1- Phát triển hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Từ khi luật bảo vệ môi trường được ban hành ( 1994) , hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến các địa phương và các bộ/ngành đã hình thành và phát triển. Nhờ đó mà công tác bảo vệ môi trường trên toàn quốc đã được triển khai. Nhiều mô hình tự quản về môi trường ở một số địa phương và cộng đồng dân cư đã được tổ chức và phát huy tác dụng.
Tuy nhiên hệ thống tổ chức quản lý môi trường còn nhiều điều bất cập như: tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở cấp trung ương chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Lực lượng quản lý ở địa phương quá mỏng, thiếu hẳn tổ chức cần thiết ở cấp cơ sở như quận/huyện, phường/xã; tổ chức quản lý môi trường ở các bộ ngành hiện thiếu hoặc yếu về chất lượng. Ơ nước ta số lượng các bộ của Cục Môi trường chỉ có 70 người, số cán bộ quản lý ở các tỉnh trung bình 2-4 người, tính chung cả nước chỉ mới đạt tỷ lệ khoảng 4 người trên 1 triệu dân, trong khi đó tại các nước lân cận tỷ lệ này cao hơn nhiều lần, như Trung Quốc : 20 người/ 1 triệu dân, Thái Lan 30 người, Campuchia 55 người, và Malaysia 100 người.
2- Xây dựng chính sách , chiến lược và văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
Chính sách , chiến lược và văn bản pháp luật về BVMT
Trong những năm qua nhiều văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường đã được ban hành như luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 175 CP về "Hướng dẫn thi hành Luật BVMT, Nghị định 26/CP về "Xử phạt vi phạm hành chích trong lĩnh vực BVMT" và nhiều chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn về lĩnh vực môi trường do Thủ tướng chính phủ, các bộ/ngành và các địa phương đã được ban hành theo thẩm quyền.
Bên cạnh Luật BVMT, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng được ban hành, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoa học và Công nghệ, Quy định trách nhiệm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT cũng được đề cập và bổ sung ở nhiều bộ lụật khác , kể cả Bộ
luật Dân sự và Bộ luật Hình sự sửa đổi (1999) . Đặc biệt năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 36/CT-TW về "Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước". Tháng 7 năm 2000, Chiến lược BVMT quốc gia 2001-2010 cũng đã được trình lên chính phủ.
Công tác kế hoạch hoá về BVMT
Kế hoạch hàng năm, 5 năm về BVMT của các bộ, ngành, địa phương đều được xem xét và thảo luận với Bộ KHCN&MT để các nội dung nhiệm vụ BVMT phù hợp với nội dung kế hoạch chung của Nhà nước. Tuy vậy hiện nay công tác lập kế hoạch về BVMT ở các bộ, ngành, địa phương còn rất yếu: công tác xây dựng kế hoạch BVMT của các ngành, các cấp chưa có một phương pháp luận thống nhất, do đó nhiều kế hoạch đưa lên các cấp xét duyệt chưa hợp lý, gây khó khăn trong khâu xét duyệt cũng như thực hiện.
Đầu tư cho công tác BVMT
Trong những năm 1991-2000, vồn đầu tư cho công tác BVMT từ ngân sách nhà nước vào khoảng 2.000 tỷ đồng để thực hiện hơn 200 dự án, ước tính khoảng 150-200 tỷ đông/năm bao gồm cả công tác điều tra cơ bản, cải tạo, BVMT. Hàng năm trung bình khoảng 2% kinh phí chi cho hoạt động BVMT của các địa phương được lấy từ vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.
Do vốn đầu tư cho lĩnh vực môi trường còn hạn chế và chưa được hoạch định thành một nguồn vốn riêng nên rất khó có thể xác định, thống nhất việc quản lý sử dụng. Tác dụng và hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế , phân bổ vốn còn dàn trải, quản lý và phân cấp quản lý vốn chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế khuyến khích và huy động vốn từ các thành phần kinh tế và trong nhân dân.
Vốn viện trợ nước ngoài cho môi trường có chiều hướng tăng từ sau năm 1995. Số dự án viện trợ về môi trường trực tiếp cho các địa phương có tỷ lệ thấp, phần lớn tập trung ở các cơ quan trung ương.
Hợp tác quốc tế về BVMT
Trong thời gian qua nước ta đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế và khu vực nhằm hoà nhập với sự nghiệp BVMT của cộng đồng quốc tế và nâng cao năng lực BVMT quốc gia.
Việt Nam đến nay đã phê chuẩn 13 công ước quốc tế về môi trường và đang nổ lực thực hiện cam kết và nghĩa vụ của một nước thành viên.
