Tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay 1 Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp (Trang 63)

II.1. Tài nguyên nước

Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật. Nước ở tự nhiên không ngừng vận động và chuyển đổi trạng thái tạo nên chu trình nước trong tự nhiên. Nước bốc hơi rồi ngưng tụ thành hạt khi rơi thành mưa. Nước mưa rơi xuống mặt đất một phần bốc hơi, một phần tích đọng ở các ao hồ, phần khác tạo nên dòng chảy bề mặt rồi đổ ra biển. Toàn bộ năng lượng dùng trong chu trình nước tự nhiên đều do mặt trời cung cấp dưới dạng bức xạ. Nước thông qua chu trình vận động của mình đã tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, đồng thời điều hòa mọi yếu tố của khí hậu, đất đai và sinh vật

Nước cần cho nhu cầu sống của mọi cơ thể và chiếm tới 80 - 90% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người.

Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung phần lớn ở biển và đại dương (trên 97%) (1,348 tỷ km3), phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển. Trên 97% lượng nước của trái đất là nước mặn, khoảng 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,57% là nước ngầm, còn lại là nước sông, hồ,... Lượng nước trong khí quyển chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%.

Lượng mưa trên trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào địa hình và khí hậu. Theo các vùng khí hậu trên thế giới, ta có lượng mưa trung bình hàng năm như sau: hoang mạc dưới 120 mm, khí hậu khô 120 - 250 mm, khí hậu khô vừa 250 -500 mm, khí hậu ẩm vừa 500 - 1000 mm, khí hậu ẩm 1000 - 2000 mm, khí hậu rất ẩm trên 2000 mm.

Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn. Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần lượng nước khai thác năm 1960.

I.1.1. Sử dụng tài nguyên nước

Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như thuốc trừ sâu, hóa chất, kim loại nặng, vật chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh,...

Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2.000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy hằng năm trên các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3 (tương đương 27.100 m3/s), trong tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng là 536 km3/năm chiếm 63%.

Hiện nay khoảng 25% nguồn nước cấp là nước ngầm, trong tương lai, chắc chắn tỷ lệ này sẽ được tăng lên. Về chất lượng nước ngầm các vùng trên lãnh thổ đều đáp ứng các yêu cầu sử dụng, đặc biệt là cho nước sinh hoạt. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km3. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và 10 triệu m3 nước ngầm một ngày. Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên bình quân lượng nước sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200m3/người, vào loại trung bình thấp trên Thế giới.

Tài nguyên nước ở nước ta được sử dụng chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và thuỷ điện còn các nhu cầu khác sử dụng chưa nhiều:

II.1.1.1. Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp

Bao gồm nước tưới cho hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, cả nước có khoảng 80 hệ thống thủy nông lớn, vừa và nhỏ; 700 hồ đập lớn và vừa, 3.500 hồ đập nhỏ, 1.000 cống tưới tiêu và 2000 trạm bơm loại lớn. Các công trình thủy lợi chủ yếu khai thác tài nguyên nước mặt.

Để đảm bảo ổn định và tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, cùng với việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất thì thuỷ lợi cũng là một biện pháp quan trọng đầu tiên. Dự tính đến năm 2010 diện tích đất trồng lúa nước ta sẽ đạt 6,2 triệu ha (tăng 14% so với năm 1990) nhu cầu nước tương ứng sẽ tăng 72% (khoảng 370 tỷ m3).

Trong chăn nuôi gia súc gia cầm nhu cầu nước uống cho động vật, nước vệ sinh chuồng trại là rất lớn. Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu nước sử dụng cho chăn nuôi cũng sẽ tăng khoảng 4 đến 5 lần so với năm 1990.

Thủy sản nước ngọt là một nguồn lợi lớn của nước ta. Hiện nay cả nước có trên 500 nghìn ha mặt nước, hồ chứa sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Lượng nước sử dụng cho việc nuôi thả, thau rửa ao hồ mỗi năm dự tính khoảng

40.000 m3 trên 1 ha. Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của nước ta là rất lớn, hiện nay mới chỉ sử dụng hết khoảng 50%. Dự tính diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 sẽ tăng lên 3 lần so với năm 1990.

