1. ĐA DẠNG DI TRUYỀN Ở NGÔ
-. Sự đa dạng di truyền ở cây ngô được thể hiện ở tất cả các tính
trạng của cây, bông cờ và bắp.
-. Các nghiên cứu cho thấy ngô có mức ộ sai khác về di truyền
rất lớn trong cùng một quần thể hay các quần thể chéo nhau.
-. Các nghiên cứu ở mức độ phân tử cũng cho thấy mức độ đa
dạng của ngô cao hơn 3-10 lần so với các cây thân thảo khác.
-. Các nhà chọn giống đã dựa vào sự đa dạng tự nhiên để lựa
chọn các giống/loài tốt, từ đó cải tiến nhằm nâng cao chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của giống.
5/5/1562 62
- Cây ngô là loài cây giao phấn điển hình, quần thể rất đa dạng
và dị hợp tử về kiểu gen vì thế những thông tin về đa dạng di truyền của các nguồn gen là rất cần thiết và vô cùng hữu ích trong công tác đánh giá dòng, phân nhóm ƯTL và dự đoán tổ hợp lai ưu tú có khả năng cho năng suất cao.
- Ngày nay, có khoảng 15000 mẫu ngô được thu thập từ các
nước khác nhau trên thế giới( Ngô Hữu Tình và cs, 1997 ).
- Ở Việt Nam, nguồn gen ngô được bảo tồn tại viện nghiên cứu
ngô với khoảng 400 mẫu giống thụ phấn tự do: 3000 dòng tự phối và được trồng ở khắp các vùng miền trong nước
5/5/1563 63
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO BIẾN DỊ5/5/15 5/5/15 64 1 ĐỘT BIẾN 2 3 CHUYỂN, NẠP GEN LAI TẠO
2.1. TẠO BIẾN DỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN
Khái niệm
• Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền của tế bào (Nhiễm sắc thể, ADN) dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có thể di truyền cho đời sau.
Ý nghĩa
• Bằng phương pháp đột biến có thể thay đổi,cải tiến những tính trạng đơn gen và đa gen.
• Được áp dụng thành công để tạo ra những giống kháng sâu bệnh, các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, cải tiến hàm lượng các chất có ích, tăng chất lượng sản phẩm , tăng năng suất.
• Các thể đột biến tạo thành được sử dụng trực tiếp làm giống mới hoặc sử dụng gián tiếp làm vật liệu bố mẹ cho phương pháp lai.
5/5/1565 65
Các tác nhân gây đột biến: