mang tính cá nhân và nghề nghiệp của những người trong DN - Đạo đức của doanh nghiệp

- Bản chất của mối quan hệ công việc, và - Thiết kế cơ cấu tổ chức

Đặc trưng của những thành viên trong doanh nghiệp

• Nguồn cơ bản của văn hóa DN là người xây dựng DN. Văn hóa các DN khác nhau vì đặc tính

thành viên của chúng khác nhau. Các DN phát triển văn hóa khác nhau vì chúng thu hút, lựa chọn,

giữ lại người có giá trị, tính cách, đạo đức khác nhau. Xét mô hình thu hút – lựa chọn – tiêu hao. Mọi người được thu hút vào DN có giá trị phù hợp giá trị của nó; chia sẻ giá trị của nó. Theo thời

gian, người không phù hợp bỏ đi. Kết quả người trong DN ngày càng giống nhau, giá trị DN càng

trở nên dứt khoát, rõ ràng, văn hóa ngày càng khác biệt văn hóa của các DN khác.

• Sự giống nhau đó có thể cản trở họ thích nghi và ứng phó với thay đổi môi trường. Khi giá trị,

chuẩn mực DN quá mạnh, sự gắn kết quá lớn đến mức thành viên nhận thức sai về môi trường. Để

tránh, Bill Gates chỉ ra nhân viên cần thể hiện quan điểm cá nhân dù có khác nhà quản trị CC hay

người khác. Microsoft tin nền Windows cho nó kiểm soát phát triển Internet, dù Netscape đưa ra

trình duyệt phổ biến. Hai lập trình viên Microsoft làm ở bộ phận Internet viết bản ghi nhớ cho quản

trị cấp CC rằng Microsoft nên chấm dứt không kiểm soát Internet, căn cứ vào nhịp độ nhanh chóng

Internet đang phát triển, trình duyệt Netscape có thể trở thành thống lĩnh Internet, để cạnh tranh với

Netscape Microsoft cần nhanh chóng phát triển trình duyệt Web riêng. Gates triệu tập họp công ty.

Các nhà quản trị CC lắng nghe và thừa nhận sai. Công ty chuyển hướng nguồn nhân lực tài năng

phát triển trình duyệt riêng. Trong một năm, phiên bản Internet Explorer đầu tiên đã xong, và

Đạo đức doanh nghiệp

• DN có thể phát triển có mục đích một số loại giá trị văn hóa để kiểm soát cách ứng xử của thành viên. Một lớp giá trị quan trọng trong phạm trù này bắt

nguồn từ đạo đức DN, đó là giá trị đạo đức, lòng tin và quy tắc thiết lập cách thức thích hợp cho DN và thành viên của nó để đối xử với nhau và người ngoài DN.

• Giá trị đạo đức dựa trên nguyên tắc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đối xử với các bên hữu quan của DN một cách bình đẳng và công bằng.

• Các nhà quản trị và nhân viên luôn chọn điều đúng, có đạo đức, những thứ phải làm.

• Để giúp họ ra những quyết định có đạo đức, các nhà quản trị CC ghi sâu các giá trị đạo đức có mục đích vào trong văn hóa DN.

• Các giá trị đạo đức, quy tắc và chuẩn mực hiện thân cho họ, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa DN, xác định cách các thành viên của nó giải quyết tình huống và đưa ra quyết định.

Mối quan hệ công việc

• Yếu tố thứ 3 định hình văn hóa DN là mối quan hệ công việc DN thiết lập với nhân viên. Thay đổi mối quan hệ giữa DN và nhân viên do tăng trưởng chuyển giao nguồn lực và tuyển dụng theo tình huống. Chính sách tuyển dụng, đề bạt, cho thôi việc, chính sách nguồn nhân lực, trả lương và phúc lợi, ảnh hưởng tới việc nhân viên làm việc thế nào để đạt mục tiêu DN, gắn bó với DN, có tin vào giá trị và chuẩn mực của DN hay không.