Các công ước về môi trường mà Việt nam đã tham gia
STT Tên công ước Ngày VN là thành viên
1 Công ước liên quan đến bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên thế giói 19/10/1982 2 Công ước vê thông báo sớm các sự cố hạt nhân 29/9/1987 3 Công ước về hỗ trợ trong tường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về
phóng xạ
29/9/1997 4 Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng trong quốc tế, đặc 20/9/1989
biệt là nơi cư trú của các loài chim nước RAMSAR
5 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu biển MARPOL 29/8/1991 6 Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị
đe doạ (Công ước CITES)
20/1/1994
7 Nghi định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzon 26/1/1994
8 Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zon 26/1/1994
9 Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 5/7/1994
10 Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu 16/11/1994
11 Công ước về Đa dạng Sinh học 16/11/1994
12 Công ước về kiếm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc loại bỏ chúng ( Công ước Basel)
13/3/1995
13 Công ước chống sa mạc hoá 8/ 1998
3- Quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Công tác ĐTM trong thời gian qua đã đáp ứng kịp thời về mặt thể chế, chính sách nhằm tăng cường biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế song song với BVMT. Quy trình thẩm định ĐTM không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Với sự trợ giúp của các dự án do chính phủ Hà Lan và Canada tài trợ , nhiều đợt tập huấn nhằm nâng cao kỷ năng thẩm định báo cáo ĐTM cho các cấp trung ương và địa phương đã được tổ chức thực hiện có kết quả.
Tính đến tháng 6/2000, trên qui mô toàn quốc đã có 5.818 báo cáo ĐTM được thẩm định; 9.625 cơ sở đang hoạt động đã lập "Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường" và 350 dự án lập "Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường". Ơ cấp trung ương đã có 570 báo cáo ĐTM được thẩm định. Ngoài ra Bộ KHCN&MT cũng đã nhận xét về mặt môi trường cho 1.236 hồ sơ dự án ở giai đoạn xin cấp phép đầu tư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTM cũng còn nhiều tồn tại cần được khắc phục như: sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước trong quá trình lập và thẩm định báo cáo ĐTM và cấp phép đầu tư chưa tốt; nhiều công trình lớn mang tầm chiến lược như các chương trình quốc gia , các quy hoạch phát triển đã được phê duyệt mà không thông qua thẩm định báo cáo ĐTM; kinh phí cho việc lập và thẩm định báo cáo ĐTM chưa được nhà nước quy định rõ; công tác giám sát sau thẩm định hầu như chưa được triển khai ở cấp trung ương và còn yếu ở cấp điạ phương (Hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000) .
Quan trắc môi trường
Từ năm 1994, Bộ KHCN&MT đã bắt đầu xây dựng Mạng lưới các trạm quan trắc và phân tích môi trường quốc gia và đến năm 1999 đã có 19 trạm được thành lập theo cơ chế phối thuộc giữa Bộ KHCN&MT và 8 bộ/ngành/địa phương liên quan. Từ năm 1995 mạng lưới quốc gia đã tiến hành quan trắc thường xuyên các thành phần môi
trường nước lục địa, nước biển, không khí, đất, mưa a xit, phóng xạ trên địa bàn khoảng 40 địa phương, tỉnh, thành. Kết qủa quan trắc đã được sử dụng cho báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm và cung cấp cho một số mục đích quản lý khác. Đã có 12 địa phương xây dựng được trạm quản trắc môi trường và nhiều địa phương đã có kế hoạch quan trắc định kỳ để phục vụ các mục tiêu quản lý môi trương tại địa phương.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường
Về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trong thời gian qua đã đề xuất các phương án kiểm soát ô nhiễm các vùng kinh tế trọng điểm; nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường các vùng trọng điểm sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, thuỷ sản; định hướng quy hoạch vùng sản xuất an toàn và đề xuất quy trình kiểm soát ô nhiễm.
Bộ KHCN&MT đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan khẩn trương triển khai Đề án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tinh thần Chỉ thị 36/CT-TW.
Tiến hành kiểm kê, đánh giá nguồn thải trên phạm vi toàn quốc. Tiến hành thống kê, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất quy hoạch tổng thể các cở sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên cả nước; đánh giá tổng quan tình hình sử dụng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở nước ta.
Những khó khăn trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm là : hệ thống văn bản quy định pháp luật về quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục sự cố còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa được tuân thủ một cách nghiêm minh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc xử lý chất thải còn rất thiếu; việc đầu tư kinh phí cho xây dựng bãi chôn lấp thất thải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh còn hạn chế.
