Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang (Trang 77)

hoạt động

4.2.2.1. Xử lý khí thải ô nhiễm SO2 từ khói lò cao

Khí SO2 trong khói lò cao sau lò gió nóng (trước khi thải ra môi trường qua ống khói) sẽ được xử lý bằng phương pháp hấp thụ. Dung dịch hấp thụ là sữa đá vôi. Phản ứng hấp thụ như sau:

SO2 + ½ O2 (không khí) + H2O = H2SO4 H2SO4 + CaCO3 = CaSO4↓ + CO2↑ + H2O Quy trình công nghệ xử lý SO2 như sau (hình 4.1):

Hình 4.1: Sơ đồ bố trí thiết bị xử lý SO2

(1- Scrubơ, 2- bể tách cặn, 3- thùng khuấy dung dịch hấp thụ, 4- Bơm dung dịch, 5- máy nén khí)

Mô tả quy trình cử lý SO2:

- Khí thải chứa SO2 được dẫn vào tháp rửa khí (1) Scrubơ có lớp đệm rỗng, dung. Dung dịch sữa đá vôi (hoặc nước vôi trong Ca(OH)2) được phun dạng sương, ngược chiều với hướng của luồng khí thải. Phản ứng hấp thụ SO2 diễn ra trong 1-2 giây.

- Khí thải sau xử lý thoát theo ống khói phía trên tháp rửa khí; dung dịch rơi xuống phía dưới tháp; thạch cao, canxi sunfit, bột đá vôi dư và tro bụi lắng ở đáy bể lắng tuần hoàn (2).

- Nước từ bể lắng tuần hoàn được bổ sung thêm bột đá (hoặc sữa vôi) trong thùng Khói vào khói ra Bột đá (sữa vôi) 1 2 3 5 4 Không khí

khuấy trộn (3) và bơm trở lại phun cho tháp hấp thụ bằng bơm (4).

- Không khí được hòa trộn vào dung dịch hấp thụ bằng máy nén (5) để cung cấp ôxi cho phản ứng ôxi hóa sunfit thành sunfat.

Thông số thiết kế:

- Lưu lượng khói nóng trước khi xử lý (3200C) cần xử lý: 143.454 m3/h - Lưu lượng khói nguội sau khi xử lý (800C) là: 85.395 m3/h

- Thời gian lưu khói: 2- 3,0 s, (tổng thể tích rỗng của tháp hấp thụ là 75 m3) - Số tháp: 2; đường kính: 2m; chiều cao 6m; độ rỗng 50%

- Vận tốc khói trong thiết bị: 1,8- 3 m/s - pH củadung dịch: 8

- Lượng dung dịch sữa đá vôi: 1,3 – 1,6 l/m3 - Nồng độ đá vôi: 2,0 – 2,5 g/l dung dịch

Nhu cầu bột đá:

Hiệu suất xử lý yêu cầu là trên 90% tải lượng SO2, lượng bột đá cần được tính như sau:

MCaCO3 = 1,2 x 90% x100 x MSO2 /64 = 1,2 x 0,9 x 100 x 18,79/64 = 31,7 g/s = 114,12 kg/h

(1,2 là hệ số an toàn)

Cặn kết tủa sau phản ứng hấp thụ, thạch cao và một phần bột đá vôi. Đây là chất thải không độc hại có thể xử lý chôn lấp cùng với chất thải rắn khác của dự án.

Mcặn = 136*MCaCO3/100 = 136 x 114,12/100= 155,2 kg/h = 3,72 tấn/ngày.

Dung dịch hấp thụ được sử dụng tuần hoàn và thường xuyên bổ sung thêm lượng nước thất thoát do bốc hơi. Hệ thống không thải ra nước thải.

4.2.2.2 Chống bụi, ồn, rung

- Bố trí nhà văn phòng và nhà ăn ca tránh các hướng phát tán của các nguồn bụi từ các ống khói, khu vực bãi chứa nguyên nhiên liệu, khu vực chế biến quặng sống và quặng thiêu kết.

