NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH CỤ THỂ:

Một phần của tài liệu ho so to (Trang 34 - 38)

Để thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2008-2009, Trường THPT Hiệp Thành đưa ra một số nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể sau:

1. Thực hiện nề nếp dạy học:

a) Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, quy chế chuyên môn:

- Thực hiện Kế hoạch giáo dục năm học với 37 tuần thực học. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, bảo đảm yêu cầu thí nghiệm, thực hành, hướng nghiệp.

- Thống nhất quy chế làm việc giữa BGH và Tổ trưởng CM: Tổ trưởng CM xây dựng kế hoạch của tổ được BGH thông qua. BGH kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (dự giờ, kiểm tra hồ sơ, đánh giá, xếp loại giáo viên...).

- Thực hiện kế hoạch hoá: kế hoạch năm học, tháng; kế hoạch ngoại khoá; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá của tổ CM, đánh giá giáo viên: + Quy định các nền nếp chuyên môn.

+ Quy định hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn, của giáo viên.

- Tổ chức cho học tập nội quy của Bộ GD&ĐT, của trường, các tiêu chí đánh giá thi đua của tập thể lớp, cá nhân học sinh.

b) Cải tiến hoạt động chuyên môn:

Tổ chuyên môn sinh hoạt một tháng 2 lần, nhóm chuyên môn 2 tuần một lần, thời gian tối thiểu 90 phút, tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Đánh giá công tác tháng qua, triển khai công tác tháng tới.

- Thống nhất mục đích yêu cầu các tiết dạy, xác định kiến thức trọng tâm, phương pháp dạy, thống nhất nội dung từng tiết dạy, tách tiết đối với những bài nhiều tiết, nội dung các bài kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp các tiết khó dạy.

- Rút kinh nghiệm giờ thực tập.

- Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo các chuyên đề. - Chỉ tiêu mỗi tháng mỗi tổ phải trao đổi chuyên môn, chuyên đề: 1- 2 lần.

- Tích cực ứng dụng CNTT trong soạn giảng bài giảng điện tử, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.

2. Chỉ đạo thực hiện chương trình:

- Thực hiện nghiêm túc theo phân phối chương trình, bảo đảm dạy đúng, dạy đủ kiến thức cơ bản trong SGK và thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn về chuyên môn của Bộ và Sở GD - ĐT.

- Cuối mỗi học kỳ rà soát thực hiên chương trình của giáo viên bộ môn để có kế hoạch học bù. Cấm giáo viên gộp, bỏ tiết.

- Nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng chương trình phân ban. Thực hiện đúng, đủ các giờ học tự chọn.

3. Đổi mới phương pháp dạy - học:

1. Đổi mới khâu soạn bài, khâu lên lớp, cách đánh giá học sinh. Yêu cầu giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn và nghiệp vụ, tích cực soạn bài giảng

điện tử. Mỗi GV một học kì phải soạn giảng được ít nhất 1bài giảng điện tử, mỗi Tổ CM một học kì phải chọn được 3-bài giảng điện tự để thao giảng, rút kinh nghiệm.

2. Tổ chuyên môn tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm, chú trọng khâu hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài. Phát huy tinh thần góp ý thẳng thắn, chân thành trong nhận xét đánh giá giờ dạy, tránh hình thức nể nang.

3. Tổ chức thao giảng, kết hợp hội thảo các chuyên đề nhân các ngày lễ lớn: 20/10; 20/11; 22/12; 26/3... Chọn các giáo viên đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi tham gia.

4. Chuẩn bị và tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp đánh giá đề tài sáng kiến kinh nghiệm để đánh giá giáo viên đăng ký dự thi GV dạy giỏi các cấp (BGH phối hợp với Công đoàn để tổ chức và đánh giá).

5. Cùng với Đoàn trường triển khai trong học sinh báo cáo kinh nghiệm học tập bộ môn. Từ đó xây dựng các báo cáo điển hình để tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp học tập trong học sinh.

