Biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang (Trang 75)

4.2.1.1. Các biện pháp quản lý

- Lập tổ quản lý môi trường để giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình thi công. Cụ thể:

+ Quy hoạch mặt bằng sản xuất hợp lý có chú ý tới các yếu tố môi trường.

+ Lập kế hoạch thi công phù hợp có tính đến điều kiện khí tượng của khu vực để giảm thiểu các tác động do thời tiết bất thường gây ra.

+ Quy định cụ thể về việc thu gom, phân loại và sử dụng triệt để chất thải xây dựng nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn trong xây dựng và vận tải.

4.2.1.2. Các biện pháp kỹ thuật

a) Giảm thiểu tác động của nước mưa trên công trường

Trước khi san lấp mặt bằng, các khu vực tiếp giáp giữa đất của dự án với xung quanh sẽ được đắp bờ ngăn bằng đất, không cho nước mưa cuốn theo đất cát thoát tự nhiên ra xung quanh hoặc đổ trực tiếp vào các nguồn nước mặt.

Hướng thoát nước mưa là khu vực đất trũng ở phía Nam của khu đất, sẽ được quy hoạch xây dựng thành hồ nước của khu công nghiệp sau này. Tại đây, nước mưa sẽ được lắng trong rồi thoát ra suối Kỳ Lãm qua ngưỡng tràn.

Biện pháp tích cực hơn là bố trí công đoạn thi công san lấp mặt bằng vào mùa khô để giảm tác động của nước mưa khi mặt bằng chưa được gia cố bằng bê tông hoặc nhựa đường.

b) Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Đối với chất thải rắn xây dựng: Tận thu làm phế liệu hoặc vật liệu san lấp, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan cho khu vực. Các chất thải là vật liệu xây dựng dư thừa (gạch vụn, vôi vữa, gỗ, nhựa sắt thép…), được xử lý như sau:

- Tận dụng hết gạch vỡ, vôi vữa, bê tông làm vật liệu san lấp mặt bằng, không đổ ra ngoài khu vực công trường,

- Các loại phế thải khác như giấy, nhựa, sắt thép vụn sẽ được thu gom triệt để và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

Đối với rác sinh hoạt trên công trường:

Thu gom và chứa trong các thùng rác có nắp bảo vệ, hàng ngày thu gom xử lý tại chỗ bằng phương pháp đốt hợp vệ sinh, hoặc thuê các đơn có chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định.

4.2.1.3. Chất thải nguy hại trong công đoạn thi công

Các loại dầu mỡ thải (từ hoạt động bảo dưỡng xe, máy), giẻ lau máy dính dầu, bình ắc quy thải v.v… thuộc loại các chất thải nguy hại. Tổng lượng thải dự kiến trong thời gian xây dựng cơ bản là từ 1 – 2 tấn. Dự án sẽ có biện pháp quản lý, xử lý đúng theo quy định của Nhà nước về chất thải nguy hại và có đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng, theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Rác nguy hại sẽ được phân loại ngay tại nguồn và chứa trong các thùng chứa, đảm bảo cách ly với môi trường, sau đó thuê đơn vị chuyên xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w