HƯỚNG NGHIỆP TRONG THẾ KỶ

Một phần của tài liệu Dự thảo : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA MÔN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở THPT VỚI CÁC CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP (Trang 42)

. 2 Về tiêu chí chất xám của bạn :

HƯỚNG NGHIỆP TRONG THẾ KỶ

Các nhà hoạch định chiến lược về giáo dục hướng nghiệp trong các trường học ở Mỹ, Singgapore… vẫn luôn luôn động não tìm tòi để canh tân các kỹ năng hướng nghiệp phù hợp với những xu thế mới. Đó là xu thế bùng nổ tính sáng tạo và tính toàn cầu trong thời đại @, xu thế bùng nổ những chất liệu thông tin đi kèm với những chất liệu tâm lý trong thời kỳ hội nhập. Họ quan niệm, giáo dục hướng nghiệp trong thế kỷ 21 vừa phải kích thích, lại vừa chuẩn bị đón đầu những xu thế đó, để góp phần kiến tạo một đội ngũ nhân lực mới hơn, mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, thích ứng hơn với quy mô hội nhập rất đa dạng của toàn cầu.

Chính vì nỗi lo “nước Mỹ có thể bị thua sút trong tương lai” mà gần đây, chính quyền Tổng Thống G. Bush đã ban hành đạo luật “No Child Left Behind” (NCLB :

Không trẻ em nào bị tụt hậu). Theo đó, một cơ quan đặc biệt được chính phủ lập ra, gọi là Ủy Ban mới về kỹ năng của lực lượng lao động Mỹ (NCSAW : New Commission on the Skills of the American Workforce)[Đây là mt hi đồng có quyn lc cao, gm 4 thành phn : các y viên giáo dc ca hai đảng Cng hòa và Dân ch, các nhà giáo dc có uy tín cao, các nhà lãnh đạo doanh nghip tm c, các nhà hoch định chính sách trong chính ph Hoa K].

Dưới góc độ giáo dục hướng nghiệp, Ủy ban này (NCSAW) phê phán nhà trường Mỹ hiện nay đang dạy, học và sinh hoạt trong một môi trường tuy “mở” nhưng vẫn còn cách biệt với thế giới bên ngoài, nhất là thế giới phương Đông và thế giới Hồi giáo. Xã hội và thế giới đang thay đổi quá nhanh và quá nhiều, trong khi nhà trường Mỹ chẳng đổi thay bao nhiêu. Dù trên thực tế, nhà trường Mỹ trong hơn một thế kỷ qua đã thay đổi không ít, từ việc xóa bỏ lối học kinh điển (từ chương) đến việc gắn kết với môi trường sản xuất và sinh hoạt bên ngoài, để phát huy tiềm năng sáng tạo và thâm nhập cuộc sống, nhưng nay họ thấy như vậy vẫn chưa đủ. Từ những phân tích thực tế, họ khẳng định rằng : Chỉ thế thôi thì nước Mỹ đang rất thiếu một nền giáo dục thích ứng cao với thế kỷ 21 – thế kỷ toàn cầu hóa với đại công nghệ thông tin. Bởi vì, theo họ, nền giáo dục hiện nay không chỉ khiến một bộ phận HS ra trường sẽ bị tụt hậu và do đó không thể “xài” được trong hội nhập quốc tế. Đã vậy, lối giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn sản sinh ra những người lao động mang nặng đầu óc cá nhân, không biết cách hợp tác theo đồng đội, chưa mạnh mẽ về ý thức cộng đồng. Hơn nữa, một bộ phận HS còn mơ hồ khi phân biệt giữa tốt-xấu, thiện-ác, đúng-sai. Trong lĩnh vực sáng tạo, kiểu giáo dục lỗi thời thường chỉ nhấn mạnh cách tư duy phản biện và cách giải quyết vấn đề từ các tình huống cụ thể mà coi nhẹ các tình hhống trừu tượng (ngoài khuôn khổ, ngoài dưđoán…). Cho nên, Ủy ban NCSAW vạch rõ : Nền kinh tế theo chiều hướng toàn cầu hóa hiện nay và mai sau đòi hỏi rất cao ở người lao động trí óc (lao động theo công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và kỹ thuật số). Tại đó, nhân lực được đào tạo không những phải có trình độ chuyên nghiệp tinh thông ở mức cao, còn phải vững vàng về các kỹ năng hội nhập (họ gọi là kỹ năng của thế kỷ 21). Ủy ban NCSAW đã chỉ ra những kỹ năng cụ thể sau đây dành cho mọi người đang học tập, lao động, hướng nghiệp và hành nghề :

Một phần của tài liệu Dự thảo : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA MÔN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở THPT VỚI CÁC CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP (Trang 42)