ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước quảng bá thương hiệu, sản phẩm
Trực tiếp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm, các sở giao dịch hàng hoá ở các vùng trọng điểm trong nước. Đầu tư cho việc thuê mặt bằng, trang thiết bị và nhân lực để hình thành các trung tâm thương mại Việt Nam ở các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Đặc biệt chú trọng đến hiệu quả
đầu tư, cải tiến quy trình tuyển chọn nhà thầu xây dựng cơ bản. Công khai hoá và mình bạch hoá thủ tục đấu thầu, nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý nhà nước các công trình cơ sở hạ tầng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tiêu cực và thất thoát có thể xảy ra. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU, có cơ hội ký kết được các hợp đồng kinh doanh lớn và dài hạn.
Có các cơ chế chính sách đảm bảo hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh theo cơ chế kinh tế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các thể chế tài chính, tín dụng với các doanh nghiệp để hình thành mối quan hệ hợp tác mới đảm bảo sự bình đẳng và các bên đều có lợi.
3.3.5 Ổn định tỷ giá hối đoái
Cần phải điều tiết sự thay đổi tỷ giá sao cho hợp lý để có thể vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất – kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; vừa đảm bảo phục vụ cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát. Phải tranh thủ gia tăng tích luỹ ngoại tệ. Để làm được cần:
Dự trữ ngoại tệ ít nhất phải tăng tương xứng với nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là ngân hàng nhà nước. Xem xét, lựa chọn phương án khả thi cho việc xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ, chủ yếu đối với những đồng tiền mạnh hiện nay như: Dollar Mỹ, đồng Euro, Yên của Nhật,..
Từng bước xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý, môi trường hoạt động nhằm đưa nghiệp vụ thị trường mở lên đúng vị trí của nó trong việc can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối: Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và thu hút nguồn ngoạt tệ vào, kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn.
Để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ lãi suất tái chiết khấu trong hoạt động can thiệp, điều chỉnh tỷ giá cũng sẽ là con đường tự do hóa tài khoản vốn mà trước hết là các giao dịch vốn ngắn hạn, đầu tư gián tiếp và cũng chính là con đường từng bước đưa đồng Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi.
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu từ khi thành lập đến nay đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, trong đó xuất khẩu chiếm 65%. Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, thông qua xuất khẩu các quốc gia có được nguồn ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước tranh thủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để hoạt động xuất khẩu đạt được thành công cần đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, công ty Prosimex đã rất chú trọng tới công tác đàm phán xuất khẩu. Với những nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex và với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập, tôi cố gắng đưa ra những nét nổi bật trong việc thực hiện công tác đàm phán xuất khẩu của công ty. Từ đó, tôi phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đàm phán kí hợp đồng xuất khẩu tại công ty Prosimex.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể công ty cổ phần xuất nhập khẩu Prosimex đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài chuyên đề này.
Một lần nữa tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Hoàng Đức Thân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình viết bài.
Dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và thời gian có hạn nên bài chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô, bạn bè để tôi có thể hoàn thiện bài làm hơn.
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Trang 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty trang ………16 2. Biểu đồ1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2009 ………25 3. Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng các phương thức đàm phán năm 2009 ….42 4. Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2008, 2009, 2010
……….. 22
5. Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo nhóm hàng ……….. 23 6. Bảng3: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty từ các năm 2008- 2010 ... 24
7. Bảng 4: Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm hàng giai đoạn 2008-2010 ….26 8. Bảng 5: Cơ cấu nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2008-2010 ……..27 9. Bảng 6: Cơ cấu nhân sự của công ty theo các chỉ tiêu12/2010 ………30 10. Bảng 7: Chỉ tiêu kế hoạch 2011 ……….30 11. Bảng 8: Cơ cấu nhân sự của công ty theo các chỉ tiêu 12/2010 ……….32
12. Bảng 9: Tình hình áp dụng các phương thức đàm phán giai đoạn 2008- 2010
………42 13.Bảng 10: Chỉ tiêu kế hoạch 2011 ………..54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hoàng Đức Thân-Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh – Nhà xuất bản thống kê
2 Trần Văn Chu - Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 3 Đàm phán trong kinh doanh quốc tế - Nhà xuất bản lao động xã hội 4 Đỗ Đức Bình & Bùi Anh Tuấn - Giáo trình kinh doanh quốc tế
5 Kỹ năng đàm phán và thuyết trình trong kinh doanh – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
6 Nguyễn Xuân Thơm & Nguyễn Văn Hồng - Kỹ thuật đàm phán thương mại quốc tế
7 Báo cáo tổng kết năm 2009 công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex
8 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Prosimex (2008- 2010)
9 Quyết định 778/KTĐN/TCCB thành lập công ty cổ phần Prosimex (25/11/1989)
10 Quyết định 448/TM/TCCB của bộ thương mại (23/4/1993) 11 Quyết định 0626/1999/QĐ-BTM (25/5/1999)
12 Quyết định 2792/QĐ-BTM của bộ thương mại phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
13 Web: - Thutuchaiquan.com.vn -Phapluat24h.vn…
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1 Chương 1 : Những cơ sở chung về đàm phán ký kêt hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...3
1.1.1 Khái niệm đàm phán trong kinh doanh quốc tế...3 1.2 Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex ...12
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty...14 1.2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty...15 1.2.4 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...16 1.3 Thực trạng chung về công tác đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu ở Việt Nam...19
Chương 2 : Thực trạng công tác đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu ở công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...22
2.1 Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex từ năm 2008-2010...22 2.1.1 Thực trạng xuất khẩu ...22 2.1.2 Thực trạng nhập khẩu của công ty...27 2.1.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...29 2.2 Phân tích thực trạng công tác đàm phán kí hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...30
2.2.1 Khái quát về hợp đồng và các đối tác đàm phán...30 2.2.2 Thực trạng tổ chức công tác đàm phán kí hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...32 2.2.3 Các phương thức đàm phán...42 2.3 Đánh giá thực trạng công tác đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...45
2.3.1 Mặt được...45 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân...46
Chương 3 : Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác đàm phán kí hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex ...51
3.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu Prosimex...51
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn ...51
3.1.2 Mục tiêu phát triển...54
3.1.3 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần...55
3.2 Biện pháp hoàn thiện công tác đàm phán kí hợp đồng xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex...57
3.2.1 Biện pháp trước mắt...57
3.2.2 Biện pháp dài hạn...60
3.3 Kiến nghị một số điều kiện thực hiện...65
3.3.1 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và nhà nước...65
3.3.2 Thiết lập quan hệ thương mại với các tổ chức quốc tế, với các quốc gia khác trên thế giới...65
3.3.3 Hoàn thiện các hệ thống cung cấp thông tin cho doanh nghiệp...66
3.3.4 Tổ chức hội chợ triển lãm thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước quảng bá thương hiệu, sản phẩm. 68 3.3.5 Ổn định tỷ giá hối đoái ...69