Ngoài tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm cũng đã được khai thác để tưới cho diện tích đất nông nghiệp, cho chăn nuôi ở nhiều vùng. Đặc biệt cho việc tưới cao su, cà phê vào mùa khô ở các tỉnh vùng núi phía Bắc miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

II.1.1.2. Tài nguyên nước sử dụng sản xuất điện

Nước ta có tiềm năng thủy điện dồi dào, với hơn 2.000 sông suối lớn, nhỏ phân bố trên khắp lãnh thổ. Tổng tiềm

năng lý thuyết nguồn thủy điện nước ta khoảng 308 tỷ Kwh. Trữ năng kỹ thuật thuỷ điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10 MW trở lên, có khoảng 360 vị trí lắp đặt máy, tổng công suất 17.500 MW. Ngoài ra chưa kể đến tiềm năng thủy điện nhỏ. Hiện nay sản lượng điện do thủy điện phát hàng năm khoảng 23,8 Kwh chiếm 51% tổng sản lượng điện phát ra của cả nước. Hiện nay nước ta có những nhà máy thủy điện lớn và vừa: Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ, Vĩnh Sơn, Yali, Đa Mi, Đại Ninh và Sông Hinh, với tổng công suất 18,62 tỷ Kwh cấp vào lưới điện quốc gia. Ngoài ra còn 13 công trình đang lập báo cáo khả thi để đưa vào xây dựng trong những năm sắp tới với công suất là 6.229 MW và tổng lượng điện phát là 27,6 tỷ KWh; 6 công trình đề xuất nghiên cứu với công suất là 1.258 MW và tổng lượng điện phát là 5,54 tỷ KWh; các trạm thuỷ điện nhỏ với công suất là 1.000 MW và tổng lượng điện phát là 2 tỷ KWh.

II.1.1.3. Tài nguyên nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp và dân cư

Sử dụng nước cho sinh hoạt được xem xét ở hai khu vực là thành thị và nông thôn. Nước ta có khoảng hơn 600 đô thị các loại và gần 100 khu công nghiệp tập trung với dân số khoảng 19 triệu 900 nghìn người, chiếm 25% dân số cả nước (năm 2002). Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch còn thấp mới chỉ đạt khoảng dưới 70%. Năm 1998, tổng lưu lượng cấp nước của 190 nhà máy là 2,6 triệu m3 ngày, trong đó nước ngầm khoảng 30%. Định hướng cấp nước đô thị của Bộ Xây dựng dự kiến đến năm 2010 là 8,8 triệu m3 ngày, đến năm 2020 là 15,94 triệu m3 ngày. Hiện nay, tiêu chuẩn định lượng nước cấp cho dân số đô thị còn thấp (từ 40-50 lít /người/ngày), lượng nước máy bị thất thoát còn lớn (60-70%) do hệ thống hạ tầng cấp nước xây dựng từ lâu, chắp vá, xuống cấp nghiêm trọng và quản lý kém.

Ở khu vực nông thôn, nơi có khoảng 75% dân số cả nước sinh sống. Trong số đó mới chỉ có 42% dân số được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, số còn lại phải sử dụng những nguồn nước hồ, ao, sông, suối,… không đảm bảo vệ sinh.

Việt Nam hiện cũng thuộc số các quốc gia thiếu nước, với mức bình quân chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm.

Việt Nam có 2360 con sông, có chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km2. Tổng lượng nước hàng năm chảy qua các sông, suối tới 835 tỷ m3, trong đó có 313 tỷ m3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam còn lại 522 tỷ m3 từ lãnh thổ các nước ngoài chảy vào nước ta. Tài nguyên nước dưới đất có trữ lượng động thiên nhiên toàn lãnh thổ khoảng 1500m3/s. Nguồn tài nguyên nước ngọt tính theo đầu người ở nước ta hiện nay vào loại trung bình thấp so với thế giới và tiếp tục bị suy giảm do dân số tăng nhanh.

Do đặc điểm địa lý nước ta kéo dài theo phương kinh tuyến, địa hình bị chia cắt mạnh đã tác động trực tiếp tới sự ảnh hưởng của các chế độ gió mùa, là nguyên nhân gây ra sự phân bố rất không đồng đều về TNN theo thời gian và không gian. Hàng năm lượng nước tập trung trong 3-4 tháng mùa mưa chiếm tới 70-75%, chỉ riêng một tháng cao điểm trong mùa mưa có thể chiếm tới 30%. Trong khi về mùa khô, lượng nước chỉ chiếm 25-30%. Chính sự phân bố không đều này là nguyên nhân gây ra lũ, úng, lụt và các đợt hạn hán nghiêm trọng. Thiên tai, lũ lụt, bão, úng ngập, hạn hán, chua phèn, xâm nhập mặn thường xuyên là mối đe doạ đối với sản xuất và đời sống dân cư nhiều vùng của nước ta. Do vậy, việc điều hoà phân phối nguồn nước, khai thác mặt lợi của nước và giảm thiểu tác hại do nước gây ra cần phải được quản lý thống nhất theo lưu vực sông.

