kiệm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến Xương
TGTK là nguồn tiền nhàn rỗi, tạm thời chưa có mục đích sử dụng trong hiện tại, thu hút được nguồn tiền này sẽ giúp ngân hàng tăng được nguồn vốn một cách nhanh chóng, phát triển trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên đây cũng là loại nguồn vốn rất nhạy cảm. Bất kỳ biến cố nào của thị trường (tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chính trị an ninh,...), văn hóa, thói quen,...đều có thể làm thay đổi lượng tiền gửi tiết kiệm. Nắm được tâm lý, thị hếu của dân cư NHNo&PTNT huyện Kiến Xương luôn chủ động, kịp thời đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược đảm bảo lòng tin trong nhân dân, thu hút một lượng đông đảo khách hàng.
- NHNo&PTNT huyện Kiến Xương được thành lập từ năm 1988, là NHTM nhà nước duy nhất trên địa bàn huyện. Với lịch sử 25 năm thành lập ngân hàng đã tạo được một lòng tin và uy tín vững chắc trong nhân dân trên địa bàn huyện nói riêng, trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung. Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Kiến Xương đã vươn ra chiếm lĩnh bình quân 43% thị phần, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.
- 9 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã trả lại 53 món tiền thừa với số tiền 84,468 triệu đồng, món cao nhất là 20 triệu đồng cho khách hàng. Đã phát hiện và thu giữ 11 món tiền giả với số tiền 1,6 triệu đồng nộp kịp thời về NHNN. Điều đó cho thấy công tác kiểm tra trong giao dịch của ngân hàng được thực hiện một cách chặt chẽ, tránh thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng.
- Ngân hàng cũng đã có những kế hoạch, chương trình huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
- Địa điểm, không gian giao dịch luôn được cải tiến thuận tiện, tạo sự thoải mái và gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng. Hàng năm NHNo&PTNT huyện Kiến Xương gửi phiếu khảo sát đến khách hàng để tìm hiểu mức độ hài lòng về chất lượng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã cung ứng qua đó biết được nhu cầu về những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng chưa nhận ở hiện tại và mong muốn được sử dụng trong tương lai.
- Cải tiến trang thiết bị, đổi mới tác phong giao dịch, thao tác nhanh chóng, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.1.2. Mức tăng trưởng về quy mô tiền gửi tiết kiệm
Mức tăng trưởng về quy mô tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến Xương được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm nội tệ
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SS 2012/2011 SS 2013/2012 Giá trị % Giá trị % TGTK 327,8 467,5 564 139,7 42,62 96,5 20,64
Qua bảng 2.3, ta thấy nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm mà chi nhánh huy động tăng 2011-2013. Cụ thể năm 2012, chi nhánh huy động được 467,5 tỷ đồng TGTK tăng so với năm 2011 là 139,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 42,62%. Sang năm 2013 TGTK tăng 20,64% so với 2012, tức là tăng 96,5 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong công tác huy động vốn TGTK. Việc vốn TGTK tăng là do năm 2012 lãi suất cơ bản phát huy vai trò của nó trong cơ chế điều hành lãi suất; lãi suất biến động mạnh, đã có thời điểm lãi suất của các ngân hàng cao ngất ngưởng. Các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động, tăng các chương trình khuyến mại, hấp dẫn. Và đó cũng là nguyên nhân khách quan khiến vốn TGTK huy động được tăng lên.
Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn huy động TGTK trong tổng nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị trọngTỷ (%) Tổng NVHĐ 378 100 539,8 100 680,3 100 TGTK 327,8 86,72 467,5 86,61 564 82,91 Tiền gửi TCKT 13,7 3,63 28,2 5,22 55,4 8,14 Tiền gửi TCTD khác 0,23 0,06 0,85 0,16 1,73 0,25 Tiền gửi KBNN 10,37 2,74 23,25 4,31 34,37 5,05
Ngoại tệ huy động quy
đổi VND 25,9 6,85 20 3,71 24,8 3,65
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh 2011- 2013 của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Qua bảng trên ta thấy, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm. Về số tuyệt đối TGTK tăng 2011- 2013 tức là tăng từ 327,8 tỷ đồng của năm 2011 lên 467,5 tỷ đồng năm 2012 và năm 2013 là 564 tỷ đồng. Nhưng về tỷ lệ thì biến động giảm dần, TGTK từ 86,72% năm 2011, năm 2012 giảm xuống 86,61% và năm 2013 chỉ chiếm 82,91%. Điều đó cho thấy ngân hàng đã tích cực thực hiện hoạt động TGTK để huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Lãi suất cao hơn thì người gửi tiền sẽ gửi tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, ảnh hưởng của lãi suất đến phản ứng của người gửi tiền không phải
lúc nào cũng theo chiều thuận và có thể không giống nhau giữa các thời kỳ. Điều này xem ra khá đúng ở Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến Xương nói riêng trong năm 2013 trở lại đây trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục giảm nhưng huy động tiền gửi vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng khá tốt.