- Lắp thiết bị giảm thanh cho các quạt gió, đảm bảo mức ồn trong nhà máy < 90dBA.

- Định kỳ bảo dưỡng hệ thống thiết bị, trong quá trình vận hành, thường xuyên kiểm tra đảm bảo độ cân bằng và tình trạng tốt của máy móc, thiết bị.

- Xử dụng xe phun nước tười ẩm hạn chế bụi trên đường giao thông nội bộ và đường dẫn nhà máy.

4.2.2.3. Xử lý nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải sinh hoạt tính toán khoảng 60 m3/ngày sẽ được xử lý bằng hai bước: kị khí (bể tự hoại) và hiếu khí. Nồng độ chất ô nhiễm sau khi qua bể tự hoại còn lại khoảng 20% lượng chất ô nhiễm hữu cơ (bảng 3.17) sẽ được xử lý tiếp qua kênh sinh học (hình 4.2) để đạt tiêu chuẩn xả thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kênh sinh học sau bể tự hoại có cấu tạo như sau: Kích thước kênh được tính toán theo lưu lượng thải thực tế sao cho nước lưu thông đủ ngấm tới bề mặt của vật liệu lọc trong kênh. Kênh được xây chống thấm, có nhiều ngăn, được bố trí theo “hình chữ chi” hoặc đường thẳng (tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng thực tế); vật liệu lọc là cát thô và sỏi nhỏ, phía trên lớp cát sỏi trồng các loại thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ hữu cơ cao.

Kênh sinh học sẽ được hoàn nguyên định kì bằng cách thay vật liệu lọc và sinh khối của lớp thực vật thủy sinh. Đây là loại chất thải không độc hại, có thể sử dụng làm phân bón nông nghiệp.

Nước sau bể tự hoại

Sục khí

Hình 4.2: Sơ đồ kênh lọc sinh học

4.2.2.4. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự số môi trường

a) Giải pháp an toàn thiết bị:

Do đặc thù của quá trình sản xuất luyện kim, việc kiểm tra, bảo dưỡng, các thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực và một số các thiết bị đặc biệt khác sẽ được kiểm định theo quy định của Cục kiểm tra chất lượng và đo lường Quốc gia.

- Thực hiện việc lựa chọn các thiết bị điện, vật liệu điện phòng ẩm, phòng hoả và phòng bụi phù hợp, hoạt động tốt, đảm bảo an toàn. Các vỏ thiết bị điện phải có tiếp đất.

- Các thiết bị đặc biệt quan trọng như quạt gió, máy tời xe liệu,... sẽ được lắp thiết bị an toàn như: Bảo vệ quá tải, bảo vệ nhiệt độ cao, bôi trơn và làm nguội. Xe kíp và hệ thống thiết bị phối liệu phải có công tắc cực hạn; cầu trục phải lắp tín hiệu âm thanh và ánh sáng, thiết bị giảm xung…; những nơi nguy hiểm trong Nhà máy phải treo biển cảnh báo.

phòng tránh các sự cố trong luyện kim.

- Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên hoạt động của hệ thống xử lý khói thải, hệ thống vận chuyển khí lò cao đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn và hiệu quả.

b) Giải chống cháy nổ, chống sét

* Các giải pháp kĩ thuật:

- Các công trình nhà xưởng được thiết kế đảm bảo thông gió tốt (kết hợp tự nhiên, thông gió cưỡng bức), đủ ánh sáng.

- Bố trí các công cụ và thiết bị chữa cháy ở các vị trí phù hợp với yêu cầu quy phạm về phòng chống cháy nổ (có phương án PCCC chi tiết được các cơ quan chức năng duyệt).

Tại các khu vực tiềm tàng các nguy cơ dễ gây cháy nổ (trạm điện, khu vực lò, các kho chứa vật liệu dễ cháy…) sẽ được trang bị các thiết bị PCCC đặc biệt như hệ thống dự báo nguy cơ cháy nổ (do rò rỉ khí lò hay do một số sự cố kĩ thuật), cửa thoát hiểm, các họng nước chữa cháy lớn v.v…

- Thực hiện các biện pháp phòng chống nổ khí lò cao và sự cố ngạt do khí than: + Lắp đồng hồ áp lực khí và thiết bị báo động ở các vị trí cần thiết.

