- Cấp điện qua trạm chung 3,8 1,9 7,
4 Thị trường
4.1 Thị trường nguyên liệu 0
- Nguồn nguyên vật liệu 3,6 4,8 17,28
3,2 15,36
3,2 15,36
- Giá nguyên vật liệu 3,4 4,1 13,94
3,4 13,94 3,2 13,12 4.2 Thị trường tiêu thụ 0 - Vị trí trong thị trường 3,6 4,5 16,2 3,2 14,4 3,4 15,3 - Đặc điểm thị trường 3,4 4,9 16,66 2,8 13,72 3 14,7 5 Quan hệ xã hội 0
5.1 Đặc điểm người dân địa phương 3,2 4,4 14,08
2,8 12,32
2,6 11,44
5.2 Vị trí so với khu dân cư 3,4 5,1 17,34
3 15,6 3,6 18,36 5.3 Các nhà máy lân cận 3,6 5,5 19,8 3,2 17,6 3,4 18,7 6 Các nhân tố khác 0 - Chính sách nhà nước 3,4 4,6 15,64 3,4 15,64 3,2 14,72 - Thuế 3,2 5,1 16,32 3,4 17,34 3,4 17,34 TỔNG SỐ ĐIỂM 400 343,54 297,78 300,2 TỔNG % 100 85,885 74,445 75,05
ĐỊA ĐIỂM ĐƯỢC CHỌN X
Vậy ta sẽ chọn khu công nghiệp Phước Đông – Tây Ninh để xây dựng nhà máy kẹo cứng cam.
Khu công nghiệp Phước Đông – Tây Ninh: Khu liên hợp có tổng diện tích là 3158 ha, tọa lạc tại hai huyện Gò Dầu và Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Đường 782 xã Phước Đông, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh). Trong đó, diện tích đất phát triển khu công nghiệp là 2190 ha. Khu Công Nghiệp Phước Đông có vị trí thuận lợi về giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ. Tây Ninh là một tỉnh có đường biên giới quốc gia dài 240km, giáp 3 tỉnh của Campuchia, Tây Ninh giữ vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh, hai trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của Việt Nam và Campuchia. Tỉnh Tây Ninh là cửa ngõ phía Tây bằng đường bộ của các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang thị trường Campuchia, Thái Lan, ASEAN thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, và các cửa khẩu quốc gia khác.
Khu Công Nghiệp Phước Đông được chia thành hai khu: Khu công nghiệp Phước Đông A và Khu công nghiệp Phước Đông B.
Với vị trí thuận lợi, khu công nghiệp Phước Đông nằm giữa nhà máy đường Bourbon và các cơ sở sản xuất tinh bột sắn lớn nhỏ trong địa bàn tỉnh Tây Ninh, các nhà máy này có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho nhà máy, giảm chi phí vận chuyển. Vị trí khu công nghiệp Phước Đông chỉ cách thành phố 55km, do đó, thị trường tiêu thụ chính mà nhà máy hướng tới sẽ là thành phố Hồ Chí Minh, một thị trường lớn với nhu cầu về kẹo cao. Mặt khác, nó nằm gần tuyến đường Xuyên Á cho nên việc thông thương với nước bạn là Campuchia rất dễ dàng, và đây cũng là thị trường tiềm năng của nhà máy sản xuất kẹo.
Phương án di chuyển : đi bằng ô tô
Từ Trung tâm TPHCM --> đường Cộng Hòa --> rẻ phải ra đường Trường Chinh --> đến Ngã tư An Sương --> đi thẳng Quốc lộ 22 --> qua cầu An Hạ --> tiếp tục đi thẳng QL 22 --> Đến Cầu vượt Củ Chi --> đi thẳng Quốc lộ 22 --> đến Thị trấn Trảng Bàng --> quẹo phải vô đường 782 --> đến Khu Công nghiệp Phước Đông.
- Trung tâm TPHCM - Ngã tư An Sương: 10 Km
- Ngã tư An Sương - Cầu vượt Củ Chi: 21 Km
- Cầu vượt Củ Chi - Thị trấn Trảng Bàng: 15 Km
- Thị trấn Trảng Bàng - Khu Công Nghiệp Phước Đông: 9 Km
Chương III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 3.1. Quy trình sản xuất kẹo cứng
3.1.1. Nguyên lý sản xuất
Chuyển saccharose từ trạng thái kết tinh thành trạng thái vô định hình bằng cách hòa tan thành dung dịch rồi làm bốc hơi hơi nước trong dung dịch.tức là hòa saccharose thành dung dịch có nồng độ nhất định, rồi làm bốc hơi phần nước lớn trong dung dịch, chỉ giữ lại khoảng 3% nước trong khối kẹo.
Muốn nâng cao độ tan của dung dịch saccharose biện pháp trực tiếp nhất là thêm vào dung dịch một số muối như kali cacbonat, kali acetat, kali citrate và một số muối khác gọi là chất chống kết tinh. Phương pháp nâng cao độ tan của dung dịch saccharose để ngăn cản saccharose kết tinh trở lại được sử dụngd rộng rãi trong sản xuất kẹo hiện nay đó là sử dụng đường chuyển hóa là đơn giản nhất.
Sử dụng đường chuyển hóa bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. phương pháp trực tiếp là đơn giản, phù hợp sản xuất nhỏ, gián tiếp phức tạp hơn, nhưng quản lý được chặt chẽ, chất lượng sản phẩm dễ ổn định và phù hợp với quy mô sản xuất lớn.
Dùng mật timh bột làm chất chống kết tinh. Chất keo để tăng độ dính của sản phẩm, dextrin hoặc các chất có ngậm dextrin thường được dùng để phối liệu nấu kẹo cứng.