Về tiêu chí thu nhập của bạn :

Một phần của tài liệu Dự thảo : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA MÔN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở THPT VỚI CÁC CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP (Trang 37)

. 2 Về tiêu chí chất xám của bạn :

4.Về tiêu chí thu nhập của bạn :

Đương nhiên, khi xét tới giá trị nghề, không phải ai cũng nghĩ rằng, nghề nào có thu nhập cao hơn, thì nghềđó có “giá” hơn. Đành rằng, đó chỉ là một quan niệm thiển cận và đậm đặc “hơi đồng”. Vâng, rất nhiều ngành nghề không “đậm đặc hơi đồng”. Nhưng, khi làm việc trong những nghềđó, nếu ai nói rằng, không mấy quan tâm đến thu nhập, có lẽ người đó đã không thật lòng, và cũng không thực tế. Phải quan tâm đến thu nhập, nhất là khi còn thực sự thiếu thốn. Điều này không thể bị coi là quá thực dụng, nếu ta không đi quá đà, không cực đoan.

Tuy vậy, cũng nên thấy rằng, nghề nghiệp có giá trị nhân văn cao là nghề mà trong đó, nó khích lệ người hành nghề phải luôn luôn đặt vị trí của đồng tiền dưới giá trị của nhân tính, đặt vị trí của thu nhập dưới giá trị của nhân cách. Đa số những nghề công vụ và dịch vụ thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội–nhân văn có một ý nghĩa cao thượng như vậy.

Nhiều ngành nghề KHXH&NV hiện nay có một dấu hiệu đáng mừng : Trong số những người thực sự đang thành đạt về mặt thu nhập, có người được trả công rất cao. Nhiều vị lên lớp mỗi giờ được trả vài trăm ngàn đồng, có khi được trả 1.000.000đ cho một buổi tư vấn 2 giờ. Hơn thế, có vịđược chi trảđến vài trăm đôla cho một buổi thuyết trình chỉ 3 giờ, lại còn được nhiều nơi mời gọi. Nhiều nhà báo, nhà văn mỗi tháng thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng. Nhiều văn nghệ sĩ có tiền cat-sê lên tới hàng nghìn đôla cho mỗi suất diễn… Tín hiệu vui đó có thể còn được lan rộng sang một sốđồng nghiệp khác vừa đậm đà chất xám, vừa được nhiều thiện cảm.

Chỉ có hai điều mà Jack Canfield lưu ý ta nên tránh (nếu bạn muốn thực sự thành đạt trong thu nhập và trong nhiều thứ khác) :

- Đừng đểquá mt mi vì chạy theo thu nhập, dẫn đến căng thẳng và bất an. - Đừng đểmt thin cm… nếu vô tình ta đã đòi hỏi quá đáng khi hành nghề. Mặt khác, để hiểu đúng giá trị của thu nhập và duy trì được kết quả thu nhập, xin chớ quên lời cảnh báo của Jack Canfield là : đừng LẠM CHI & HOANG PHÍ.

o O o

Khi tư vấn hướng nghiệp cho nhiều học sinh - sinh viên và cả những người đã tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ. doanh nhân… đang làm việc, nhiều lần tôi được hỏi

những câu đại loại như : “Đâu là chun giá trị của một nghề ?”, hoặc “Đâu là tâm đim của giá trị nghề ?”

Tôi ghi lại đây hai lời đáp, như hai dòng ý tưởng nêu ra, chỉđể các bạn rộng đường tham khảo :

* Chuẩn giá trị của mọi ngành nghề lương thiện là tính nhân bản của nó, thể hiện ở mục đích phục vụ của nó. Người hành nghề theo “giá trị chuẩn” của nghề phải là người có thái độ tốt về công v (phục vụ công ích và phục vu ïlợi ích chính đáng của đốí tác), có lương tri và giàu năng lực để chuyên nghiệp hóa công việc

của mình. Người đó không cứ phải là người có được “sự thành đạt” theo danh

nghĩa, hình thức; cũng không cứ là người lắm tiền nhiều của.

* Tâm điểm của giá trị nghề không thuộc về ngành nghề cao hay thấp, giàu hay nghèo, thời thượng hay chìm lắng... mà tùy thuộc vào ý thức và cách thức hành xử cao đẹp của người hành nghề trong mọi tình huống nghề nghiệp. Trong cách thức hành xử, thái độ hành x được đặt cao hơn và có giá trị nhiều hơn kỹ năng hành xử. Đó là điểm son đậm nhất, và được tôn lên ở vị thế cao nhất trong những kết quả thành đạt của người hành nghề.

Vâng, có lẽ, những điều vừa nói trên không chỉ là những giá trị nghề, còn là những GIÁ TRỊ SỐNG mà qua thực tế trải nghiệm, thấy phù hợp với xu thế tiến bộ trong thời buổi hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Dự thảo : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CỦA MÔN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở THPT VỚI CÁC CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP (Trang 37)