Những triển vọng về thị trường thẻ ViệtNam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Công Thương Hà Nội (VIETINBANK) (Trang 37)

4. Đánh giá hoạt động phát hành và thanh thẻ tại ngân hàng Công thương Hà Nội:

4.4. Những triển vọng về thị trường thẻ ViệtNam

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá ổn định và đang trên đà phát triển. Hệ thống NHTM Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể đặc biệt trong công nghệ thanh toán ngân hàng, đưa những phương thức thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường Việt Nam, đồng thời đưa các hoạt động của ngân hàng Việt Nam vào thương trường quốc tế. Bối cảnh kinh tế thuận lợi này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều nhân tố tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ thẻ tín dụng - một phương tiện thanh toán thuận lợi, được chấp nhận rộng rãi - dần mở rộng phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ.

Đầu tiên phải kể đến là công nghệ tin học đang có điều kiện phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đây là một cơ sở tốt để tạo ra sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán. Nhận thức cũng như kiến thức của xã hội về công nghệ cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Chúng ta đã là nước có mức thu nhập bình quân trung bình, khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư tuy vẫn còn lớn nhưng chắc chắn bộ phận dân cư có mức thu nhập cao sẽ ngày càng tăng lên. Thêm vào đó, ngoài việc kiến thức xã hội về công nghệ được phát triển một cách tự nhiên cùng với quá trình hội nhập và bước tiến của khoa học cũng có nhiều thay đổi tiến bộ theo hướng thuận lợi cho ứng dụng sản phẩm mang tính công nghệ như

19,60%(2009) dân số trong cả nước, trong đó có một tỷ lệ cao những người đang học tập và công tác ở độ tuổi dưới 45 có những kiến thức cơ bản về tin học và khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Như vậy, sau 5 - 7 năm nữa, đối tượng có khả năng tiếp nhận sản phẩm mới sẽ được mở rộng ra lứa tuổi dưới 50 - 52 tuổi và chiếm tỷ trọng lớn trong những người trong độ tuổi lao động ở thành thị. Cùng với thu nhập tăng, quỹ chi tiêu thường ngày của người dân cũng tăng tạo điều kiện cho họ dễ dàng chấp nhận sử dụng những dịch vụ ngân hàng và phương tiện thanh toán mới.

Môi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn với sự ra đời của các trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, các cửa hàng tự chọn sẽ làm thay đổi tập quán người tiêu dùng, tạo điều kiện để ứng dụng các cộng cụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Một nhân tố không thể thiếu là môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn tạo nên nền tảng cho việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Nhà nước ta có chủ trương thực hiện nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống pháp luật; Chính phủ chắc chắn sẽ có những biện pháp nghiêm minh hơn về pháp luật để xây dựng hệ thống văn bản dưới luật; công khai hoá thu nhập của mọi người dân; có giải pháp huy động, không lãng phí tiền nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chủ trương mang tính nguyên tắc mở đường cho các NHTM mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nhằm tăng tính cạnh tranh và khả năng cạnh tranh và hội nhập của các NHTM. Trong điều kiện ấy, các quy chế liên quan đến tín dụng, thanh toán, quản lý ngoại hối, kế toán còn nhiều vấn đề trở ngại cho việc phát hành và thanh toán thẻ chắc chắn sẽ được bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện.

Với những điều kiện thuận lợi về mọi mặt, trong những năm tới đây, dịch vụ thẻ thanh toán sẽ có những bước chuyển biến tích cực. Đó là chưa kể đến tốc độ tăng trưởng ổn định của hoạt động kinh doanh thẻ những năm gần đây, có thể dự báo một thị trường đầy tiềm năng cho thẻ tín dụng tại Việt nam của Vietcombank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung. Thành công bước đầu trong công tác thanh toán thẻ là đã vượt qua được tình trạng trì trệ làm giảm lòng tin của khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán kịp thời, an toàn, chính xác có thể sánh với nhiều nước trong khu vực.

Trong tương lai không xa, thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư. Hạn mức tín dụng và thanh toán thẻ sẽ hạ thấp hơn hiện nay để mở rộng cho chi tiêu nội địa. Thẻ thanh toán sẽ không chỉ được sử dụng để rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các dịch vụ ngân hàng khác mà còn có thể sử dụng để gọi điện thoại, sử dụng như chứng minh thư nhân dân… và tiến tới cũng sẽ phát hành loại thẻ liên kết giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp như bưu điện, xăng dầu, hàng không.

Với nhu cầu sử dụng thẻ phát triển, mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ cũng sẽ mở rộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thẻ sẽ được chấp nhận để trả tiền dịch vụ điện nước, xăng dầu, thanh toán cước phí điện thoại, thanh toán học phí,…

Dịch vụ thương mại điện tử cũng sẽ phát triển ở Việt Nam và thẻ sẽ là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất trong loại hình giao dịch này. Số lượng cơ sở chấp nhận thẻ sẽ không chỉ dừng lại ở con số hàng nghìn mà sẽ đạt tới hàng trăm nghìn . Lượng giao dịch thanh toán thẻ được xử lý tự động đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro cho hoạt động thẻ dự báo sẽ đạt tới khoảng 90%.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Công Thương Hà Nội (VIETINBANK) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w