Những mặt hạn chế, tồn tại.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất mặt hàng lâm sản tại công ty cổ phần lâm sản Nghệ An (Trang 56)

- Thủ quỹ: Theo dõi ttình htình thu chi tiền mặt hàng ngày thông qua phiếu thu chi tiền mặt, cuối tháng tính ra số tồn quỹ Quản lý tiền mặt trong các quỹ thông qua số

3.1.2Những mặt hạn chế, tồn tại.

c. Nguyên vật liệu

3.1.2Những mặt hạn chế, tồn tại.

Công tác kế toán tại Công ty cổ phần lâm sản Nghệ An đã thực hiện một cách có hiệu quả, đảm bảo theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Nhưng bên cạnh những mặt mạng ưu điểm trong bộ máy tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất nói riêng thì vẫn còn nhưng mặt hạn chế tồn tại cần phải hoàn thiện như:

Về tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán

Kế toán kiêm quá nhiều công việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, có thể tạo sự lẫn lộn trong công tác hạch toán.

Việc sử dụng các chứng từ ghi sổ nên việc ghi chép trùng lặp và được ghi vào cuối tháng nên thường dồn dập

Về công tác kế toán quản trị: Kế toán quản trị ngày càng đóng một vai trò quan trọng

bởi không chỉ thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin quán khứ mà còn thu nhận, xử lý cung cấp thông tin mang tính chất dự báo tương lai phục vụ cho yêu cầu quàn lý. Nhưng trong hệ thống kế toán của công ty thì chưa chú trọng đến vai trò của kế toán quản trị. Do đó hạn chế trong việc dự báo cung cấp thông tin về tình hình sản xuất trong công ty.

Về phân loại và hạch toán các khoản mục chi phí: Công ty tiến hành phân loại chi phí

theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Theo đó chi phí sản xuất trong công ty bao gồm chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp. Công ty đã xác định chi phí nhân công vào chi phí gián tiếp và phân bổ theo tỷ lệ chi phí NVL của đơn đặt hàng là cưa hợp lý. Trên thực tế chi phí nhân công có thể theo dõi và tập hợp theo từng đơn đặt hàng, mặt khác một đơn đặt hàng có thể có chi phí NVL lớn nhưng lại không cần nhiều công nhân sản xuất vì còn tuỳ thuộc vào loại NVL dùng cho sản phẩm.

Về việc trích khấu hao TSCĐ: Công ty trích khấu hao cho tất cả các TSCĐ đều theo

phương pháp đường thẳng, trong khi có những TSCĐ có cường độ hoạt động rất cao, mức độ hao mòn vô hình cũng rất lớn do công nghệ ngày càng hiện đại. Do dó đòi hỏi việc thu hồi vốn nhanh để đầu tư TSCĐ mới.

Về tính giá xuất kho: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước

là chưa hợp lý mà công ty nên tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân. Điều đó phản ánh chính xác giá thành nguyên liệu, vật liệu xuất dùng tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất.

Về việc tồ chức và luân chuyển chứng từ: Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Nghệ An có văn

phòng làm việc và 2 phân xưởng sản xuất tách biệt nhau nên việc tập hợp, theo dõi và luân chuyển chứng từ gặp nhiều khó khăn. Theo quy định của công ty thì các phiếu xuất kho, nhập kho được thủ kho lập và giao lại cho kế toán theo định kỳ hàng tuần vào các ngày đầu tuần, tuy nhiên công việc này thường kéo dài hơn có khi là vài tuần hoặc 1 tháng thủ kho mới tập hợp PXK, NK và giao cho kế toán, điều này gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, tính giá, dễ gây sai sót. Mặt

khác địa bàn hoạt động của công ty tương đối rộng, khách hàng của công ty không chi ở địa bàn thành phố vinh mà còn ở nhưng huyện, thị xã, địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hoá. ,, vì vậy các hợp đồng và hoá đơn GTGT đều gửi bằng đường bưu điện, gây nhiều khó khăn trong hạch toán kế toán cũng như lưu trữ giữ liệu.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất mặt hàng lâm sản tại công ty cổ phần lâm sản Nghệ An (Trang 56)