• Chính sách nguồn nhân lực của DN là chỉ số tốt của giá trị văn hóa liên quan tới trách nhiệm DN với nhân viên. Ví dụ, chính sách đề bạt nội bộ lấp những vị trí ở các cấp bằng nhân viên đang làm việc cho DN. Chính sách đề bạt từ bên ngoài lấp những vị trí trống bằng ứng viên đủ tiêu chuẩn từ bên ngoài. Điều này nói gì về văn hóa của mỗi DN?

• Đề bạt nội bộ thúc đẩy giá trị và chuẩn mực giúp xây dựng lòng trung thành, định hướng mục tiêu của nhân viên cùng với DN, khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ để tiến bộ trong DN. Nếu họ không thấy triển vọng được đề bạt, họ tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác, giá trị và chuẩn mực văn hóa dẫn đến hành vi lợi ích cá nhân, suy giảm sự hợp tác và gắn bó. Trong lĩnh vực công nghệ trải qua khủng hoảng lớn gần đây, những công ty từng nổi tiếng về giá trị hướng tới nhân viên (nhấn mạnh đến việc làm lâu dài, tôn trọng nhân viên) buộc phải sa thải nhân viên, kết quả là văn hóa của họ bị thay đổi vĩnh viễn.

• Để xây dựng lại văn hóa, làm cho nhân viên còn lại cảm nhận như “người chủ”, nhiều DN có chính sách trả lương, khen thưởng cho hoạt động xuất sắc bằng tiền và quyền mua cổ phiếu đặt giá trước.

Cơ cấu tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nguồn thứ tư của giá trị văn hóa DN là từ cơ cấu tổ chức. Các loại cơ cấu khác nhau làm nảy sinh các loại văn hóa khác nhau, để tạo ra một văn hóa nhất định, nhà quản trị phải thiết kế một loại cơ cấu cụ thể .

• Cơ cấu theo chiều cao, tập trung hóa cao độ làm nảy sinh các chuẩn mực, quy tắc, giá trị văn hóa khác với cơ cấu theo chiều ngang, phi tập trung. Cơ cấu theo chiều cao tập trung hóa, mọi người có ít quyền tự chủ, chuẩn mực tập trung vào sự thận trọng, tuân theo mệnh lệnh, tôn trọng truyền thống chiếm ưu thế vì khả năng dự báo được và sự ổn định.

• Cơ cấu theo chiều ngang, phi tập trung, mọi người có nhiều tự do hơn để lựa chọn và kiểm soát hoạt động của chính họ, chuẩn mực tập trung vào sự sáng tạo, can đảm, chấp nhận rủi ro, làm nảy sinh văn hóa muốn đổi mới và linh hoạt.

• DN tập trung hóa hay phi tập trung hóa dẫn tới sự phát triển của các loại giá trị văn hóa DN khác nhau.

• Phi tập trung quyền lực, trao quyền cho nhân viên, DN có thể thiết lập các giá trị khuyến khích và khen thưởng cho sự sáng tạo và đổi mới. DN phát tín hiệu cho nhân viên rằng họ được đồng ý để đổi mới và làm những thứ theo cách riêng của họ - chừng nào những hành động của họ nhất quán với với lợi ích DN.

• Trong DN nhân viên không được ra quyết định riêng và hành động phải công khai dưới sự theo dõi chặt chẽ, tập trung hóa được sử dụng để tạo ra giá trị văn hóa củng cố sự phục tùng và trách nhiệm giải trình. Ví dụ, trong nhà máy điện hạt nhân, các giá trị thúc đẩy sự ổn định, khả năng dự đoán được, và sự phục tùng đối với quyền lực được nuôi dưỡng có chủ tâm để tránh thảm họa. Thông qua các chuẩn mực và qui tắc, người lao động được dạy về tầm quan trọng của việc hành xử nhất quán và trung thực, họ học được rằng việc chia sẻ thông tin với người giám sát, đặc biệt thông tin lỗi sai sót, là dạng hành vi duy nhất được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp Chương 4 Quản lý cơ cấu tổ chức và văn hóa (Trang 39)