6. Chỉ đạo các tổ tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, yêu cầu GV cập nhật điểm vào Sổ Gọi tên và Ghi điểm, vào hệ thống nhập điểm mạng nội bộ kịp thời, chính xác.

7. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực đổi mới chương trình , đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá giai đoạn 2009 - 2010.

4. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tăng cường công tác ngoạikhóa: khóa:

1. Tổ chức khảo sát, rà soát số học sinh yếu kém ở các lớp, các khối; giao cho giáo viên bộ môn giảng dạy ở các lớp đó lên kế hoạch và phụ đạo cho học sinh; BGH kết hợp với Tổ CM kiểm tra việc thực hiện và kết quả thực hiện. Riêng khối 12 triển khai học ôn, phụ đạo vào sáng chủ nhật, đúng đối tượng và có sự thoả thuận giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường (theo Nghị quyết Đại hội Ban đại diện Hội CMHS trường).

2. Tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: (K12, K11). - Khảo sát, chọn đội tuyển học sinh giỏi.

- Lên lịch, thời gian bồi dưỡng. - Nôi dung bồi dưỡng.

- Phân công giáo viên bồi dưỡng.

3. Đổi mới nội dung, hình thức ngoại khoá phù hợp với đối tượng, tạo hứng thú học bộ môn.

Học kỳ I: nhóm Lý ;. Học kỳ II: nhóm Toán

5. Công tác thư viện, thiết bị:

- Cán bộ thư viên, phụ trách thiết bị sắp xếp thiết bị gọn gàng, khoa học để tiện khi sử dụng.

- Có kế hoạch, tham mưu mua sắm sách, thiết bị định kì. Giới thiệu cho cán bộ, giáo viên, học sinh mượn và sử dụng trong giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy, học.

- Lập hồ sơ: Xây dựng kế hoạch năm học, sổ mượn và theo giỏi sử dụng đồ dùng của giáo viên, cuối tháng có tổng hợp báo cáo với Ban giám hiệu kiểm tra.

- Tổ chuyên môn đề xuất mua sắm sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Tạo điều kiện cho cán bộ phụ trách thư viên, giáo viên phụ trách thiết bị học tập, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cập nhật hồ sơ thư viện, thiết bị vào máy tính, quản lí công tác mượn - đọc tài liệu, sử dụng thiết bị dạy học trên máy tính.

6. Công tác kiểm tra đánh giá:

1. Kiểm tra thường xuyên thực hiện nền nếp dạy và học của giáo viên và học sinh thông qua Tổ CM và Ban giám hiệu trực.

2. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn mỗi giáo viên 2 lần trong một năm học:

Lần 1: Kiểm ra toàn thể GV trong tháng 11/2009 để phát hiện những sai sót kịp thời sửa chữa, bổ sung.

Lần 2: Kiểm tra chéo giữa các Tổ chuyên môn vào tháng 4/2010. Ngoài ra tổ trưởng còn kiểm tra đột xuất.

3. Dự giờ, kiểm tra giờ dạy của giáo viên: Dự giờ đột xuất, dự giờ thực tập cùng Tổ trưởng chuyên môn và tổ chức đánh giá giờ dạy theo đúng các chuẩn mực.

4. Kiểm tra định kỳ: Mỗi tháng kiểm tra đánh giá toàn diện 1giáo viên. Cuối tháng kiểm tra Sổ đầu bài, Sổ Gọi tên và Ghi điểm, Sổ báo giảng.

5. Kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên mỗi học kỳ 7- 8 giáo viên.

6. Kiểm tra các hoạt động của các tổ chuyên môn, thư viện, việc sử dụng thiết bị trong các phòng chức năng- mỗi học kỳ một lần, có đánh giá xếp loại.

7. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ:

1. Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể về tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng thường xuyên và được đăng ký ở tổ chuyên môn.

