Một số giải pháp.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp (Trang 51)

V. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 1 Giáo dục môi trường

3. Một số giải pháp.

3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng dân số:

Xác định những thách thức hiện hữu đặt ra cho dân số Việt Nam, đề án “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam giai đoạn 2007 - 2020” đưa ra 7 giải pháp.

Đầu tiên là giải pháp về chính sách và tổ chức quản lý. Đó là các chính sách duy trì mức sinh hợp lý để có cơ cấu dân số đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và phúc lợi xã hội; kiểm soát tỉ lệ giới tính khi sinh; hỗ trợ cá nhân, gia đình có các vấn đề về bệnh di truyền; nâng cao phúc lợi xã hội; đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho người di cư.

Giải pháp tiếp theo được đưa ra là nhóm các hoạt động truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi để tạo sự cam kết ủng hộ của các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các tổ chức xã hội về chương trình nâng cao chất lượng dân số; tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng; đào tạo, cung cấp thiết bị cho các trung tâm tư vấn, dịch vụ dân số cấp tỉnh, thành phố.

Nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam và trình độ dân trí cũng là hai nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng dân số trong thời điểm hiện tại. Đây là giải pháp yêu cầu có sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia của ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, đề án đưa ra 3 giải pháp tiếp theo: Xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần; Tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ nâng cao chất lượng dân số.

Ngoài những giải pháp chung cho vấn đề này, theo những phân tích ở trên, chúng ta cần xây dựng một giải pháp riêng cho yếu tố môi trường với việc nâng cao chất lượng dân số.

Như đã nêu ở phần mở đầu, chất lượng môi trường có tác động qua lại với chất lượng dân số. Nâng cao chất lượng môi trường nghĩa là nâng cao chất lượng dân số, và để nâng cao được chất lượng môi trường, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của người dân.

Nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác hại, những rủi ro mà ô nhiễm môi trường, phá hủy môi trường mang đến cho con người. Theo điều 6 chương I: những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích, gồm các hoạt động như sau:

1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.

4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô zôn.

5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.

6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.

7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.

8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.

10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.

11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. 12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Đây là những giải pháp để thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, theo điều 7 chương I: những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Cần thực hiện triệt để, ngăn chặn và có biện pháp xử lý kịp thời, đúng luật, có sức răn đe cho những kẻ hủy hoại môi trường.

Trong khi thực hiện bảo vệ môi trường, cần có sự tham gia của toàn dân. Các cấp chính quyền chỉ đạo phải làm tốt công tác của mình, tránh lạm dụng chức quyền tư lợi cá nhân, xử phạt nghiêm minh những cán bộ vi phạm. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, kêu gọi người dân cùng tham gia bảo vệ môi trường. Cùng với đó là việc hợp tác ký kết chung bảo vệ môi trường giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung, không của riêng một cá nhân hay tổ chức nào, và vấn đề môi trường đang trở nên bức bách, là vấn đề của toàn cầu. Yêu cầu cần có sự hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ mới đảm bảo thực hiện được tốt, chất lượng môi trường ngày một nâng cao.

DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w