Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang (Trang 41)

Các hoạt động chính trong khi xây dựng và các nguồn chất thải tương ứng được nêu trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các nguồn gây ô nhiễm, loại chất thải và đối tượng chịu tác động

Các hoạt động gây ô nhiễm Loại chất thải Đối tượng chịu tác động

- Rà phá bom mìn

- Chặt bỏ cây lâm nghiệp (chè), giải phóng mặt bằng - Sự cố nổ, bom, mìn cũ - Chất thải rắn - Người lao động, - Nguồn nước mặt. - Nguồn nước ngầm. - San gạt đến cốt nền 39m, xúc bốc, vận chuyển đất đá, đầm nén bề mặt bằng phương tiện cơ giới.

- Khí thải, bụi, ồn, chất thải rắn,

- Trượt lở, xói mòn đất, …

- Môi trường không khí. - Giao thông trong khu vực. - Nguồn nước mặt.

- Hệ sinh thái khu vực.

- Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng, lò luyện kim, lắp đặt thiết bị…

- Bùn, đất đá thải từ quá trình đào móng cọc. - Rác thải xây dựng. - Bụi, khí thải, tiếng ồn - Chất thải nguy hại.

- Môi trường đất, nước mặt, hệ sinh thái khu vực.

- Nước ngầm.

- Chất thải sinh hoạt của công nhân trên công trường

+ Rác, nước thải sinh hoạt - Môi trường nước, đất. - Mỹ quan khu vực.

- Sức khoẻ của công nhân. - Các tác động khách quan:

mưa, bão, trượt lở, sụt lún đất

- Các sự cố cháy, nổ…

+ Sạt lở bùn đất, sập đổ các công trình…

- Môi trường đất, nước, trong khu vực dự án và xung quanh.

- Các thiệt hại về con người, kinh tế.

3.2.1.1. Chất thải rắn

a) Cây chè và lớp phủ thực vật bị chặt bỏ.

Khối lượng rác này có thể ước tính theo cây chè như sau: - Diện tích trồng chè thuộc phạm vi dự án khoảng 180.000m2. - Mật độ trồng: 4 cây/m2,

- Trọng lượng trung bình: 3 kg/cây.

Như vậy, khối lượng thân cây chè trên đất dự án là:

4cây/m2 x 3kg/cây x 180.000m2 = 2.160.000 kg (2.160 tấn).

Đây là loại rác hữu cơ nên nếu không xử lý tốt sẽ có khả năng bị thối rữa (đặc biệt vào mùa mưa), gây tác động xấu đến môi trường không khí và nước của khu vực.

Để tránh lãng phí và giảm lượng thải và các tác động tới môi trường, chủ dự án đã tạo điều kiện cho dân địa phương tự thu gom để sử dụng. Vì vậy, về cơ bản khối lượng rác thải từ cây chè đã được giải quyết, phần còn lại chỉ còn khoảng 10%, dự án sẽ thu gom và thuê xử lý hợp vệ sinh đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

b) Đất đá thải trong quá trình san gạt mặt bằng, xử lý móng các công trình xây dựng:

Mặt bằng dự án là khu đồi, cần được san gạt từ độ cao 49 m tới độ cao trung bình được tính toán là 36,0 m (mức cao địa hình thấp nhất là 26 m); các khu vực bể chứa nước làm mát, móng lò, móng ống khói, hệ thống băng tải ngầm,… được đào sâu so với cốt quy hoạch từ 2 - 4m. Lượng đất san từ cao xuống thấp, đất đá thải từ các khâu đào móng, khoan cọc nhồi, v.v… ước tính khoảng 40.000 m3,đã được tính toán để dùng cho san mặt bằng nhà máy, không có đất thừa đổ ra ngoài.

c) Rác xây dựng:

- Các loại rác xây dựng như bao bì vật liệu XD bằng gỗ, giấy, cacton, vật liệu đệm xốp; các thùng sắt để đóng gói các máy móc, thiết bị, linh kiện; các loại vật liệu thải ra trong quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị như mẩu gỗ, gạch vỡ, đất thải,... Khối lượng thải này ước tính khoảng 500 kg/ngày. Thành phần của loại rác này là các chất vô cơ, bền về hóa học, ít độc hại đối với môi trường và hầu hết có thể thu gom để sử dụng cho các mục đích khác như làm vật liệu san lấp hoặc bán ở dạng phế liệu.

Như vậy, chất thải công nghiệp trong giai đoạn thi công hầu như không đổ ra môi trường xung quanh.

3.2.1.2. Bụi và khí thải

a) Tác động của bụi phát sinh trong công đoạn san lấp mặt bằng:

tích hình khối:

V= với:

- h là chiều cao hình khối

- S là diện tích phần thiết diện vuông góc với h, S phụ thuộc vào h.

Trong trường hợp này, thể tích san ủi được tính gần đúng bằng phương pháp sau. Chia phần đồi có chiều cao > 39m thành các khối trụ chồng lên nhau có diện tích đáy trung bình Sh (h là cốt của khối trụ) và chiều cao 1m.