+ Trang bị máy cứu sinh, thiết bị kiểm tra nồng độ khí than ở các vị trí cần đưa người vào thao tác.

- Các công trình nhà xưởng đều được lắp thiết bị chống sét đảm bảo kĩ thuật an toàn.

- Hệ thống giao thông nội bộ của Nhà máy được thiết kế hợp lý và đủ rộng cho các hoạt động vận tải và cứu hỏa dễ dàng tiếp cận với các khu vực xảy ra cháy.

- Có kế hoạch bảo vệ các công trình trước mùa mưa bão. * Tổ chức phòng cháy chữa cháy tốt:

- Tuyển chọn và đào tạo công nhân lành nghề, nắm vững quy trình công nghệ, thao tác kỹ thuật thuần thục, có ý thức trách nhiệm cao, đảm bảo an toàn trong sản xuất.

- Lập phương án, tổ chức PCCC với các nội dung về nội quy, các phương thức cảnh báo, báo động, phương án chống cháy, sơ đồ PCCC và thoát hiểm v.v… được phê duyệt trước khi nhà máy hoạt động.

- Ở các vị trí lao động dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ công nhân sẽ được trang bị bình cứu hoả cá nhân.

c) Các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

công việc của công nhân.

- Trang bị bảo hộ lao động đủ và phù hợp với từng vị trí làm việc của công nhân (khẩu trang, găng tay, giày, ủng, quần áo bảo hộ, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, máy cứu sinh … )

- Các khu vực tác nghiệp trên cao đều có sàn thao tác, cầu thang, lan can đảm bảo tiêu chuẩn an toàn; bố trí hợp lý các lối đi trong không gian công nghiệp.

- Thực hiện các biện pháp chống bức xạ từ các lò luyện kim như: + Đảm bảo cách nhiệt và làm mát tốt đối với các vỏ lò; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiết kế thông gió đặc biệt (thông gió cưỡng bức công suất cao) ở các khu vực trước lò, sàn đúc.

+ Bịt lỗ ra gang lò cao bằng súng bắn bùn từ xa.

+ Công nhân làm việc tại khu vực trước lò và máy đúc được trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng.

- Có Phòng y tế để kịp thời cấp cứu khi có tai nạn lao động xảy ra,

- Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể và bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, đặc biệt là người lao động trực tiếp tại các khu vực phát sinh ô nhiễm.

- Định kỳ hàng năm tổ chức khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho công nhân; - Có chế độ bồi dưỡng độc hại, điều dưỡng và nghỉ ngơi cho cho cán bộ, công nhân Nhà máy.

d) Các biện pháp kiểm soát an toàn

- Thành lập các đội chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống bão lụt, được hướng dẫn thao tác thành thạo các thiết bị PCCC và nắm vững các nội dung cần giám sát, có khả năng xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra.

- Xây dựng mạng lưới an toàn và vệ sinh MT đến từng các tổ lao động để thường xuyên giám sát các vi phạm và các nguy cơ an toàn cháy nổ và môi trường.

- Tổ chức mạng lưới thông tin nội bộ bằng điện thoại, máy bộ đàm ở các vị trí cần thiết, đảm bảo thông tin nhanh nhất khi có các sự cố.

- Ngoài ra, Công ty sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá lại về tay nghề định kì theo quy định của ngành và 6 tháng một lần tiến hành đánh giá về việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động với các quy định xử phạt, khen thưởng cụ thể. Đề ra các mức xử phạt nghiêm đối với các trường hợp bị phát hiện là không thực hiện các quy định về sử dụng bảo hộ lao động và các nội quy của an toàn và bảo vệ môi trường của nhà máy dù là nhỏ nhất.

Chương 5– CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Với định hướng phát triển bền vững, Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề ra trong báo cáo này.

Một phần của tài liệu Xây dựng Nhà Máy phôi thép Tuyên Quang (Trang 77)