Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận - Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.doc (Trang 36 - 37)

dự án FDI tại Việt Nam

Trong hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu cuang như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời tiếp tục khẳng điịnh vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và thực sự đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 10,3% của năm năm 1996-2000. Trong thời ký 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09 (15%). Trong 2 năm 2006 vằ 2007 là trên 17% (năm 2006: 17,02%; năm 2007: 17,66%)

Nếu trong giai đoạn 1991-1995, tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30 % doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 29,7 tỷ USD(trong đó giá trị xuất khẩu không tính đâu thô đạt 10.59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu ) tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. trong gia đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD( trong đó xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước. trong 2 năm 2006-2007 giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 ty USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Năm 2008, tổng giá trị doanh thu đạt 50,5 tỷ USD, tăng 26,2% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt khoảng 25 tỷ USD, tăng24,9 % so với năm trước.

Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cung gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,2 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000. gấp hơn 8 lần so với năm năm trước. Trong năm năm 2001-2005, giá trị trên

đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với 5 năm trước. Trong đó năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, tính cả dầu thô thì tỉ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị (nêus tính cả dầu thô) đạt 23 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,7 tỷ USD,chiếm 58,6% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD (tăng 24,6% so với năm 2007).

Tuy những năm đầu thi hành luật đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua thu nộp nhân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt qua ngưỡng 1tỷ USD từ năm 2005(đạt 1,29 tỷ USD)tăng 39,5% so với năm trước và 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt qua mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09()10%. Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của nhà nước ta nên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996- 2000(đạt 1,49 ty USD). Lý do một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã qua thời gian hưởng ưu đãi thuế của nhà nước. giai đoạn 2001-2005 khu vực này đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,47 tỷ USD, băng cả 5 năm 1996-2000. như vậy trong 3 năm 2006-2008 các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ USD.

Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến 2007 có trên 1,16 triệu lao động trực tiếp, chưa kể đến số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ, mà theo kết quả điều tra của ngân hàng thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tăng lên qua từng giai đoạn. từ 21 van người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn vào cuối năm 2000, tăng 80% so vơií 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước. Điều này thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khhai dự án tăng lên. Trog 3 năm 2006-2008, các doanh nghiệp FDI tạo việc làm mới cho 37000 lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp đạt gần 1,5 triệu người(năm 2006: 1,13 triệu người; năm 2007: 0,14 triệu người;, năm 2008: 0,16 triệu người)

Một phần của tài liệu Khóa luận - Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.doc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w