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Suy thoái tài nguyên nước ngọt trên lưu vực sông được biểu hiện ơ sự suy giảm sút về số lượng và đặc biệt là chất lượng. Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước, cho nên suy thoái tài nguyên nước đã trở thành khá phổ biến đối với các lưu vực sông, vì vậy Việt Nam được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước ngọt suy thoái.

Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên nước ngọt ngày càng cạn kiệt và suy thoái, cần phân tích rõ các nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có các giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này

Mặt khác, do sự phân bố không đều giữa các mùa trong năm, giữa các vùng địa lý nên tình trạng khan hiếm nước cục bộ vẫn xẩy ra ở một số thành phố lớn, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vào các tháng mùa khô.

Tình trạng sử dụng dư thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô là 2 vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng nguồn tài nguyên này. Do vậy, cần sử dụng có hiệu quả, đảm bảo cân bằng nước, chống gây ô nhiễm nguồn nước.

II.1.2. Nguyên nhân cạn kiệt tài nguyên nước

Báo cáo của LHQ cũng đưa ra một số nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên nước ngọt đang cạn kiệt:

- Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của LHQ, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỷ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên mà việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn. - Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tốc độ phát triển kinh tế cao và sự thay đổi trong cách ăn uống của người dân bị đô thị hóa cũng là nguyên nhân hút cạn dần nguồn nước.

- Nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao, càng làm cạn kiệt nguồn nước. Hoạt động nông nghiệp của thế giới hiện sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khi đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Do tình trạng và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số.

- Rác thải gây ô nhiễm, khí hậu biến đổi và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác cũng khiến nguồn nước sạch khan hiếm dần. Có những dự báo cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm dần lên nên lưu lượng nước nhiều con sông ở châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15-50%. Hơn nữa, nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt, mà thường chảy ra biển thành nước mặn.

- Ngoài ra, nguồn nước khan hiếm còn do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 60% lượng nước thất thoát từ hệ thống ống dẫn nước hoặc chứa nước. Ngày càng xảy ra nhiều sự cố do vỡ đường ống nước, gây ra tình trạng khan hiếm nước ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống nhu cầu sử dụng nước tăng lên gấp nhiều lần. Chẳng hạn như trong khai thác mỏ, sản xuất nhiên liệu sinh học...

II.1.3. Một số biện pháp thiết thực bảo vệ tài nguyên nước

Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước ngọt, giảm thiểu khó khăn về suy thoái tài nguyên nước ngọt cho các lưu vực sông, trong đó Chiến lược tài nguyên nước của mình, các quốc gia đều coi trọng các biện pháp công trình và phi công trình.

Biện pháp công trình

Xây dựng các hồ chứa thượng lưu để điều tiết nguồn nước vận hành theo quy trình hợp lý đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung lưu và hạ lưu các lưu vực sông nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trì dòng chảy môi trường; trong điều kiện cần thiết và cho phép thì còn phải xây dựng các công trình chuyển nước lưu vực để giải quyết cho những vùng khan hiếm nước mà các nguồn nước trong lưu vực không đáp ứng được. Đến nay trên toàn thế giới, các hồ chứa có tổng dung tích điều tiết được 6.000 tỷ m3, chiếm 14% tổng lượng dòng chảy. Ở Việt Nam tổng dung tích điều tiết của hồ chứa đã và đang xây dựng cho đến nay đạt gần 30 tỷ m3, chiếm 9% tổng lượng dòng chảy nội địa.

Phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng và đẩy nguồn nước bẩn này đến những trạm xử lý; đẩy mạnh việc xây dựng các trạm xử lý nước tải và chất thải rắn tập trung và phân tán. Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hoà nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.

Biện pháp phi công trình

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Jonhannesburg - Nam Phi 2002, nước đã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển. Liên hợp Quốc lấy ngày 22-3 hàng năm là ngày quốc tế về nước để mọi người và các cơ quan chức năng nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc quản lý bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước. Công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được nhiều tiến bộ, tuy nhiên do tính chất phức tạp và mới mẻ nên đang được tiếp tục hoàn thiện.

Về tổ chức: Giữa tháng 3/2007, Chính phủ đã quyết định hợp nhất nhiệm vụ quản lý lưu vực sông vào chức năng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w