Thanh tra nhà nước về môi trường
Hệ thống thanh tra nhà nước về BVMT đã được thành lập từ trung ương đến địa phương và hoạt động của các tổ chức thanh tra các cấp đã từng bước đi vào nề nếp, mang lại hiệu quả bước đầu.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 3 năm gần đây (1977 đến 1999) , thanh tra môi trường các cấp đã thanh tra được 17.741 cơ sở, trong đó xử phạt vi phạm hành chính về BVMT 6.510 cơ sở. Hàng năm thanh tra môi trường các cấp đã giải quyết hàng nghìn đơn, thư khiếu nại. Năm 1999, thanh tra Cục Môi trường và thanh tra của một số sở KHCN&MT đã buộc các cơ sở gây ô nhiễm làm thiệt hại tới môi trường và sức khoẻ nhân dân thực hiện đền bù với tổng số tiền là 1.367.320.000 đồng. Số lượng cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về BVMT đã giảm dần theo năm. Năm 1997 số cơ sở bị xét phạt về BVMT chiếm 47% số cơ sở thanh tra, năm 1999 chỉ có 23%.
4- Giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường
Vấn đề truyền thông và nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân đã được đề cập đến tại hầu hết các quy định luật pháp và chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhiều hình thức hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về môi trường đã được thực hiện tại hầu khắp các vùng và qua các phương tiện truyển thông như báo chí, phát thanh, truyền hình đạt những kết quả bước đầu. Tuy nhiên kiến thức và nhận thức về môi trường và phát triển bền
vững chưa được nâng cao cho các nhà ra quyết định, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng. Các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị và xã hội, cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ môi trường (Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010).
Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống giáo dục ở các cấp học, bậc học. Các thông tin về môi trường, về chính sách, pháp luật chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng.
Tình trạng này còn kéo dài và sẽ tạo ra rất nhiều phức tạp, nhầm lẫn, sai sót trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng.
Kết luận
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, đi theo là đô thị hoá, cùng với sự gia tăng dân số nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo và lạc hậu ở nước ta đã và đang gây ra áp lực ngày càng nặng nề lên môi trường và tại nguyên thiên nhiên. Làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và hoài vọng của nhân dân vào sự nghiệp phát triển của đất nước mà không tàn phá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ được môi trường trong lành, để xây dựng được một nền kinh tế mạnh từ một nền kinh tế còn yếu kém? Đây là nhiệm vụ to lớn và đầy khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ này , đòi hỏi phải có một chương trình lâu dài dựa trên những nguyên tắc về sinh thái (bảo tồn) và kinh tế (phát triển).
Chúng ta cũng nhận thức được rằng tương lai và phúc lợi của nhân dân Việt Nam tuỳ thuộc vào khả năng sản xuất của tài nguyên và môi trường Việt nam, và khi chúng ta làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị giảm sút, môi trường bị suy thoái là chúng ta đã làm giảm khả năng, triển vọng và nguồn lực cho sự phát triển.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể động viên được toàn thể nhân dân dựa vào sức mình để gìn giữ và khai thác một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính họ, cho lợi ích của chính họ qua nhận thức sâu sắc về tính chất quan trọng của nhiệm vụ đó. Để đạt được kết quả trên, cần thiết phải nâng cao nhận thức cho nhân dân về môi trường, điều mà hiện nay chúng ta đang cố gắng thực hiện.
Như đã nói ở các phần trên, Việt nam đang đứng trước những khó khăn trong qúa trình phát triển, do những thảm hoạ về sinh thái gây ra do sức ép dân số, do quy hoạch và quản lý còn kém hiệu quả. Bằng cách học tập kinh nghiệm của các nước khác và phân tích các mẫu hình thất bại và thành công của quá trình phát triển của chính mình, nước ta đã chọn một cách phát triển mới, tập trung vào kế hoạch hoá gia đình, sớm ổn định dân số và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khôn khéo hơn, để đạt được những mục tiêu phát triển trong đó vấn đề môi trường đóng vai trò quan trọng.
Đây là nhiệm vụ chủ yếu và là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng chúng ta lạc quan về triển vọng tương lai của mình, bởi vì chúng ta tin chắc rằng những tai hoạ nói trên là không thể tránh khỏi, rằng tài nguyên cơ bản của đất nước chúng ta còn có thể tái tạo, và bản thân dân tộc Việt nam có đủ sức, đủ ý thức kỷ luật và tài năng để đối phó với những thách thức mới đang đe dọa mình.