Thể tích của mỗi khối trụ Vn = Sh.1 = Sh m3. Vậy, tổng thể tích được tính gần đúng là: V =

Đối chiếu với bình đồ của khu đất ta có khối lượng đất cần san ủi là: V = S40 + S41 + … + S48 = 258.000m3 (438.600 tấn)

Tải lượng bụi phát sinh được tính theo định mức phát thải bụi san gạt đất đá là 0,17 kg/tấn (theo WHO).

Như vậy, lượng bụi phát sinh ở khâu san lấp là: 438.600 x 0,17 = 74.562 kg Thời gian san ủi mặt bằng là 120 ngày (8h/ngày), lượng bụi phát sinh là: 74.562/960h = 77,66 kg/h

Các nghiên cứu thực tế của Viện KH Vật liệu cho thấy, thành phần bụi có kích thước lớn >10 μm chiếm chủ yếu và hầu hết rơi tại chỗ hoặc phát tán không xa hơn 20 m xung quanh khu vực làm việc; loại bụi có kích thước < 10 μm có thể phát tán trong không khí theo chiều gió và tạo ra nồng độ bụi ở các khoảng cách khác nhau như sau:

- Trong phạm vi bán kính 20m: từ 1,5 đến < 4 mg/m3 - Cách nguồn thải > 30 m: 0,5-0,7 mg/m3 .

Các giá trị nồng độ này thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với bụi silicat trong môi trường lao động (QĐ 3733/2002/QĐ-BYT là 4 mg/m3). Như vậy, tác động của bụi ở khâu san lấp mặt bằng chỉ tác động chủ yếu tới công nhân trên công trường.

b) Các tác động do khí thải ở công đoạn san lấp mặt bằng:

Các tác động do khí thải ở công đoạn san lấp mặt bằng được đánh giá trên cơ sở mức sử dụng và phát thải của các loại xe, máy hoạt động trên công trường như sau:

( ) ∫S h.dh ∑n 1 hn S

Phương tiện sử dụng để san ủi mặt bằng gồm 4 máy xúc, 3 máy ủi và 15 xe tải loại lớn (> 16 tấn), mức sử dụng nhiên liệu trong trường hợp các xe, máy này hoạt động liên tục là khoảng 25 kg/h. Hệ số ô nhiễm không khí của động cơ có công suất trên 16 tấn cho trong bảng 3.2 (theo tổ chức Y tế thế giới -WHO)

Bảng 3.2: Hệ số thải của từng chất ô nhiễm [9]

Loại động cơ Đơn vị

tính TSP SO2 NOx CO VOCs

Xe tải và động cơ diezen > 16

tấn kg/tấn 4,3 20.S 50 20 16

Tổng tải lượng, Es mg/s.m2 0,003 0,003 0,035 0,014 0,011

* S là tỉ lệ % S trong dầu DO, S thực tế = 0,05

Giả thiết mức phát thải là ổn định theo thời gian và phân bố đều trên diện tích 200.000 m2 của dự án thì nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực dự án được tính ứng với nguồn phát thải là diện rộng theo công thức sau [5]:

Trong đó:

C∞ : Nồng độ chất ô nhiễm ổn định trong vùng phát sinh ô nhiễm, mg/m3 Cvào: Nồng độ chất ô nhiễm phía đầu hướng gió, mg/m3

Es : Tải lượng của chất ô nhiễm, mg/s.m2

L: Chiều dài của dự án theo chiều gió thổi, L= 572,0m

H : Độ cao vùng xáo trộn (khoảng cách từ mặt đất đến điểm dừng chuyển động bay lên của phân tử không khí nóng trên mặt đất, ứng với nhiệt độ không khí ổn định là 280C, sát mặt đất là 300C, chọn H = 200m).

u: Tốc độ gió trung bình ổn định là (chọn u = 3m/s, ứng với điều kiện thời tiết bình thường của khu vực).

Kết quả tính toán cho trong bảng 3.3

vào s C H u L E C∞ = + . .

Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực dự án

Nồng độ các chất ô nhiễm Đơn vị

tính TSP SO2 NOx CO

Môi trường nền Cvào mg/m3 0,013 0,024 0,016 1,12 Khu vực khu vực dự án C∞ mg/m3 0,202 0,063 0,099 2,512

Theo bảng 3.3, tại khu vực dự án nồng độ các chất ô nhiễm đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí khu vực lao động và môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên, trong phạm vi bán kính 5m đối với nguồn phát thải (máy xúc, máy ủi), công nhân cần được trang bị bảo hộ lao động.

c) Bụi phát sinh khi thi công xây dựng công trình

Như đã mô tả trong chương 1 của báo cáo, sẽ có khoảng 20 phương tiện thi công, tương đương (tải trọng trên 16 tấn) hoạt động. Tính toán như đối với nồng độ khí thải và bụi phát sinh do hoạt động san nền, các tác động do bụi và khí thải xăng dầu tới môi trường xung quanh do hoạt động xây dựng là không đáng kể, mà chỉ có tính cục bộ tại một số vị trí làm việc của công nhân.

d) Bụi và các khí thải phát sinh do vận tải nguyên vật liệu xây dựng.