Theo NHNN, tính đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND từ dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012. Một trong những nguyên nhân chính là vì người dân đã có một thời gian quen với xu hướng giảm liên tục của lãi suất cùng với lạm phát tăng thấp và không có dấu hiệu bùng phát như mấy năm về trước. Cho thấy chính sách lãi suất linh hoạt giai đoạn 2012 – 2013 đã tác động tích cực trực tiếp tới hành vi người gửi tiền và lượng tiền gửi: Lãi suất giảm góp phần giảm chi phí tín dụng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với ngân hàng, lãi suất giảm nhưng hệ thống vẫn duy trì được nguồn vốn ổn định từ dân cư với cấu trúc tiền gửi thay đổi theo hướng ổn định và tích cực hơn.
2.2.1.3. Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm
• Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị % Giá trị % TGTK 327,8 467,5 564 139,7 42,62 96,5 20,64 TG KKH 4,3 6,9 13,5 2,6 60,47 6,6 95,65 TG < 12t 297,6 413,4 459,7 115,8 38,91 46,3 11,2 TG ≥ 12t 25,9 47,2 90,8 21,3 82,24 43,6 92,37
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh 2011- 2013 của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Từ bảng 2.5 ta nhận thấy, trong cơ cấu của TGTK thì TG KKH luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, luôn < 3%. TGTK không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất ít vì lãi suất TGTK bằng lãi suất tiền gửi thanh toán nên đa số khách hàng để tiền trong tài khoản nhằm thuận tiện cho việc thanh toán và sử các dịch vụ ngân hàng. TGTK có kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn đặc biệt loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, do loại tiền gửi này lãi suất cao hơn không kỳ hạn và có khoảng thời gian gửi linh hoạt.
Biểu đồ 2.2: Tăng giảm tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Từ đồ thị trên, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng của TGTK có kỳ hạn lớn hơn hoặc bằng 12 tháng có tốc độ tăng nhanh. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2011 đạt 297,6 tỷ đồng chiếm 90,79% tổng vốn TGTK huy động. Tương tự năm 2012, tiền gửi dưới 12 tháng chiếm 88,67% tương ứng 413,4 tỷ đồng trong tổng TGTK. Sang tới năm 2013, nguồn vốn này chiếm 81,52%, như vậy tốc độ tăng trưởng của tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng đã giảm đi, tỷ lệ tăng từ 38,91% của năm 2012 chỉ còn 11,2% của năm 2013. Trong khi tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng và không kỳ hạn tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy ngân hàng đang nỗ lực điều chỉnh cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn để phù hợp với chiến lược kinh doanh, giúp ngân hàng thuận lợi thực hiện các nghiệp vụ, giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
• Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo loại tiền
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng TGTK 327,8 100 467,5 100 564 100
Nội tệ 301,9 92,1 447,5 95,72 543,7 96,4
Ngoại tệ quy đổi 25,9 7,9 20 4,19 20,3 3,6
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh 2011- 2013 của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Qua bảng 2.6 ta thấy, vốn huy động TGTK của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương chủ yếu bằng nội tệ. Doanh số huy động vốn bằng VND và ngoại tệ quy đổi VND có xu hướng tăng lên qua từng năm. Ngoại tệ mà ngân hàng huy động chủ yếu vẫn là USD và EUR. Vốn huy động TGTK bằng VND chiếm tỷ trọng trung bình 94,74% trong tổng huy động TGTK và tăng trưởng qua các năm. Nguồn huy động ngoại tệ có sự tăng về giá trị vốn huy động nhưng tỷ trọng của loại tiền này trong tổng huy động TGTK lai giảm 2011-2013. Sở dĩ nội tệ chiếm ưu thế qua các năm do đặc thù của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương. Khách hàng chủ yếu là cá nhân trên địa bàn huyện làm ngành nghề kinh doanh nhỏ, nông dân, viên chức,...không có nhu cầu dùng ngoại tệ lớn. Việc nội tệ chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ NHNo&PTNT huyện Kiến Xương đang hoạt động đúng hướng, phù hợp chính sách quản lý ngoại hối của NHNN.