2. Mỗi giáo viên phải xây dựng ý thức rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, chuẩn bị tốt các chuyên đề, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

3. Tổ chuyên môn mỗi năm xây dựng và thực hiện có chất lượng hai chuyên đề, được đăng ký với nhà trường từ đầu năm học.

4. Tham gia, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn tham gia dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ do Sở GD - ĐT tổ chức và giao lưu học tập với các đơn vị bạn.

5. Giao cho Tổ Tin học cùng các giáo viên cốt cán bộ môn có kế hoạch tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT trong soạn giảng bài giảng điện tử, trong giảng dạy, trong công tác kiểm tra và đánh giá (mỗi học kì ít nhất 2 lần).

6. BGH, tổ CM lên kế hoạch tổ chức dự giờ bài giảng điện tử của giáo viên.

7. Tổ chức thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường, chọn giáo viên tham gia dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.

8. Công tác chỉ đạo thực hiên chương trình phân ban:

- Tăng trưởng cơ sở vật chất: phòng học, thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu... phục vụ cho dạy học.

- Phân ban: cố gắng phân ban đáp ứng nguyên vọng của học sinh trong điều kiện cụ thể của nhà trường

- Thực hiên nghiêm túc chương trình GDTrH theo hướng dẫn của Bộ và của Sở. - Tổ chức dạy học tự chọn theo hướng dẫn của Bộ, Sở và quy định của Trường. - Nghiệm thu, sử dụng và bảo quản tốt thiết bị phân ban.

- Triển khai tốt công tác học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm về việc thực hiện chương trình phân ban trong từng học kì.

9. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lí chuyên môn, trong công tácgiảng dạy và học tập: giảng dạy và học tập:

a) Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lí:

- Ban giám hiệu nhà trường sử dụng phầm mềm xếp thời khoá biểu TKB 6.0 và phần mềm quản lý trường học SSM 2.0.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, cập nhật thông tin qua hệ thống email @moet.edu.vn

- Quản lí tốt Website, diễn đàn trên Website của nhà trường về nội dung cả hình thức. Sử dụng hiệu quả mạng nội bộ của trường, hộp thư công tác của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong công việc.

b) Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học:

- Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên trong trường.

- Yêu cầu giáo viên tích cực soạn giảng, sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy.

- Hướng dẫn cán bộ, giáo viên sử dụng các phần mềm ứng dụng để phục vụ công tác chuyên môn; cập nhật điểm bộ môn vào hệ thống quản lý điểm của nhà trường

- Tạo kho dữ liệu, thư mục dùng chung, thư mục chia sẽ cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu, trao đổi chuyên môn và nghiệp vụ.

- Hướng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác, chia sẽ nguồn thông tin trên mạng Internet. Sử dụng hiệu quả Website của nhà trường trong công tác, thường xuyên cập nhật hộp email cá nhân, hộp email đơn vị để nắm bắt kế hoạch, công việc để thực hiện.

- Bước đầu thành lập hệ thổng Sổ điểm điện tử, Học bạ điện tử của học sinh.

- Tích cực hướng dẫn học sinh, trao đổi và giúp cho tự học thông qua diễn đàn trên Website nhà trường.

- Yêu cấu tất cả các đối tượng sử dụng phải có ý thức đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin của đơn vị; có ý thức phòng chóng virus khi sử dụng.

- Tích cực phối hợp với Ban công nghệ thông tin trường học nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí, trong giảng dạy.

10. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tao; Kế hoạch số 1346/KH-SGDĐT ngày 25/8/2008 và công văn số 1347/SGD&ĐT ngày 25/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường.

- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, xây dựng môi trường thân thiện giữa cán bộ với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh và các cơ quan ban ngành liên quan.

Trên đây là Kế hoạch chuyên môn năm học 2008-2009 của Trường THPT số 1 Bố Trạch. Kế hoạch này có thể còn điều chỉnh một số điểm cho phù hợp kế hoạch chung của Sở và phù hợp vớí tình hình của Trường trong từng thời điểm.

PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010TỔ TOÁN-LÍ TỔ TOÁN-LÍ

Một phần của tài liệu ho so to (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w