Mật độ các phương tiện giao thông ra vào dự án được tính toán dựa trên khối lượng chuyên chở, tải trọng xe và thời gian làm việc.

Khối lượng vận chuyển bao gồm vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc sản xuất,… ước tính trên 500.000 tấn. Phương tiện vận tải là các loại xe có tải trọng trên 20 tấn. Tổng số chuyến xe là = 500.000/20 = 25.000 chuyến. Như vậy trong cả thời gian xây dựng cơ bản sẽ có khoảng 50.000 lượt xe ra vào công trường. Khối lượng này được phân bổ tập trung vào 4 tháng (tháng thứ 15 đến tháng thứ 18). Giả thiết số xe không thuộc thời gian cao điểm là 40% thì trong 4 tháng cao điểm số lượt xe ra vào công trường là trên 125 lượt xe/ngày (khoảng trên 10 lượt/h). Trong điều kiện đường ra, vào dự án là đường nhựa rộng 12 m thì đây là lưu lượng không lớn, vì vậy, tác động môi trường là không đáng kể.

Tuy nhiên, ở mức độ nào đó, các khu vực dân cư hai bên đường có thể sẽ chịu ảnh hưởng ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn.

Việc vận tải với các xe có tải trọng lớn có thể làm hỏng mặt đường, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông chung của khu vực.

3.2.1.3. Nước mưa, nước thải trên công trường xây dựng

a) Nước mưa trên công trường

Trên diện tích dự án là 202.488m2, khối lượng nước mưa lớn nhất có thể đạt khoảng 20.000m3 (tính theo ngày mưa lớn nhất của khu vực). Các chất thải rắn, lớp

đất mặt sân công nghiệp chưa được gia cố có thể bị cuốn theo nước mưa tạo thành dòng nước ô nhiễm có hàm lượng TSS từ 400 đến 500 mg/l, có thể gây ngập úng cục bộ và ô nhiễm các nguồn nước mặt xung quanh. Phần hạ lưu của suối Kỳ Lãm (tính từ khu vực dự án) là khu vực canh tác lúa của địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn nước bẩn này. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi có mưa lớn trong giai đoạn thi công san lấp mặt bằng.

Lượng dầu mỡ rơi vãi từ xe, máy cuốn theo nước mưa là không đáng kể. Tuy nhiên, chủ dự án sẽ chú ý tới việc quản lý dầu mỡ thải và giẻ lau máy.

b) Nước thải sinh hoạt trên công trường xây dựng:

Nước thải sinh hoạt: đây là nguồn thải chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật và một số khoáng chất. Các chất ô nhiễm này nếu không được xử lý tốt có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước nguồn tiếp nhận.

Lượng nước thải tính theo mức sử dụng nước trung bình như sau:

- Tổng số công nhân làm việc thường xuyên trên công trường là 150 người (cao nhất).

- Định mức sử dụng nước theo tiêu chuẩn xây dựng là 45 lít/người.ngày.

Lượng thải được tính bằng 80% lượng sử dụng, như vậy nước thải sinh hoạt là: Vthải = 80% x 150 x 45 /1000 = 5,4 m3.

Bảng 3.4 nêu các chỉ số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước và sau xử lý qua bể tự hoại.

Bảng 3.4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [3]

Stt Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) Xử lý qua bể tự hoại (mg/l) TCVN 5945-2005 cột B ( mg/l) 1 BOD5 1.250 375 50 2 COD 2.225 667 80 3 TSS 2.150 645 100 4 Dầu mỡ 500 150 5 5 Tổng N 250 75 60 6 Tổng P 60 18 6

Đối với nguồn thải này, chủ Dự án sẽ xử lý bằng cách xây dựng nhà vệ sinh và bể tự hoại, sau đó nước thải sẽ được đẫn qua đoạn mương lọc sinh học, đạt tiêu chuẩn xả vào suối Kì Lãm.

3.2.1.4. Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản

Các loại dầu mỡ thải, giẻ lau máy dính dầu, ắc quy thải của các thiết bị trong quá trình thi công xây dựng là các loại chất thải nguy hại. Ước tính tổng lượng thải này trong thời gian thi công, lắp đặt thiết bị là từ 1 - 2 tấn, với phương thức thải không liên tục, có khả năng gây ô nhiễm cục bộ đối với môi trường đất và nước.

Bảng 3.5: Chất thải nguy hại phát sinh trong khi xây dựng

Loại chất thải nguy hại Đơn vị Số lượng

Dầu, mỡ thải kg 200 – 500

Giẻ lau dính dầu kg 500 – 1.000

Ắc quy thải kg 200 – 300

Các chất thải nguy hại khác kg 100 – 200

Một phần của tài liệu Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w