2.2.1.4. Chi phí huy động vốn
Dựa vào chi phí huy động có thể đánh giá được hiệu quả huy động vốn nói chung và vốn TGTK nói riêng. Ngân hàng có khả năng thu về lợi nhuận cao hơn, rủi ro thấp hơn khi mà chi phí huy động thấp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn kịp thời nhất. Chi phí gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi, trong đó chi phí phi lãi gồm chi phí tiếp cận khách hàng, chi phí mở rộng mạng lưới, chi phí đổi mới,...khoản chi này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tổng chi phí huy động hằng năm của ngân hàng.
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Chi phí trả lãi tiền gửi 39,491 44,917 39,567 5,426 13,74 -5,35 -11,91 TGTK 327,8 467,5 564 139,7 42,62 96,5 20,64 Chi phí trả lãi bình quân (%) 12,05 9,61 7,015 -2,44 -20,25 -1,995 -22,14
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh 2011- 2013 của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chi phí trả lãi bình quân trên mỗi đồng vốn tiền gửi tiết kiệm huy động được giảm qua các năm. Trong năm 2011 các ngân hàng đua nhau đẩy lãi suất lên mức cao kỷ lục nhằm thu hút tiền gửi tại ngân hàng của mình, do đó trong năm 2011 chi phí trả lãi lại cao hơn các năm khác. Từ năm 2012 do các bất ổn của thị trường đồng tiền mất giá, bất động sản đóng băng, giá vàng cao diễn biến phức tạp,...Sự điều chỉnh hạ lãi suất huy động của NHNN khiến cho chi phí trả lãi giảm. Trong một vài năm trở lại đây, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng gia tăng làm cho tình hình biến động lãi suất ngày càng sôi động. Năm 2012 lãi suất huy động đã bắt đầu "hạ nhiệt" nhưng chi phí trả lãi tiền gửi vẫn tăng từ 39,491 tỷ đồng của năm 2011 đã tăng lên 44,917 tỷ đồng vào năm 2012. Nhưng sang tới năm 2013 chi phí đã giảm xuống, do sự bất ổn của nền kinh tế, các chính sách kinh tế điều chỉnh của Nhà nước.
2.2.1.5. Sự phù hợp giữa nhu cầu vốn TGTK với việc sử dụng vốn
Nguồn vốn huy động tăng chưa đủ để đánh giá nguồn vốn ấy có đạt hiệu quả hay không. Nếu hoạt động cho vay không được thực hiện thì nguồn vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường, ngân hàng sẽ mất đi một lượng khách hàng lớn. Do vậy để đạt được mục tiêu lợi nhuận, an toàn thì phải có sự phù hợp giữa quy mô, cơ cấu, thời hạn và quan tâm đến chi phí huy động.
Bảng 2.9: Cân đối giữa huy động vốn TGTK và việc sử dụng vốn
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Vốn TGTK 327,8 467,5 564
2 Dư nợ 475,78 517,28 618,46
3 Chênh lệch (2-1) 147,98 49,78 54,46
4 TGTK/Tổng dư nợ (%) 68,9 90,38 91,19
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh 2011- 2013 của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, trong cả ba năm gần đây chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến Xương đã thực hiện tốt phương châm huy động để cho vay, hạn chế sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên. Năm 2011 nguồn vốn TGTK huy động được đáp ứng được 68,9% nhu cầu cho vay. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt 90,38% và 91,19% của năm 2013.
Bảng 2.10: Chênh lệch thu chi lãi 2011-2013
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Lãi suất huy động (%) 12,6 10,88 7
2 Lãi suất cho vay (%) 19,26 15,6 11,5
3 Chênh lệch (%) 6,6 4,72 4,5
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh 2011- 2013 của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Biểu đồ 2.3 : chênh lệch thu chi lãi qua các năm
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy, qua ba năm lãi suất cho vay thực dương, thể hiện qua chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào luôn lớn hơn 0. Tuy nhiên xu hướng chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp. Năm 2011, chênh lệch lãi
suất 6,6% năm chiếm 34,25 so lãi cho vay, năm 2012 chỉ tiêu này là 4,72% chỉ chiếm 30,26% và năm 2013 chênh lệch 4,5% năm. Đây là sự biến động tất yếu để cạnh tranh, tồn tại và phát triển của ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay.